Nhật Ký
|
@ School Fall
Fest
Sept 16, 2006
Tự Khúc
Gọi Người
Mùa Em
Combative
Writer Oriana Fallaci Dies
Nhà văn chiến
đấu Oriana Fallaci mất
By THE ASSOCIATED PRESS
During the
Vietnam War, she was sometimes photographed in
fatigues and a helmet; her rucksack bore handwritten instructions to
return her
body to the Italian Ambassador “if K.I.A.” [killed in action].
In these
images she looked as slight and vulnerable as a child. [The
New Yorker]
Trong Cuộc
Chiến Việt Nam, những bức hình của bà đôi khi lộ vẻ mệt mỏi,
với cái nón sắt, chiếc ba lô, và với những dòng di chúc viết tay: Xin
đưa xác tôi tới Toà Đại Sứ Ý, nếu tôi bị giết trong khi hành nghề ký
giả. Trong những bức hình như thế trông bà chẳng khác gì một đứa bé,
rất dễ bị thương tổn.
*
DTH: The Trouble Maker
Còn dưới đây là chân dung
của
The Agitator: Oriana Fallaci
Fallaci in Milan,
in 1958. Her cunning intelligence and bold aggressiveness—
coupled with good
looks and European chic—made her an unsettling interviewer
[Sự thông minh quá quắt, quỷ quyệt, thói hung hăng con bọ xít - cộng vẻ
nhìn thật dễ ưa, và cái thói nịnh đầm của Âu Châu - đã làm bà trở thành
một phỏng vấn gia đệ nhất hạng, đếch có ai sánh bằng]
"Whether it comes from a
despotic
sovereign or an
elected president, from a murderous general or a beloved leader, I see
power as
an inhuman and hateful phenomenon.... I have always looked on
disobedience
toward the oppressive as the only way to use the miracle of having been
born."
Nguồn
[Người Nữu Ước
số đề ngày 5 Tháng Sáu
2006]
Me-xừ Trịnh Lữ, và cả
me-xừ Nguyễn Quí Đức, chắc là
đều chưa
từng nghe đến tên Fallaci, nhà nữ phỏng vấn gia chính trị thần sầu
nhất, sắc
bén nhất, của hai thập niên, [từ giữa thập niên 60 tới giữa thập niên
80].
Kissinger đã
từng than, đó là cuộc nói chuyện thê thảm nhất
mà tôi đã ngu si dính vô, [ngu si, vì Vua Đi Đêm bị phỉnh, là bài phỏng
vấn sẽ
được đem vô đền thờ những vị thần của giới báo chí].
Tạm dịch câu của Fallaci, để
tặng Kẻ Quấy Rối:
“Bất kể là
thằng cha nào, cho dù Tổng Bí Thư hay Tổng Thống do dân bầu,
cho dù Tướng Sát Nhân hay Nhà Lãnh Đạo Đáng Yêu, Người Cầm Lái Vĩ Đại,
Cha Già Dân Tộc.... tôi đều tởm, như tởm
quyền
lực, một thứ bất nhân đáng ghét. Tôi luôn nhìn kẻ áp bức, thằng
có
quyền, bằng cái nhìn không thân thiện, như thế đó, và coi đây là cách
độc nhất
để sử dụng tới phép lạ, là được sinh ra ở trên cõi đời này.”
Và tất nhiên,
nếu mắc ỉa, thì ị ngay vào mặt chúng!
Lần đầu Gấu
đọc Fallaci, là lần Bà phỏng vấn tướng độc nhãn Do Thái.
Bà hỏi, có phải Do Thái là đồ chơi, búp bế, tà lọt... của Mẽo? Ông này
điên lên, sủa liền, Bà có thấy cảnh quan thầy bỏ chạy
khỏi Việt Nam trên đỉnh tòa nhà Sài Gòn? Do Thái chúng tôi, từ
khi lập nước, chưa hề gặp cảnh nhục nhã như thế. Làm sao thứ
khốn nạn đó lại là sư phụ của chúng tôi?
Nhật Ký Tin
Văn 40
*
The Rage
and The Pride
Oriana
Fallaci: Will Chairman Mao's portrait above Tiananmen Gate be kept
there?
Deng Xiaoping:
It will, forever. In the past there were too many portraits
of Chairman Mao. They were hung everywhere
Phỏng vấn
Đặng Tiểu Bình
Bức hình Mao
Xếng Xáng vưỡn cứ hơi bị được treo ở Thiên An Môn, như chuyện thường
ngày ở huyện chứ?
Tại sao không?
Trước đây, chỗ nào mà không có hình Mao Xếnh Xáng?
INSHALLAH By Oriana Fallaci
*
Có vài ý kiến cùng Ông trong đoạn viết về Fallaci
Combative:
dịch là hung hăng, hay cãi cọ thì gần hơn. (Eager or disposed to fight;
belligerent. See
synonyms at argumentative.)
Chic: Không phải là thói nịnh đầm mà là hợp thời trang 1
cách lịch sự. (Adopting or setting current fashions and styles. See
synonyms at fashionable.)
Chuyện nhỏ
thôi.
Kính.
Cám ơn bạn.
Trân trọng. NQT
Tiểu
thuyết
gia kỳ cọ quá khứ
WAR AND REMEMBRANCE
Lịch sử, hay
chính xác hơn, lịch sử Đức quả đúng là một cái
nhà xí bị tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn lên. Một nhân
vật của
Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà
không có tí cứt ở trên người.
Bảnh thật!
Nhất Ngài! NQT
Kẻ Kế Vị. Man Booker Prize 2005
Những sự kiện ở trong cuốn tiểu
thuyết này được múc lên từ cái giếng sâu vô cùng của hồi ức nhân loại,
và kho báu này có thể được đem lên mặt đất bất cứ thời kỳ nào, kể cả
thời kỳ của chúng ta.
Nhìn như thế
đó, sự gông giống giữa nhân vật và hoàn cảnh chuyện, với người thực
việc thực, là không thể nào tránh được.
Ismail Kadare
Ông này, vào Tháng Sáu, 2005, là người ẵm giải Man Booker International
Prize lần đầu tiên khi có giải thưởng này, danh
sách chót gồm 5 ông từng ẵm Nobel.
Nguyễn Huy
Thiệp có tên trong
Man Booker 2005!
TLS số đề ngày 1 Tháng
Bẩy, mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize,
dành cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin
động trời", đối với đám viết lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp
trong danh sách những tác giả thượng hảo hạng, fisrt rate, được ban
giám khảo
lọc ra để lấy người đoạt giải.
Nguyễn
Mai và Gấu
Thượng
Đế Đã Chết Trong Thành Phố
Sự
cứu rỗi cuối cùng
Brodsky là
người đưa ra tiếng nói tối hậu cho "vấn nạn Nguyễn Duy",
khi quyết định viết thư cho ông cụ bà cụ của ông, bằng một thứ tiếng
thuần chất Nga: Tiếng Anh!
Nhà
văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể tin tưởng
Về những
tên hề
Nhà văn
lưu vong
T o be truly
separated from the past errors one must acknowledge them. Is not honesty, in the final analysis, the
mortal enemy of the totalitarianism? And is not conscience (critical
examination in the face of uncomfotable questions; in short, the
results of the lucid, ethical engagement) conclusive proof of one's
distance from the forces of corruption, from the totalitarian ideology?
Norman Manea: Felix Culpa
Muốn thực sự
tách ra khỏi những lỗi lầm quá khứ, người ta phải thừa nhận chúng. Phải
chăng, sau chót, sự thành
thực chính là kẻ
thù chết người của chủ nghĩa toàn trị?
Phải chăng
lương tâm (cú dọn mình nghiêm trọng, trước khi, hoặc, tặc lưỡi,
thôi hãy biến thành bọ, hãy hy sinh đời bố củng cố ngàn ngàn đời con,
khi phải
đối diện với những câu hỏi chẳng sung sướng, chẳng hạnh phúc,
chẳng thoải mái, hoặc, chấp nhận những hậu quả của sự dấn
thân sáng suốt, đạo đức), là bằng chứng đáng nể về khoảng cách của một
con người trước những sức mạnh của tha hoá, ung thối, tham nhũng, ô
nhục; trước ý thức hệ toàn trị?
Nòi Tình
The main thing
is the grandeur
of the design.
Tsvetavea once put it marvelously: "Reading is complicity in
creativity". This is a remark of a poet. A prose writer would never say
such a thing.
Joseph
Brodsky
Câu trên.
[Volkov: Truyện trò với Brodsky]. Brodsky, trong một lần trò chuyện với
Anna Akhmatova, bà hỏi ông,"Này, Joseph, khi một người thuộc nằm lòng
ba mánh mung ruột của anh ta, trong việc làm thơ, thì anh ta phải làm
gì tiếp theo đó?'
Và, như mũi tên đã đặt sẵn trên dây cung, tôi [Brodsky] trả lời,
"Anna Andreyevna, vấn đề chính là vinh quang của bản vẽ, của sơ đồ, của
dự án."
Sau nhớ lại, tôi nghĩ là nếu bạn đối diện với một nhiệm vụ lớn lao,
chính nó đẩy bạn tới những kỹ thuật mới.
Anna rất thích câu trả lời, vì bà nghĩ nó thật hợp với bài thơ đang làm
lúc đó của bà, Bài thơ không có một
nhân vật.
Sau này, trong khi trò chuyện cùng bà, tôi triển khai ý tưởng, và nói
thêm, ngay cả khi dự án lớn lao đó thất bại, như là một hệ quả, thì trò
chơi vẫn xứng đáng một ngọn đèn cầy. Và tôi nghĩ, là, tôi đúng.
Bây giờ, bạn có thể gom ba, bốn giả thiết đó, và áp dụng vào bài toán
Thơ Tự Do.
Nếu, như nhận xét của Đặng Tiến, TTT không có truyền nhân, theo nghĩa
thơ tự do thất bại, thì nó vẫn xứng đáng một vinh quang, và, một ngọn
đèn cầy.
Còn tân hình thức?
*
Nhân tiện, Gấu
tình cờ đọc bài viết của NMT về nhà thơ nhà nước, "Yevgeny
Yevtushenko dưới chế độ Ðỏ", có những dòng sau đây:
Trong biến cố Hồng Quân Nga-Xô Viết xâm chiếm Tiệp khắc năm
1968, Yevgeny Yevtushenko đã trả lời một cuộc phỏng vấn như sau:
“Dĩ nhiên, tôi
đã đứng ở bên cạnh biến cố mùa
xuân Tiệp Khắc
từ “chủ nghĩa xã hội” dưới cái nhìn nhân bản. Và đó
là một ngày cực kỳ khủng
khiếp với tôi trong cuộc đời mình khi những xe tăng của Hồng Quân tràn
qua biên
giới Tiệp Khắc. Bởi vì tôi có cảm giác trong thực thể là ngày ấy những
chiếc xe
tăng nặng nề của chúng ta cán lên lưng tôi, gãy vụn xương sống tôi.
Thật là ghê
khiếp. Như những ý tưởng tàn phá tôi một ngày. Và, rồi tức thì tôi đánh
điện
phản đối. Và tôi cũng ngay lập tức viết một bài thơ về biến cố đó.”
Theo
Brodsky,
thì tay này tởm lắm, đến giờ chót còn làm phiền Brodsky, khi ông bị
tống xuất khỏi Nga.
Bạn có thể đọc, những gì Brodsky viết, về ông nhà thơ nhà nước này,
trong Volkov: Chuyện trò với Brodsky,
chương Bách Hại và Tống Xuất,
Persecution and Expulsion.
Đọc Brodsky, về thái độ của ông nhà thơ nhà nước,
chúng ta có thể tin rằng, trả lời phỏng vấn, sự phản đối, bài thơ, có
thể có, nhưng toàn là bịp.
Tay này, Gấu còn nhớ, đã từng đại diện Liên Xô qua Mẽo, và khi được
hỏi, tại sao ở Mẽo, cứ bốn năm là phải thay tổng thống, còn ở Nga, muôn
đời, ông ta trả lời thật là dí dỏm, giống như những câu trả lời của tay
Lệ Lựu ngày nào, Mẽo là nước mới, dân tình sốc nổi, không thuỷ chung,
thay đổi vợ chồng xoành xoạch, còn Nga, một nước lâu đời, ăn ở với nhau
là tới đầu bạc răng long, tới kiếp sau, kiếp khác! (1)
Tháng tới là kỷ niệm lần thứ 50 Cách Mạng Hung, 1956, trước Mùa Xuân Tiệp Khắc
(1) "Nhà thơ nhà nước" (poète d'état) Yevtushenko - trong một cuộc họp
báo ở Mỹ, khi được hỏi, tại sao ở Nga có hiện tượng "làm vua suốt đời"
như Stalin, trong khi ở Mỹ cứ bốn năm là phải bầu lại tổng thống - đã
trả lời, đại khái: Nga là một nước cổ, lâu đời, "vợ chồng" lấy nhau một
lần và chẳng nghĩ đến chuyện li dị, trong khi Mỹ là một nước mới lập,
cứ thay đổi người tình xoành xoạch!
Đọc Chân Dung
và Đối Thoại, đoạn họ Trần kể lại cách ứng xử của Lê Lựu khi được mời
qua Mỹ, bỗng nhiên tôi nhớ tới câu trả lời thật "thông minh, dí dỏm" và
cũng thật "khôn ngoan, láu cá" của nhà thơ đàn anh của ông.
"Khi hỏi cảm
giác của anh tới Liên Xô và Mỹ, anh cười: 'Tôi rất ngạc nhiên. Ngạc
nhiên đến kinh ngạc. Ở Liên Xô tôi lại tưởng Liên Xô là Mỹ, và khi ở Mỹ
thì tôi cứ nghĩ Mỹ là Liên Xô. Còn hỏi về chuyến đi Mỹ của anh thì anh
cười hề hề: 'Chẳng có gì to tát, và nghiêm trọng cả. Mình với Mỹ như
hai anh láng giềng, có một thời xích mích, gây ra cãi cọ, dẫn tới
choảng nhau, rồi thì rào kín cổng ngõ, không thèm nhìn mặt. Bây giờ cơn
nóng giận đã qua rồi, cả hai đều muốn ngồi lại với nhau, nhưng anh nào
cũng sĩ diện, không muốn làm lành trước, đành nghĩ ra cái mẹo, là xua
chó gà sang nhà nhau, rồi lấy cớ ấy mà hỏi qua hàng rào: 'Này bác ơi,
bác có thấy con gà, con chó nhà tôi chạy qua bên đó không?' Ấy thế rồi
nói chuyện được với nhau đấy. Tôi sang Mỹ là cũng để làm con gà con chó
thôi. Có gì ghê gớm đâu cơ chứ".
Đọc Chân
Dung và Đối thoại
Tưởng niệm
Trịnh Công Sơn
V/v Văn chương huề vốn.
Đặng Tiến:
Thanh Tâm Tuyền khước từ lối « văn chương có thể đặt
tên là văn chương của bài tập đọc, luận mẫu cho học trò » (Văn 11/1973,
tr. 78). Từ đó, đem Bếp
Lửa ra giảng dạy
ở học đường là việc khó, vì khó
tìm ra một vài trích đoạn tiêu biểu gọi là « trích diễm »
Nguồn
|
|