Nhật Ký
|
The quiet American
It's a
magazine that runs 10,000-word articles on African
states and the pension system, has almost no pictures and is published
in black
and white. So how does the New Yorker sell more than a million copies a
week?
Gaby Wood meets David Remnick, its big-brained editor, and talks speed
writing,
30-hour days and meeting Little Ant and Little Dec
Sunday
September 10, 2006
The Observer
Báo Anh viết về tờ Người Nữu
Ước và gặp gỡ Người Mỹ trầm lặng: ký giả David Remnick, ông trùm của
nó: Làm sao một tờ báo không có hình ảnh, viết những bài 10 ngàn từ về
các nước Phi Châu, hay về lương hưu, mà lại bán ra hơn một triệu ấn bản?
Trang Thơ
Nguyễn Tất Nhiên
Thơ Nguyễn Tất Nhiên, download
từ trên net, còn
một số lỗi chính tả, chưa kịp sửa.
Mong lượng thứ.
Trân trọng. NQT
Nòi Tình
Valéry phán,
hình thức, thể, dạng... tốn kém lắm.
Với
thơ tự do, là cả cuộc chiến tiếp theo sau nó, mà nó đã ngửi ra được mùi
vị của
máu.
Cái gọi
là tân hình thức, theo tôi, còn tốn kém hơn nhiều.
Tuy nhiên, đối
với mấy ông làm thơ tân hình thức, ở hải
ngoại, 'tất nhiên', chẳng tốn gì!
Nhà
văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể tin tưởng
- Và bây giờ, cho phép tôi
tò mò tí chút: Ông vẫn còn thu gom, những mẩu chuyện khôi
hài, tiếu lâm, từ báo chí đương thời, như ông đã từng làm như vậy, và
đã được in ở trong Những Năm Học
Nghề Của Hề Auguste, như là
một cách nhằm minh họa một thời đại đã qua đi? Nếu, như tôi nghi ngờ,
ông trả lời, Đúng như thế, thì, xin ông cho độc giả vài mẩu nghe chơi?
Tưởng niệm
Trịnh Công Sơn
Ba nhạc sĩ của một thời, thời
của chúng ta, mỗi ông là một số mệnh dị thường.
Dị thường theo nghĩa của Manea, khi ông nói về "an authentic testimony
to true patriotism", "một chứng thực về lòng ái quốc không thể giả
mạo".
*
Cái thứ văn chương huề vốn là rất dễ bị chôm đi chôm lại, thứ nhất, nó
rất hợp với cung cách nhà trường, đa số mấy ông bà sinh viên chôm để
hoàn thành chỉ tiêu học.
Bi giờ, lối viết này đang gặp khắc tinh, chính là cái máy dò mìn
Google. Cứ đưa một đoạn văn huề vốn vô Google, là nó cho ra một đống
kết quả, những anh chị em đồng hao của bản văn. Báo chí cho biết, rất
nhiều ông, thường là gốc Á Châu, bị đại học Mẽo hăm he đòi lại bằng
cấp, cho dù đã đậu từ cả chục năm nay, là do Google phát giác ra!
Đẩy lên một
mức độ cao hơn, có thể nói, văn chương huề vốn không có tác
giả. Do đó, ai cũng có quyền chôm!
Không có, khác
với có, nhưng bị Ngài Roland Barthes làm thịt.
[Về vấn đề
này, độc giả Tin Văn có thể đọc hai tài liệu thật quan
trọng, theo Gấu tui, đó là bài Cái Chết Của Tác Giả, của R.
Barthes, và bài Tác Giả Là Cái Gì? của Michel Foucault. Nếu rảnh rang,
Tin Văn sẽ chuyển ngữ cống hiến hai bản văn này].
Chính vì thế,
thứ văn chương thực sự văn chương, thực sự cách mạng,
thực sự đổi mới, là thứ văn chương không thể nào chôm được, không thể
nào đưa vô trường lớp được.
Thành thử -
xin lỗi talawas - câu văn giói thiệu Đinh Linh, là một câu
văn không có nghĩa, vì chuyện giả tưởng đó không thể xẩy ra. Điều này,
học sinh Miền Nam trước 1975 hiểu rất rõ: Những tác phẩm của Thanh Tâm
Tuyền, thí dụ, không bao giờ được đưa vô chương trình dậy. Cho dù
có muốn đưa vô, thì cũng phải đợi thời gian cho phép. (1)
(1) Trong một bàn tròn văn học của tờ Sáng Tạo, Thanh Tâm Tuyền nói ra,
điều mà Đinh Linh sau này thực hiện: Tôi không hề có ý định viết thứ
văn chương để đưa vô chương trình giảng dậy. Mai Thảo chẳng đã từng nói
về trường phái thơ đồng phục, bài nào cũng na ná bài nào, chẳng biết ai
chôm của ai, râu ông nọ tha hồ cắm cằm bà kia; may mà ông ra được hải
ngoại sớm sủa, không thì còn khổ, với nhà tù VC, tất nhiên, nhưng còn
khổ vì thứ thơ một tấn hai tấn, một đỏ hai đỏ, thơ phải có thép.
Đỉnh cao của văn chương huề vốn, theo Gấu, là những bài văn mẫu của nhà
trường. Chính vì thế mà mấy ông mấy bà học quá thuộc bài, quá chăm chỉ,
sau này ra đời, chỉ có thể viết
thứ văn chương, phê bình "hàng mẫu", để cho mấy ông mấy bà sinh
viên chôm!
*
Hãy
hình dung, đề thi đại học môn Văn ở Việt Nam là bình
giải một bài thơ của Đinh Linh. Những kịch bản kì lạ sẽ diễn ra không
chỉ trong
phòng thi mà có lẽ trước hết trong phòng giám khảo. Phẫn nộ là phản ứng
dễ xảy
ra nhất. Rồi đến ngơ ngác. Và cả tuyệt vọng về tương lai của thi ca
Việt Nam.
Chẳng lẽ hành trình thơ Việt từ đỉnh cao của những câu lục bát Nguyễn
Du lại
ngoặt qua một "nẻo dặm trường" như những gì mà tác giả của talawas
chủ nhật kì này mời bạn đọc thưởng thức?
Thơ Việt
quả nhiên đã bước vào những quỹ đạo văn hoá và ngôn
ngữ vượt xa các quan niệm chuẩn mực cố hữu. Chúng tôi xin giới thiệu
chùm thơ
tiếng Việt mới nhất của nhà thơ Mỹ gốc Việt sáng tác bằng cả hai ngôn
ngữ, Đinh
Linh, một trong những tác giả độc đáo và chia rẽ dư luận nhất từ nhiều
năm nay.
talawas chủ
nhật
Gấu
đọc bài viết, link sau đây,
tự nhiên lại liên tưởng đến cái vụ chôm
chĩa:
Liệu có thể
coi hiện tượng đạo văn ở trong nước, phát sinh từ cái đói
ăn muôn đời, và gần gụi hơn, tàn dư thời bao cấp?
Con người
và tư tưởng thời bao
cấp
NHÂN CUỘC
TRƯNG BÀY VỀ
Cuộc sống Hà
Nội 1975-86
VƯƠNG TRÍ NHÀN
Note: Cám ơn
'bạn', về cái
linh [xin lập lại, về "cái linh"]. NQT
*
Lẽ dĩ nhiên
còn nhiều "đề xuất" khác.
Chôm văn học
Miền Nam trước 1975, là vì coi đó là Chiến Lợi Phẩm.
Chôm hải
ngoại, do "vô phương" ghi rõ
nguồn, xuất xứ: Nếu ghi, hóa ra là công nhận mấy tên này cũng là...
người?
Đây là nỗi ám
ảnh của thời không mặt, không phải của thời bao cấp:
Gió từ thời
khuất mặt, từ thời không mặt, cứ thổi mãi, là như thế đó!
Gấu cũng bị
chôm, cùng lúc, bị thiến: Nguyễn Quốc Trụ mất mẹ
nó một khúc, biến thành Quốc Trụ. Đọc trên một diễn đàn net, cho biết,
đa số những bài viết có tính văn hóa, quốc tế, không có tính miệt vườn,
là đều chôm hải ngoại, không phải của đám Mít, mà là của tụi Mũi
Lõ.
Theo cái kiểu
ngày xưa chúng mày bóc lột chúng ông, bây giờ chúng ông
chôm của chúng mày!
*
Ngay nhà văn
nhớn Nobel, Gunter Grass kia, mà mãi đến tận cuối đời, mới
dám thú nhận, tớ có mặt, và là một tên SS.
Đâu có dễ!
Gấu,
nhà văn
Anh
em nhà Gấu @ Đền
Hùng, Tháng Sáu, 2001
Gấu
em nghiêm túc hơn, lúc nào cũng bỏ áo vô thùng,
nhưng cái dây nịt, [thắt lưng], Gấu
anh mang về.
Mặt nghệt ra như mất sổ gạo.
Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô để
dành
Ba yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn yêu anh có cái quần
đùi hoa
[Năm yêu anh có cái dây nịt quần Cà na đa!]
Con người và tư tưởng thời bao
cấp
Bác có anecdotes chi - Phục
Bác Gấu sát đất về các anecdotes
quái dị của Bác - về cái đói khát, túng thiếu.. tác động lên tâm hồn
con người.
Bác thì kinh nghiệm đầy mình!
Một độc giả.
Phúc đáp:
Muôn vàn cảm tạ. Quả có thế. Gấu còn cả một bồ (1) kinh nghiệm,
thời gian sau 1975, tính để bụng mang đi, nay được lời như cởi tấm
lòng, xổ ra
hết, đi cho nhẹ cái thân!
Trân trọng. NQT
(1) Bồ, theo nghĩa chữ của Cao Bá Quát.
|
|