*







*
@ Thảo Cầm Viên
Sept 4, 2006

Gửi Vương Từ
ÂM ÂM ĐÁY VỰC
Thương gửi Nguyễn Quế Phương
Trang thơ NLV

Sau này, mỗi lần đọc Một Chủ Nhật Khác, tới đoạn trung uý Kiệt đang nằm trong nhà thương chữa bệnh nhớ cô học trò nhí Oanh, bò ra ngoài, bò đến rừng thông Đà Lạt, bị tên sĩ quan khùng lầm là VC, bắn chết, là Gấu nhớ đến... Gấu, những ngày hạnh phúc bên em Bông Hồng Đen, nơi Hồ Than Thở, nơi Suối Cam Ly, và nhớ đến ông Nhàn, và, nghe như mình đang ngã xuống, nơi sàn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, vì mìn VC.
Khỉ như vậy đấy, cái trí nhớ, và cái sự liên tưởng.
*
Một khi mọi lý tưởng chỉ là cứt đái, thì lá cờ độc nhất, cho một con người,
là làn da của chính anh ta.
When Germans become afraid, when that mysterious German fear begins to creep into their bones, they always arouse a special horror and pity. Their appearance is miserable, their cruelty sad, their courage silent and hopeless.
Khi người Đức bắt đầu sợ, khi nỗi sợ bí hiểm Đức đó ăn tới xương, thế là từ họ toát ra nỗi kinh hoàng và sự thương hại đặc biệt. Vẻ ngoài của họ trở nên thê thảm, sự độc ác, buồn lạ chi đâu, và sự can đảm, nín câm và vô vọng.
Malaparte
Gấu này tự hỏi, giá mà anh bộ đội Cụ Hồ, kẻ thù nào cũng đánh thắng, biết sợ, như thế, thì đã không biến thành bọ!
Thảm thay!
*
Một trang sách Gấu dịch Malaparte.
Tự do đắt giá, còn đắt hơn cả nô lệ: Đúng là câu văn mặc khải cho cái số phận bi đát của một miền đất:
Thà nô lệ yankee mũi lõ, còn hơn tự do yankee mũi tẹt!
Ôi chao, trận dịch hạch do giải phóng đem vô khiến mọi người đổ xô chạy ra biển!

*
GREAT writers often seem to haunt their cities. Joyce and Kafka remain ghostly figures on the streets of Dublin and Prague, and the elfin presence of Borges is still glimpsed, through cigarette smoke and tango sweat, in the cafes of Buenos Aires. In the ancient city of Cairo, it is Naguib Mahfouz who does the haunting.
Mục Sách & Nghệ Thuật của tờ Người Kinh Tế theo Gấu, thật tuyệt. Gấu 'đăng ký dài hạn', chỉ để đọc có mục này.
Mấy câu mở ra bài ai điếu nhà văn Ai Cập đầu tiên được Nobel mà chẳng tuyệt sao?

Nhà văn lớn thường ám ảnh những thành phố của họ. Joyce và Kafka sau cùng trở thành những bóng ma trên đường phố Dublin và Prague. Bóng dáng, khói thuốc lá, mùi mồ hôi sau một điệu tăng gô đã đời của Borges vẫn còn sặc sụa trong những tiệm cà phê ở Buenos Aires.
Trong thành phố cổ Cairo, bây giờ tới lượt bóng ma của Naguib Mahfouz ngự trị.
*
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…
Lần Cuối Sài Gòn

Trang Thơ Đài Sử


Trang Thơ Nguyễn Tất Nhiên

Anh T.
TC mới nghe tin ông HAT vừa qua đời tại San Jose. Bạn ta lần lượt rụng như sung.
Tôi đọc tin trên net rồi. Còn một ông nữa. TC khoẻ không?
Ông ĐMN. Chết cùng một tuần với ông Y. nhưng không ai biết. Khi phát giác thì xác đã vữa. Tội quá.
Khoẻ nhưng bận bù đầu. Nghiệp em nặng quá, cố trả kiếp này.
*
Gấu không được quen biết thi sĩ Hoàng Anh Tuấn ở ngoài đời, nhưng có viết chung báo net, với cô con gái của ông, là Hoàng Thu Thuyền, tờ VHNT của Phạm Chi Lan.
Còn Đào Mộng Nam, có gặp lần tới Cali thứ nhất, tại quán cà phê Factory, nhân đó, tặng ông cuốn Lần Cuối Sài Gòn như là cách tự giới thiệu, và làm quen, ông sau nhắc tới nó, trên Tạp Chí Thơ.
Tin Văn xin được gửi tới gia đình, bạn bè của hai ông, những lời chia buồn, và cầu chúc linh hồn hai bạn văn sớm siêu thoát. NQT
*
Nhưng liệu có người nào, đã một lần nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội, mà lại nói chưa từng biết đến HAT. Bài hát này, theo Gấu, là bài buồn nhất, thê lương nhất, về Hà Nội. (1)
Bài hát tếu nhất, về nó, là bài nhắc tới 'cơm nguội vàng', của TCS.
Với những câu hỏi ngớ ngẩn của ông: Thành phố, con đường sẽ trả lời cho tôi!
Nhưng ít ra cũng phải có bài này, về Hà Nội, sau Em còn nhớ hay em đã quên, về Sài Gòn.
Bài hay nhất, so với tất cả những bài hát về Sài Gòn.
Gấu đã có lần phải giơ cả hai tay lên trời, chịu thua ông, vì đây là người nhớ Sài Gòn nhiều nhất, dù chẳng bao giờ [dám] rời khỏi thành phố, chỉ để hy vọng, mình sẽ được vĩnh viễn nằm xuống ở đây. (2)
Tuyệt, tuyệt! NQT
(1) Bạn có thể nghe bản nhạc, tại đây: Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội
(2) TCS và cái vụ ôm riết lấy Sài Gòn [Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới, dù chẳng bao giờ rời em ra] làm Gấu nhớ đến Borges, và bài viết tuyệt vời về Kafka, mà Gấu trích đoạn sau đây.
TCS đúng là cả hai huyền thoại cộng lại, chẳng bao giờ rời khỏi Sài Gòn, để mơ tưởng thế gian, và lúc nào cũng nhớ em những ngày sắp tới!
Những ghi nhận của tôi còn hai câu chuyện. Một là từ Chuyện không vui (Histoires Déobligeantes), của Léon Bloy, về một vài người sở hữu đủ thứ trái địa cầu, bản đồ thế giới, chỉ dẫn đường xe lửa và những tuyến đường lớn, nhưng chết mà chưa từng toan tính một lần rời xa tỉnh nhà. Câu chuyện kia nhan đề "Carcassonne" và là tác phẩm của Lord Dunsany. Một quân đội bách chiến bách thắng, gồm những chiến sĩ, rời tòa lâu đài vô định, chinh phục những vương quốc, nhìn thấy những quái vật, vét kiệt những sa mạc, những núi non, nhưng họ chẳng bao giờ tới được Carcassonne, mặc dù có lần họ đã thoáng nhìn thấy, từ xa. (Câu chuyện này, như người ta dễ dàng nhận ra, là đảo ngược triệt để của câu chuyện trên; trong câu chuyện thứ nhất, là thành phố không thể bị bứng khỏi, còn trong chuyện thứ nhì, chẳng bao giờ tới được.)
Tiền Thân Kafka

Nòi Tình

Khế Iêm
Thơ tình từ tiền chiến đến tân hình thức

Roland Barthes

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Tôi [Manea] chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. 


Gấu, nhà văn