*






Mạc Xịt ơi, Giã Biệt Nhé!
Goodbye to All That?

By Tony Judt
Main Currents of Marxism: The Founders, the Golden Age, the Breakdown
by Leszek Kolakowski, translated from the Polish by P.S. Falla
Norton, 1,283 pp., $49.95
My Correct Views on Everything
by Leszek Kolakowski, edited by Zbigniew Janowski
St. Augustine's, 284 pp., $32.00
Karl Marx ou l'esprit du monde
by Jacques Attali
Paris: Fayard, 537 pp., _23.00 (paper)
Nguồn: Điểm Sách Nữu Ước

A Portrait of China Running Amok
"Anh em", hay Chân Dung một TQ đang biến thành khùng
Cuốn sách đang nổi nhất trong năm tại TQ.

“Brothers” is filled with graphic scenes, from masturbation to murder — not to mention descriptions of Li Guangtou and his father spying on women in the public toilets — but, surprisingly, was not censored.
Một cuốn tiểu thuyết với những hình ảnh minh họa, từ may tay đến sát nhân, chưa kể những cảnh Li Guangtou và ông bố dòm phụ nữ trong phòng vệ sinh công cộng, vậy mà, lạ lùng sao, không bị kiểm duyệt.


Bài viết, "Thái độ khó hiểu của đài BBC", của Nguyễn Đạt Thịnh, trên báo net Vietnam Daily, về mấy ông yankee mũi tẹt cứ tưởng sông Ta Mì là sông Hồng Hà, và đài Bi Bì Xèo là đài Hà Nội.
Cái vụ này thì Gấu đã ngửi thấy mùi hôi của nó từ khuya rồi.
Hôi nhất, theo Gấu, khi mấy anh này đánh tráo vòng hoa Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tặng Pinter, cùng giải Nobel văn chương.
Như thể cái đài Hà Nội, ở bên trong sông Hồng, đã được dời tới bên bờ sông Ta Mì rồi!

[NĐHB 5]
Nhắc tới bờ sông Ta Mì, với Gấu tôi, là nhắc tới câu chót trong cuốn Gương Soi Gián Điệp [bản tiếng Pháp Le Miroir aux espions] của Le Carré.
Tay điệp viên Anh, bị Nữ Hoàng bỏ rơi nơi đất địch, trước khi bị làm thịt, bèn ca vọng cổ:
Có một giống dân khốn kiếp, ở bờ sông Ta Mì, cứ tưởng chúng là bảnh nhất trong thiên hạ. (1)

Ở một diễn đàn trên lưới, Gấu tui cũng đọc được một câu "cảm khái" tương tự:
Tại làm sao chỉ chiếm, một miền nam, mà không thừa thắng xông lên, thu toàn cõi Đông Dương về một mối?

(1) Câu ca vọng cổ ở trên, là Gấu nhớ mài mại. Mới đây, lục mớ sách, thấy The Looking Glass War, hoá ra câu vọng cổ thực sự như vầy:
"They're crazy people the English! That old fellow by the river: they think the Thames is the biggest river in the world, you know that? And it's nothing. Just a little brown stream, you could nearly jump across it some places."
[Dân Hồng Mao khùng! Cái đám già sống bên con sông, chúng nghĩ con sông Ta  Mì của chúng là con sông lớn nhất trên thế giới! Cứt khô! Chỉ là một rạch nước vàng lờ lợ những cứt cùng đái, ở một vài chỗ, bạn, để tránh cái mùi cứt đái đó, bèn vén váy nhảy qua!]
Gấu tui cứ nghĩ đến những trường ca sông Ta sông Mì của đám Hồng Mao đó, mà cười khùng khục! 
Sau này, mỗi lần đọc Một Chủ Nhật Khác, tới đoạn trung uý Kiệt đang nằm trong nhà thương chữa bệnh nhớ cô học trò nhí Oanh, bò ra ngoài, bò đến rừng thông Đà Lạt, bị tên sĩ quan khùng lầm là VC, bắn chết, là Gấu nhớ đến... Gấu, những ngày hạnh phúc bên em Bông Hồng Đen, nơi Hồ Than Thở, nơi Suối Cam Ly, và nhớ đến ông Nhàn, và, nghe như mình đang ngã xuống, nơi sàn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, vì mìn VC.
Khỉ như vậy đấy, cái trí nhớ, và cái sự liên tưởng.
Viết báo Cách Mạng Chui
*
Ra hải ngoại, sau những ngày tù, vào những ngày cuối đời nơi đất người, đôi khi nhớ lại những ngày làm cho ông Nhàn tại nhà in của Cha Luận., số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhớ đến cái chết của ông, Gấu vẫn băn khoăn tự hỏi, ai mách ông cuốn The Skin, La Peau, và ông ngửi thấy gì từ cuốn sách này, và nửa cái tít "Thượng Đế Đã Chết", của Nietzsche, dễ hiểu thôi, nhưng còn cái đuôi, nửa còn lại đó,"Trong Thành Phố", ở đâu ra vậy?
Nhà xb Vàng Son chỉ là một chi nhánh của nhà xb Sống Mới. Ông chủ của nó có rất nhiều nhà xb như của ông Nhàn, thí dụ như một nhà xb của tay viết cuốn Đôi Mắt Người Xưa [Nguyễn Ngọc Linh ?]. Khi Gấu dịch xong, ông Nhàn mang trình xếp Sống Mới, ông Khoái, hay Khoát, ông này đưa cho tay Linh kiểm tra, Gấu nhớ là, tay này rất khoái bản dịch, nhưng than, bỏ nhiều quá, chỉ còn 1/3 cuốn sách, nhưng đây là quyết định của ông Nhàn.
Cuốn Thượng Đế Đã Chết Khủng Khiếp Thật.
Nó nói về Mẽo giải phóng Ý, và nó tiên tri ra hai cuộc giải phóng khác, tại Việt Nam. Gấu lập lại, hai cuộc giải phóng.
1. Quân đội Mẽo tới Miền Nam, nhằm giải phóng miền đất này, thoát cuộc xâm lăng của VC Miền Bắc.
2. VC Miền Bắc giải phóng Miền Nam. Và xoá sổ nó.
*
*
Người của một triệu đề tài tí tí. Như bạch tuộc ngàn tay quơ đề tài, xong, vứt đi, như giấy Kiss Me.
Một Proust của Lò sát sinh Âu Châu. Biết đâu đấy, có thể do ông.
*
*
Thua ai, thua bộ đội Cụ Hồ, thì còn vinh dự nào bằng!
 Tuy nhiên, mọi thứ, hễ anh sờ vô, là trở thành hư ruỗng.
Anh vừa mới cười với một cô gái trong trắng, xong, là cô ta biến thành điếm!
*
Một khi mọi lý tưởng chỉ là cứt đái, thì lá cờ độc nhất, cho một con người,
là làn da của chính anh ta.



Trang Thơ Nguyễn Tất Nhiên

Anh T.
TC mới nghe tin ông HAT vừa qua đời tại San Jose. Bạn ta lần lượt rụng như sung.
Tôi đọc tin trên net rồi. Còn một ông nữa. TC khoẻ không?
Ông ĐMN. Chết cùng một tuần với ông Y. nhưng không ai biết. Khi phát giác thì xác đã vữa. Tội quá.
Khoẻ nhưng bận bù đầu. Nghiệp em nặng quá, cố trả kiếp này.
*
Gấu không được quen biết thi sĩ Hoàng Anh Tuấn ở ngoài đời, nhưng có viết chung báo net, với cô con gái của ông, là Hoàng Thu Thuyền, tờ VHNT của Phạm Chi Lan.
HAT quen 'bạn ta' là NXH.
Còn Đào Mộng Nam, có gặp lần tới Cali thứ nhất, tại quán cà phê Factory, nhân đó, tặng ông cuốn Lần Cuối Sài Gòn như là cách tự giới thiệu, và làm quen, ông sau nhắc tới nó, trên Tạp Chí Thơ.
Tin Văn xin được gửi tới gia đình, bạn bè của hai ông, những lời chia buồn, và cầu chúc linh hồn hai bạn văn sớm siêu thoát. NQT
*
Nhưng liệu có người nào, đã một lần nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội, mà lại nói chưa từng biết đến HAT. Bài hát này, theo Gấu, là bài buồn nhất, thê lương nhất, về Hà Nội.
Bài hát tếu nhất, về nó, là bài nhắc tới 'cơm nguội vàng', của TCS.

Nòi Tình
Vần điệu là phương tiện lý tưởng để chuyên chở những tình tự, đến nỗi người ta tưởng rằng thơ tình chỉ thành công với vần điệu. KI
Thơ nào cũng cần đến vần điệu, và chỉ thành công với vần điệu, kể cả những thơ không có vần điệu, thì, cũng vẫn phải có vần điệu, mới được kể như là thơ.
Thơ không có vần điệu mà vưỡn có vần điệu? Thằng cha Gấu này có khùng không đấy?
Xin thưa, nó có vần điệu theo cái kiểu của nó, khác, hoặc ngược hẳn lại, với những ý nghĩ thông thường về vần điệu.
Thí dụ vậy.
Gấu đã từng lèm bèm về chuyện này một lần rồi, trên Tạp Chí Thơ của giáo chủ Khế Iêm, trong một cuộc phỏng vấn về Thơ, lâu lắm rồi, từ những ngày Tạp Chí Thơ mới trình làng.
*
Nhân tiện, cũng xin thỏ thẻ là, Gấu với nhà thơ Khế Iêm là bạn, phải gọi là khá thân ở ngoài đời. Ông là người đón Gấu ở phi trường Quận Cam, khi Gấu ghé Tiểu Sài Gòn, lần đầu.
Cũng giống như trường hợp với nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nhà văn Khánh Trường.... thí dụ vậy.
Thành thử xin độc giả Tin Văn đừng có ý nghĩ, chúng tôi là kẻ thù, khi phạng nhau ra trò trên mặt giấy ảo.

Khế Iêm
Thơ tình từ tiền chiến đến tân hình thức

Roland Barthes

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Tôi [Manea] chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. 


Gấu, nhà văn
"A book is the writer's secret life, the dark twin of a man: you can't reconcile them."
William Faulkner: Mosquitoes [1927] (1)
Một cuốn sách là cuộc đời bí ẩn của nhà văn, cái thằng anh em sinh đôi u tối của hắn ta: bạn đừng hòng hoà giải hai thằng chả này.
(1) Coetzee trích dẫn trong bài viết trên tờ Điểm sách Nữu Ước, Thời Vô Song
*
Thời gian là chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này là một điều mà những kẻ thắng trận không thể nào tiên đoán, hay hiểu được. Một chốn tới, một bãi biển lánh nạn ở bờ bên kia của sự bại trận, những cái tên trên những nấm mồ chỉ đường, được nâng niu, gìn giữ không phải bởi vinh quang chiến thắng, bởi vị nữ thần chiến tranh với cành cọ vàng và lưỡi gươm, nhưng mà là bởi một con hầu, một đầy tớ gái, của chính sự thất vọng chán chường. Và cô bé đứng trầm ngâm, bất động.
Con người thực ra đâu cần sự thành đạt, cho lắm. Điều này lại càng đúng, ít ra là, đối với cả một quốc gia, một dân tộc. Về cái chuyện này, thất bại có khi lại là một điều tốt, cho nó.
William Faulkner đọc Con Đường Trở Lại, The Road Back, của Erich Maria Remarque, trong W. Faulkner: Tiểu luận, Diễn văn, Công Thư [Public Letters], nhà xb The Modern Library, NY, ấn bản 2004.

Tôi đọc những dòng mở ra bài điểm sách trên, mà cứ tưởng tượng ra rằng thì là, đây là những lời tưởng niệm, ở một bãi biển có những cái thuyền, cái bè tị nạn người Việt đã từng ghé. NQT
Ba mươi năm rồi, có vẻ như chúng ta, những người Việt đã từng bỏ chạy quê hương Miền Nam, đã cảm nhận ra, cái gọi là sự chiến thắng vượt quá sự thất trận, mà những kẻ thắng trận chẳng thể nào hiểu nổi, hay tiên đoán ra được.
Có khi bây giờ, chúng đã hiểu ra điều này, khi cố tình cho hạ những tấm bia tưởng niệm?