Cái ngày 30
Tháng Tư, 1975,
ghê gớm thay, nó cũng là một thời điểm quan
trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của một giống dân ngày xưa có tên
là Giao Chỉ.
Kể từ ngày đó,
nó có nguy cơ, phải sống với viễn tượng, về một sự tái
sinh, [theo nghĩa, sinh con đẻ cái], dưới kiếp bọ.
*
Charles
Dickens cũng làm tôi ngạc nhiên ngay từ thuở ban sơ [mơ tưởng chuyện
viết], như một nhà văn Ấn Độ chính hiệu con nai vàng. Thành phố Luân
Đôn mà ông miêu tả, gớm ghiếc, tởm lợm, đầy những tên trộm cắp, lường
đảo và những kẻ đồng lõa, một thành phố nơi cái tốt, cái đẹp thường
xuyên bị trấn áp, đe dọa bởi những trò lưu manh lường gạt, đối với tôi,
nó chẳng khác gì bộ mặt phản chiếu những thành phố nhung nhúc, ngập
ngụa của Ấn Độ, nơi đám cao sang, những nhân vật sáng giá ngự trị ở
trên những tòa nhà chọc trời trong khi ở dưới chân tòa nhà, đám nhân
dân khốn khổ của chúng cố giành giựt sự sống trong những con phố hầm bà
làng, bát nháo. Trong những cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, tôi đã cố
gắng, phải làm sao cướp lấy một tị [nguyên văn: tạo cho mình hứng khởi
từ] thiên tài của Dickens. Và nhất là, từ cái điều mà với tôi là sự
cách tân thiệt sự thể loại văn học, là văn tiểu thuyết, ở nơi ông: làm
thế nào pha trộn, nhào nặn thành một thực thể duy nhất, hai “kẻ thù
không đội trời chung”: một, nền thực tại thô cứng, và một, bộ mặt quỉ
mị, phi thực.
Ảnh hưởng:
Influence
Thực tại khô cứng, bộ mặt quỉ mị, đưa cả hai vào lò cừ, là sẽ có tác
phẩm ngang tầm thời đại liền tù tì.
Của Bọ và Người
Phép lạ dành cho bọ. Do
Garcia Marquez kể, trong 'Sống để kể chuyện'.
Một bà vợ, chồng bọ nhậu. Đã thế, mỗi lần say xỉn, về gắt nhặng cả
lên.
Bữa đó, bà
vợ lo nấu bếp, con gà nhẩy lên bàn ăn, bĩnh một bãi. Đúng lúc đó, bọ
về. Bà vội lo xếp dọn, nhìn bãi cứt gà, biết không kịp,
bèn đặt cái dĩa lên, giả lả hỏi bọ:
-Ông tính ăn gì để tui dọn?
Bọ hét:
-Cứt!
-Có ngay!
Bà vợ giở cái dĩa lên. Bọ toát mồ hôi, tỉnh rượu liền. Và bữa sau,
đi nhà thờ, xin rửa tội.
Sự cứu rỗi cuối cùng hoá ra nhờ bãi cứt gà ! (1)
(1) Gấu coi lại, Garcia Marquez viết:
... that he had returned home one night maddened by alcohol, a
minute after a hen left her droppings on the dining-room table. Without
time to clean the immaculate tablecloth, the wife managed to cover the
waste with a plate so that her husband would not see it, and hastened
to distract him with the obligatory question:
"What would you like to eat?"
The man growled:
"Shit."
Then his wife lifted the plate and said with saintly sweetness:
"Here you are."
The story says that the husband then became convinced of his wife's
holiness and converted to the faith of Christ.
Như thế, chính bà vợ, sự thánh thiện của bà, đã 'cứu rỗi' bọ.
Gấu cứ tưởng tượng ra rằng thì là, một buổi tối đẹp trời, con gà mái
của gia đình vị Đảng Trưởng, hoặc Chủ Tịch Nước, tà tà đi vô nhà bếp...
và thế là vận nước thay đổi, ôi sướng làm sao, vui làm sao!
Tiểu
thuyết đen Mẽo
Gã Thâm, là từ
The Deep (1961).
Bị đám phê bình chê, đây là cuốn đầu tiên Spillane để ý đến câu kệ, đến
ý thức viết văn,
nhưng lạ một điều, khi ông viết hay hơn, thì đồng thời, cũng bớt chất
nghệ sĩ đi.
Trong ba ông cùng thời, Spillane, Hammett, Chandler, giới phê bình
chuộng hai ông sau, tuy nhiên, ở Spillane, có một điều mà cả hai ông
kia
không vươn tới được. Hai ông kia không thể nào viết nổi một
cuốn như
One Lonely Night
(1951), Một Đêm Cô Đơn, như nhận xét về ông, trong lời giới
thiệu
"Ngày mai tôi chết", Tomorrow,
I Die, tập truyện ngắn:
Một
Đêm Cô Đơn là một cái nhìn tối tăm,
siêu thực về vùng rừng
rú đô thị
thời hậu chiến... Cả hai ông kia không ông nào dám liều mạng với
một cái nhìn như vậy. (1)
(1) Bullshit Spillane
was - and is - one of the most remarkable literary
artists
ever to
confine himself to a popular genre. His masterpiece,
One Lonely Night
(1951), which can still be dismissed as right-wing
nonsense as its
villains are primarily cardboard "Commies," is a dark,
surreal
vision of
the post-war urban jungle. Private eye Mike Hammer,
in
that novel,
reveals himself as deeply psychotic, an avenger who
comes
to feel that
God Himself has chosen him to smite the evil ones.
This
is a wilder,
more daring vision than Hammett or
Chandler
would
have ever risked;
and if Spillane hadn't been a "natural," the "two-fisted Grandma Moses
of American Literature" (as I've referred to
him
elsewhere), he
might not have risked it, either.
Max Allan Collins.
Amos Oz trả
lời phỏng vấn
Về Những
Tên Hề
Có một tên hề
rất nổi tiếng, Theodore, 'xuất hiện mỗi ngày trong một bộ đồ mới'. Và
tên hề nhà nước của chúng ta thì cũng làm như vậy, nhưng cái phù hoa,
đỏm đáng không thôi, không đủ để giải thích sự cố gắng tột bực này: sự
sợ hãi có góp phần của nó. Nào dự dạ tiệc, nào gặp gỡ mấy ông tỉnh ủy,
huyện uỷ, lần này là để làm việc, lần kia là để ngoại giao, nhận phong
bì, [secret negociations], mỗi lần như thế, và mỗi bộ đồ như thế, là
đều vì sự quan trọng của nhà nước ta, a matter of national importance.
Nhà
văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể tin tưởng
Số
phận một nhà văn lưu vong
Trang mới:
Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Đừng
sợ nữa. Bạn sợ như vậy là đã quá đủ cho đám tụi mình rồi. Tất cả chúng
mình đều phải chết. Nhưng bạn chưa chắc đã phải chết. Có lẽ những bản
rất tình ca của bạn, là cái phải đại diện cho cả lũ chúng mình với hậu
thế. Bạn đã phục vụ chúng tớ bằng tình bạn trung thành và chân thực.
Thời của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha cho bạn đâu.
Có vẻ như, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật
của Miền
Nam trước đây, đều được viết theo cách nhìn đó: Viết, sáng tác, trong
nỗi lo sợ, hoặc nghệ thhuật, hoặc tác giả, bị trù ẻo, nguyền rủa, huỷ
diệt....
Thanh Tâm
Tuyền, hay Brodsky, coi đây chỉ là bước đi [nhịp điệu] của
thời
gian.
Cái nhịp của
nhạc TCS chính là đại bác ru đêm.
Đó là phần
liên văn bản của nó.
Đường may mắn.
Hình trên, là một bài toán lớp Đệ Ngũ.
Trên hai cạnh một góc nhọn, lấy hai đoạn bằng nhau AB và CD. Chứng minh:
MN - đường nối trung điểm AC và BD - song song với đường phân giác của
góc.
Gấu đã giải được, nhờ phịa ra thêm một đường.
Thiếu đường vẽ thêm đó, là vô phương!