*







Khóc Trắng
Kính và nhớ TTT.
Đại Sử


Phả khói trắng
Gương mặt em tái tạo
những viền, góc
những thành phố chọc thủng bầu trời
chia cắt, vuông vức..

Mưa trắng đi hoang
Kéo dài đêm biệt xứ

Cao Bồi PXA nhập viện
Chúc "bạn ta" sớm bình phục.
Gấu.

Nguồn
Gấu, như PXA, cùng làm bồi cho Mẽo, và, hồi đó, cũng có quen PXA

gau*
**
Gấu tại nhà Kiệt Tấn.Tranh Thái Tuấn. Hai thằng ngố tại một tiệm sách. Paris, 1999. Gấu ăn sáng tại nhà KT
Tôi có còn cô độc ?
 Những rừng đèn chai đứng dậy trong đêm khuya.
Lần tới Paris đó, đúng là để chia tay với thế kỷ và thiên niên kỷ. Trên tháp Eiffel, đếm lui từng ngày, và chỉ còn 59 ngày nữa là bắt đầu một kỷ nguyên mới.
Cả hai thằng, chẳng thằng nào nhận ra thằng nào. Sau cùng bà xã Kiệt Tấn tiến lại hỏi thẳng tụi này.
*
Chị kể, lần đón HPA, cũng chẳng ai nhận ra ai. Nhưng lần đó, có lý do.
-Tôi biểu anh ấy, nhận không ra đâu. Bạn anh từ thành phố Sài Gòn tới Paris. Làm sao biết, bạn anh ốm tới cỡ nào? Cù lần tới cỡ nào? Làm sao nhận ra?
Ấy là Gấu cương đại, một câu nói rất ư là bình thường, của chị.
*
Nhưng, câu của chị, làm Gấu nhớ tới hạnh phúc của Gấu:
"Nhưng nếu không vì dung nhan tàn tạ, chắc gì thầy nhận ra em?"
Bụi
*
Lần hẹn gặp bạn ta, tại một tiệm Mac Donald tại Paris, chính Gấu này cũng hết sức sửng sốt. Không phải chuyện gầy hay ốm. Một chuyện gì đó, buồn bã lắm, đại khái như thế.

Hồ sơ TCS bị VC hăm làm thịt

Sự cứu rỗi cuối cùng
Cái ngày 30 Tháng Tư, 1975, ghê gớm thay, nó cũng là một thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của một giống dân ngày xưa có tên là Giao Chỉ.
Kể từ ngày đó, nó có nguy cơ, phải sống với viễn tượng, về một sự tái sinh, [theo nghĩa, sinh con đẻ cái], dưới kiếp bọ.

Của Bọ và Người

Tiểu thuyết đen của Mẽo
"Đi và Sống", là cụm từ Gấu thuổng từ một tay chuyên viết chuyện phiêu lưu, mạo hiểm, sặc mùi trinh thám, một trong những thần tượng của Gấu hồi còn đi học, nổi tiếng một thời ở Miền Nam. Ông sau bị cảnh sát bắt, vì tội tổ chức du lịch ma.
Ông này là tiền thân của đám bọ VC hiện nay, chuyên tổ chức du lịch ma, học ma, nhưng xuất cảng người, thì thật.
Tên của ông tổ sư của VC này là Lê Minh Hoàng Thái Sơn.

Amos Oz trả lời phỏng vấn

Về Những Tên Hề
Có một tên hề rất nổi tiếng, Theodore, 'xuất hiện mỗi ngày trong một bộ đồ mới'. Và tên hề nhà nước của chúng ta thì cũng làm như vậy, nhưng cái phù hoa, đỏm đáng không thôi, không đủ để giải thích sự cố gắng tột bực này: sự sợ hãi có góp phần của nó. Nào dự dạ tiệc, nào gặp gỡ mấy ông tỉnh ủy, huyện uỷ, lần này là để làm việc, lần kia là để ngoại giao, nhận phong bì, [secret negociations], mỗi lần như thế, và mỗi bộ đồ như thế, là đều vì sự quan trọng của nhà nước ta, a matter of national importance.
Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Một vài tác giả, tự dán cho họ ba đồ trang trí làm sẵn, từ những hình tượng nổi tiếng, bèn lập tức tạo khoảng cách, giữa chính họ và những đồng nghiệp, ra cái điều, chỉ có ta đây mới là kẻ tự đóng đinh vào thập tự thơ, chỉ ta đây, bảnh, chẳng những ngang hàng, mà có thể còn hơn cả Nguyễn Du! [Tại sao lại phải khóc, lại phải năn nỉ hậu thế, cái anh già lẩm cẩm này!]   

Số phận một nhà văn lưu vong
Tác phẩm của Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm, như ông nói với nhà sử học người Ý, Marco Cugno:
"Khi bạn khám phá ra, mình là người Do Thái, ở trong trại tù, vào lúc 5 tuổi, như vậy là mọi lựa chọn kể như tiêu: cái thảm kịch tập thể, xa xưa bám dính lấy bạn. Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu, kinh nghiệm Lò Thiêu là một dẫn nhập tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó, tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ nghĩa toàn trị có nghĩa là loại trừ và đảo ngược truyền thống. Tới tuổi già, lưu vong đem trả cho tôi thân phận một kẻ trôi sông lạc chợ, và theo tôi, để vượt được nó, phải bám chặt vào ngôn ngữ và văn hóa của mảnh đất tôi sinh ra."

I did not want to accept the ethnic corner in which the Authority was trying to isolate me. The child who had come back from the  concentration camp at the end of the war wanted at all cost to forget, at all cost to be like everyone else. Forty years later, must I again feel a victim? I could not bear it. I mistrusted those who professionalized their laments and I hated those who provoked them.
Manea
Tôi không chịu cái góc Do Thái mà Nhà Cầm Quyền cố cô lập tôi. Đứa trẻ từ trại tập trung trở về, vào cuối cuộc chiến, muốn quên, bằng mọi giá, và bằng mọi giá, được như bất cứ một người nào khác. Bốn chục năm sau, chẳng lẽ tôi lại cảm thấy mình là nạn nhân? Tôi không thể chịu nổi điều này.
Tôi đếch tin mấy thằng cha nhà nghề, chuyên nhà nghề với nước mắt của họ, và tôi thù ghét những kẻ chuyên làm nghề gây chuyện đổ nước mắt.
Manea

Gấu, nhà văn

**
Gấu đang sinh hoạt vhnt,
lé, lác xệch, trợn ngược cả mắt lên, vì nền vhnt hải ngoại!

To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179]. Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].

Khủng khiếp nhất, mang đậm dấu ấn Hichtcock nhất, trong những lần shnt, là lần xẩy ra ở quá ngã tư Phú Nhhuận một tí, chưa tới nhà thương Cộng Hoà.
Lần đó, đi cùng với ông bạn thân. Ông này sau đi với Gấu, xuống Ba Xuyên đưa xác thằng em Gấu về Sài Gòn. Lượt về Gấu đi máy bay C.130 cùng cái xác thằng em, trong chiếc quan tài, ngoài gỗ, trong kẽm. Cũng nhờ tài xoay sở của một ông cố vấn Mẽo tại phi trường Sóc Trăng. Thằng em, sĩ quan Thủ Đức, ra trường biệt phái đơn vị địa phương quân lo an ninh phi trường. Ông bạn, nhà giáo bị động viên, đi xe đò trở về Cần Thơ, nhiệm sở của ông lúc đó. Xe của ông thứ nhì. Xe thứ nhất xơi nguyên một trái mìn VC. Gấu có kể qua truyện này một hai lần rồi. Nó làm Gấu nhớ tới câu chuyện Bóng Người Trong Sương Mù của Khái Hưng. Hồi nhỏ, đọc truyện này, Gấu hơi bị ấn tượng [thuổng cách nói của VC], nhưng hóa ra rằng thì là, ông thuổng truyện ngoại quốc. Của tay Langelaan, tác giả một truyện ngắn được coi là kinh dị số một của thế kỷ, Con Ruồi , đã từng được dịch đăng trên tờ Bách Khoa, Sài Gòn, trước 1975.
Gấu tin rằng thì là, thằng em trai của Gấu, đã xúi ông bạn đừng đi chuyến xe đầu.
Cũng như Gấu đã từng mường tượng ra cái chết của thằng em, ngay từ khi nó bị gọi đi Thủ Đức.
Đúng ra, ngay từ khi Gấu chết hụt ở nhà hàng Mỹ Cảnh.
Như thể, Thần Chết, bắt hụt thằng này, thì tóm thằng kia.
Chính vì vậy mà ông bạn HPA không làm sao đọc ra "cái tầng hầm", của đoạn văn sau đây, bởi thế, ông mới chửi, sao lại có một thằng mê gái thê thảm đến trở thành lố bịch, như mày, hử Gấu?
*

Đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, khi chàng tỉnh táo, nhận ra những khuôn mặt thân thương trong gia đình, chàng cố gắng cất tiếng nói nhưng không thể, và chàng cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết trong đêm, và trước khi chết, chàng sẽ được gặp nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng sẽ còn đủ thì giờ để nói với nàng, rằng chàng yêu nàng vô cùng, và tình yêu đó chẳng liên can gì đến đời sống hoặc cái chết, rằng nó phải như vậy, nếu không đã chẳng thể nào có nàng và chàng ở trên đời, và điều chàng ân hận, là chàng đã yêu nàng nhiều quá, như một lần chàng đã viết, "Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá." Chàng cảm thấy đời chàng sẽ kết thúc như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng sớm hôm sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và thắng cả thần chết, đã lừa dối được định mệnh, đồng thời chàng cũng nhận ra một sự thật thảm thương, là sự sống sót của chàng như có một điều chi bất thường, giống như một nốt nhạc sai, dư, thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa một bài ca, sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Trong khi lần hồi sống lại, trong những lần nàng vào nhà thương Grall thăm chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin, nàng đã khóc và không dám giụi mắt, vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết. Chàng nghe kể lại, vừa cảm động vừa hổ thẹn....
Khu Rừng Trong Đêm