|
Sự
cứu rỗi cuối cùng
Cái ngày 30
Tháng Tư, 1975,
ghê gớm thay, nó cũng là một thời điểm quan
trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của một giống dân ngày xưa có tên
là Giao Chỉ.
Kể từ ngày đó,
nó có nguy cơ, phải sống với viễn tượng, về một sự tái
sinh, [theo nghĩa, sinh con đẻ cái], dưới kiếp bọ.
Của Bọ và Người
Baal (1)
Vào mùa hè năm 1862,
Dostoevsky làm một chuyến ngao du Pháp và Anh, và sau đó đẻ ra bài
viết, Ghi chú Mùa Đông Ấn tượng Mùa
Hè, Winter Notes
on Summer Impressions.
Chương 5, viết về London, có tên là Baal, bởi vì
có vẻ như con người ở đây chỉ là mồi ngon cho vị thần của Syria và
Canaan, mà tên tiếng Anh, có nghĩa là "Lord".
Không ai, kể cả Dickens, trong những trang đen tối nhất của ông,
viết ra những dữ dằn đến như thế - như là Dost viết - về thủ đô
của chủ nghĩa tư bản, vào thời kỳ đó.
Chắc chắn rồi, là người Nga, ông không ưa Tây Phương, nhưng sự căm phẫn
về mặt đạo đức của Dost. thì thật là khủng khiếp, và những miêu tả của
ông, thì hiện thực đến nỗi, thật khó mà không tin ông.
Nghèo đói, sự kinh ngạc đến thẫn thờ trước lao động nặng nhọc, tệ nạn
say sưa, đĩ điếm, rất nhiều người dưới tuổi vị thành
niên, chứng tỏ một điều là, giai cấp ngồi trên đầu nhân dân, đã hy sinh
nhân dân của họ, cho ông Thần tiền, the Baal of money.
Thành thử chẳng có gì là ngạc nhiên, khi, cũng chính từ thành phố
đó,Marx đưa ra những lời tiên tri của ông, và những lời tiên tri đó,
tức chủ nghĩa Cộng Sản, hận thù đằng đằng đến như vậy!
Milosz's ABC's
(1) Baal
From Wikipedia, the free encyclopedia.
Baal (baʿal) is a Semitic title and honorific meaning lord
that is used for various gods, spirits and demons particularly of the Levant.
"Baal" can refer to any god and even to human
officials; in some mythological texts it is used as a substitute for
Hadad, a
god of the sun, rain, thunder, fertility and agriculture, and the lord
of
Heaven. Since only priests were allowed to utter his divine name Hadad,
Baal
was used commonly. Nevertheless, few if any Biblical uses of "Baal"
refer to Hadad, the lord over the assembly of gods on the holy mount of
Heaven,
but rather refer to any number of local spirit-deities worshipped as
cult
images, each called baal and regarded as an "idol". Therefore, in any
text using the word baal it is important first to determine precisely
which
god, spirit or demon is meant.
Amos Oz trả
lời phỏng vấn
Về Những
Tên Hề
Có một tên hề
rất nổi tiếng, Theodore, 'xuất hiện mỗi ngày trong một bộ đồ mới'. Và
tên hề nhà nước của chúng ta thì cũng làm như vậy, nhưng cái phù hoa,
đỏm đáng không thôi, không đủ để giải thích sự cố gắng tột bực này: sự
sợ hãi có góp phần của nó. Nào dự dạ tiệc, nào gặp gỡ mấy ông tỉnh ủy,
huyện uỷ, lần này là để làm việc, lần kia là để ngoại giao, nhận phong
bì, [secret negociations], mỗi lần như thế, và mỗi bộ đồ như thế, là
đều vì sự quan trọng của nhà nước ta, a matter of national importance.
Nhà
văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể tin tưởng
Một vài tác
giả, tự dán cho
họ ba đồ trang trí làm sẵn, từ những hình tượng nổi tiếng, bèn lập tức
tạo khoảng cách, giữa chính họ và những đồng nghiệp, ra cái điều, chỉ
có ta đây mới là kẻ tự đóng đinh vào thập tự thơ, chỉ ta đây, bảnh,
chẳng những ngang hàng, mà có thể còn hơn cả Nguyễn Du! [Tại sao lại
phải khóc, lại phải năn nỉ hậu thế, cái anh già lẩm cẩm này!]
Số
phận một nhà văn lưu vong
Tác phẩm của
Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm, như ông nói với nhà sử học người Ý,
Marco Cugno:
"Khi bạn khám
phá ra, mình là người Do Thái, ở trong trại tù, vào lúc 5 tuổi, như vậy
là mọi lựa chọn kể như tiêu: cái thảm kịch tập thể, xa xưa bám dính lấy
bạn. Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu, kinh nghiệm Lò Thiêu là một dẫn
nhập tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó, tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ
nghĩa toàn trị có nghĩa là loại trừ và đảo ngược truyền thống. Tới tuổi
già, lưu vong đem trả cho tôi thân phận một kẻ trôi sông lạc chợ, và
theo tôi, để vượt được nó, phải bám chặt vào ngôn ngữ và văn hóa của
mảnh đất tôi sinh ra."
Gấu,
nhà văn
Cái cuốn
Brachet, toán bài tập
năm thi Tú Tài hai, ban toán, mà giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, tức Toàn
Phong, tác giả cuốn Đời Phi Công, nói tới, cũng là sách gối đầu giường
của Gấu và đồng bọn, những ngày mê toán, những năm học trung học.
Thời của Gấu, còn một cuốn nữa, nổi hơn Brachet, là cuốn của Le Bossé
[?]. Nhiều bài hơn, dễ hơn, nhưng cũng có những bài khó hơn, là những
bài thi concours toán. Brachet hay ở chỗ, toàn những bài chọn lọc, và,
lẽ dĩ nhiên, khó.
Vào thời đó, Gấu chẳng tha một bài nào của Brachet.
Kể cả của Le Bossé. Gấu nhớ bài toán khó, của từng chương, từng món
[nghịch đảo, cô-níc, hàng điểm điều hòa, chùm vòng tròn, vòng tròn trực
giao, bao hình, quĩ tích, đạo hàm, nguyên hàm...]. Đến nỗi, sau đó, đi
làm rồi, tới khi em Bông Hồng Đen lên lớp
12, cũng ban toán, một bữa gặp bạn, có Gấu đi ecscort, hai người nói về
một bài toán khó
đang làm cả hai nhức đầu, Gấu bèn đi một đường trổ tài, không những chỉ
cách giải mà còn nói đúng bài toán nằm ở đâu, trong trận đồ toán học có
tên là Le Bossé đó!
Về già, Gấu tự hỏi, ở đâu ra mấy cuốn sách toán đó, năm học thi tú tài
hai đó?
Bởi vì, chỉ đến khi Gấu ra trường Bưu Điện, đi làm, có tiền, thì mới
có chuyện mua sách.
Gấu nhớ là, hồi đó, đi làm rồi, Gấu cứ làm như mình đang học...
Sorbonne, Paris, với những
cuốn cours của nó, bầy bán tại nhà sách Lê Phan, tại đường Phạm
Ngũ Lão, gần chợ Bến Thành. Tiệm này có một cái
nét rất đặc biệt, là chơi tên tiệm trên mái ngói, chắc là từ thuở Đồng
Minh đánh Nhật. Ở Sài Gòn có hai nơi quảng cáo theo kiểu này, nhà sách
Lê Phan và nhà thương Grall, theo như Gấu còn nhớ được.
Với Lê Phan, thì ngoài Brachet, Le Bossé, còn có Bouligand
[?], Rivaud [tay này trùm về tân toán]. Hai ông này thuộc năm thứ nhất
Đại Học Khoa Học.
Gấu, túi có tiền, tiện tay, quơ thêm vài cours... triết. Hiện tượng
học,
Husserl, chẳng hạn!
Thời gian bỏ Khoa Học qua Văn Khoa.
Cái chuyện đậu xong chứng chỉ Dự Bị Triết, lên chứng chỉ Triết Tây,
đụng đầu ông giáo sư hắc ám, bèn tức khắc trở lui, sau ghé Văn Khoa,
chỉ lảng vảng khu chứng chỉ Việt Hán, ngóng cô bạn, là chuyện hoàn toàn
có thực.
Gấu vẫn quan niệm, thầy, nhất là môn văn khoa, là phải ra thầy. Nhất tự
vi sư bán tự vi sư, là đúng y chang cho những ông này. Bạn không thể
học, chỉ một nửa chữ văn, thơ... , rồi biểu rằng
thì là, tớ chưa học ông đó!
Và chỉ đến khi cầy thêm job thứ nhì, làm chuyên viên gửi vô tuyến viễn
ảnh cho UPI, Gấu mới tha hồ mua sách, thích cuốn nào là mua, không có ở
Sài Gòn, thì order bên Tây, qua nhà sách Xuân Thu, kế ngay bên Quán
Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn.
Gấu tin rằng, cái lần me-xừ tác giả Mặt
trời không bao giờ có thực phạng cái thằng kè kè tờ
L'Express
bên nách, rời Xuân Thu qua Quán Chùa, là 'ám chỉ' Gấu này!
Hoặc, có thể, Người Đi Trên Mây!
*
Thành thử, mấy cuốn toán của Le Bossé, Brachet, gì gì đó, chỉ có thể từ
một ông bạn trong Thất Hiền.
Năm học Đệ Nhị, Gấu khám phá ra cuốn Bếp Lửa, nhờ coi cọp, trên hè
phố Sài Gòn, khi ông Nguyễn Đình Vượng đem nó ra bán "xon".
Cảm ơn ông Nguyễn Đình Vượng!
|
|