|
Chìa tay
ra
bắt tay cái chết
Cái tuyệt vời giống hệt cái em
Bất
Tuyệt
Thơ NLV
SAM I AM
Beckett’s private purgatories.
by BENJAMIN KUNKEL
Issue of 2006-08-07
Posted 2006-07-31
Lò luyện ngục riêng tư của Sam
Người Nữu
Ước
“We’re not
beginning to . . . to . . . mean something?” one
character asks another in Samuel Beckett’s 1958 play “Endgame.” It
turns out to
be a well-warranted concern.
[Chúng ta đâu có đang bắt đầu có nghĩa là điều gì đâu, một
nhân vật hỏi một nhân vật khác trong kịch Tàn Cuộc, 1858, của Beckett.
Hóa ra
đây đúng là một âu lo hàng đầu].
Nào nghĩa gì đâu, mà bắt đầu!
Nhưng hãy chờ
đợi tiếng cười ở đằng sau hư vô.
"One of the [Calvary]
thieves was saved. It's a reasonable percentage".
"Một trong
những tên trộm được cứu vớt. Vậy là được
rồi."
Trong khi chờ
Godot
Champion of
ambiguity
Vô địch về sự bất định, hàm hồ.
Nhà văn bi quan đáng yêu nhất.
Với ông, là một nghệ thuật sinh ra từ cái bóng của Lò Thiêu
Samuel Barclay Beckett (April 13, 1906–December 22, 1989)
was an Irish playwright, novelist and poet. Beckett's work is stark,
fundamentally minimalist, and deeply pessimistic about human nature and
...
"Hết
thuốc
chữa, chuyện anh có mặt trên trái đất này", Hamm nói với Clov trong Tàn
Cuộc, Endgame (Beckett), hay như trong "Tiến
lên Tàn Mạt, Worstward Ho" (cũng của Beckett): "Hãy thua. Thua nữa.
Thua
cho bảnh." ("Fail. Fail again. Fail better.") Theo ông, đó là chức năng
tuyệt vọng của người nghệ sĩ hiện đại, kẻ bị kết án phải trung thành
với sự thất bại.
Tiểu thuyết mới ở Việt Nam
Trên tờ
Người Kinh Tế,
đề ngày 18 Tháng Ba, 2006, có bài về Beckett. Lạ, bài viết lấy đúng câu
"Hãy thua, thua nữa, thua cho
bảnh", nhưng thay vì vậy, thì là: Try again. Fail again. Fail better.
[Thử nữa. Thua nữa. Thua cho bảnh].
Tôi
giới thiệu Beckett vào năm 1965 - 1966, khi vừa tập tễnh vào làng văn,
trước khi ông được Nobel vào
năm 1969. Khi đó ông đang
bị hai phe khen chê tơi bời ở Tây. Phê chê ông coi đây là văn chương
tiền chế. Gấu còn nhớ mài mại, một câu, từ thuở đó, đặc chất hàm hồ,
bất định, của
ông:
Tôi trở về nhà
và viết. Nửa đêm. Trời mưa. Không phải nửa đêm. Không
phải trời mưa.
Hồ sơ v/v
TCS bị VC hăm xử tử
Cái ngày 30
Tháng Tư, 1975,
ghê gớm thay, nó cũng là một thời điểm quan
trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của một giống dân ngày xưa có tên
là Giao Chỉ.
Kể từ ngày đó,
nó có nguy cơ, phải sống với viễn tượng, về một sự tái
sinh, [theo nghĩa, sinh con đẻ cái], dưới kiếp bọ.
Của
Bọ và Người
Baal.
Vào mùa hè năm 1862,
Dostoevsky làm một chuyến ngao du Pháp và Anh, và sau đó đẻ ra bài
viết, Những Ghi chú Mùa Đông, về
những Cảm tưởng Mùa Hè, Winter Notes
on Summer Impressions.
Chương 5, viết về London, có tên là Baal, bởi vì
có vẻ như con người ở đây chỉ là mồi ngon cho vị thần của Syria và
Canaan, mà tên tiếng Anh, có nghĩa là "Lord".
Không ai, kể cả Dickens, trong những trang đen tối nhất của ông,
viết ra những điều khủng khiếp như thế - như là Dost viết - về thủ đô
của chủ nghĩa tư bản, vào thời kỳ đó.
Chắc chắn rồi, là người Nga, ông không ưa Tây Phương, nhưng sự căm phẫn
về mặt đạo đức của Dost. thì thật là khủng khiếp, và những miêu tả của
ông, thì hiện thực đến nỗi, thật khó mà không tin ông.
Nghèo đói, sự kinh ngạc đến thẫn thờ trước lao động nặng nhọc, tệ nạn
say sưa, đĩ điếm, rất nhiều người dưới tuổi vị thành
niên, chứng tỏ một điều là, giai cấp ngồi trên đầu nhân dân, đã hy sinh
nhân dân của họ, cho ông Thần tiền, the Baal of money.
Thành thử chẳng có gì là ngạc nhiên, khi, cũng chính từ thành phố đó,
mà Marx đã đưa ra những lời tiên tri của ông, và những lời tiên tri đó,
tức chủ nghĩa Cộng Sản, lại chứa đựng một cái sức mạnh trả thù khủng
khiếp đến như vậy.
Milosz's ABC's
Amos Oz trả
lời phỏng vấn
Về Những
Tên Hề
Có một tên hề
rất nổi tiếng, Theodore, 'xuất hiện mỗi ngày trong một bộ đồ mới'. Và
tên hề nhà nước của chúng ta thì cũng làm như vậy, nhưng cái phù hoa,
đỏm đáng không thôi, không đủ để giải thích sự cố gắng tột bực này: sự
sợ hãi có góp phần của nó. Nào dự dạ tiệc, nào gặp gỡ mấy ông tỉnh ủy,
huyện uỷ, lần này là để làm việc, lần kia là để ngoại giao, nhận phong
bì, [secret negociations], mỗi lần như thế, và mỗi bộ đồ như thế, là
đều vì sự quan trọng của nhà nước ta, a matter of national importance.
Nhà
văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể tin tưởng
Một vài tác
giả, tự dán cho
họ ba đồ trang trí làm sẵn, từ những hình tượng nổi tiếng, bèn lập tức
tạo khoảng cách, giữa chính họ và những đồng nghiệp, ra cái điều, chỉ
có ta đây mới là kẻ tự đóng đinh vào thập tự thơ, chỉ ta đây, bảnh,
chẳng những ngang hàng, mà có thể còn hơn cả Nguyễn Du! [Tại sao lại
phải khóc, lại phải năn nỉ hậu thế, cái anh già lẩm cẩm này!]
Số
phận một nhà văn lưu vong
Tác phẩm của
Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm, như ông nói với nhà sử học người Ý,
Marco Cugno:
"Khi bạn khám
phá ra, mình là người Do Thái, ở trong trại tù, vào lúc 5 tuổi, như vậy
là mọi lựa chọn kể như tiêu: cái thảm kịch tập thể, xa xưa bám dính lấy
bạn. Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu, kinh nghiệm Lò Thiêu là một dẫn
nhập tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó, tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ
nghĩa toàn trị có nghĩa là loại trừ và đảo ngược truyền thống. Tới tuổi
già, lưu vong đem trả cho tôi thân phận một kẻ trôi sông lạc chợ, và
theo tôi, để vượt được nó, phải bám chặt vào ngôn ngữ và văn hóa của
mảnh đất tôi sinh ra."
|
|