|
The Archimede
Palimpsest
Sự thực nằm
trong đó, đó.
Đọc bí
kíp viết trên tấm da lừa của Archimede.
Đọc Kim Dung, chắc bạn còn nhớ
cảnh Vô Kỵ học bí kíp Càn Khôn Đại Nã Di cùng cô em Tiểu Siêu, ở trong
đường hầm đưa lên đỉnh Quang Minh Đỉnh. Mấy dòng chót, đọc không ra,
chàng
cố tập, bị tẩu hoả nhập ma, xém đi luôn.
Bi giờ, nhờ kỹ
thuật đọc cái không thể đọc, reading the invisible, đám chuyên gia Đại
học Stanford đã đọc được rồi, nhưng, thay vì đọc Càn Khôn Đại Nã Di, họ
cố đọc đọc mấy trang chót trên tấm da lừa của thiên tài Archimede để
lại.
Archimede of
Syracuse được coi như một tổ sư toán của nhân loại, người đã chứng minh
ra được bản chất của cái vô cùng, và tính ra được con số "pi". Ông còn
là người khám phá ra luật tỉ trọng, và cứ thế, đang tắm, trần truồng
chạy ra đường la lên, eureka, kiếm thấy nó rồi. Người ta tin rằng, mấy
tay học giả ở Stanford cũng đang chờ để la lên "eureka", như Archimede
ngày nào, khi đọc được mấy trang chót của bí kíp Càn Khôn Đại Nã Di của
ông tổ sư toán này.
Koestler
tin
rằng là những nhà khoa học cũng giống như mấy tên mộng du. Họ kiếm thấy
những định luật này nọ, trong khi mộng du. Trong tình trạng
hoàn toàn tỉnh táo, là không
kiếm thấy!
Và ông viết cả một cuốn sách về đề tài này: The Sleepwalkers. Gấu đọc
bản tiếng Tây, những ngày ngồi Quán Chùa.
Tuy nhiên, theo Gấu tui, bạn, muốn thấy, thì phải tìm. Tìm sẽ thấy, gõ
sẽ mở.
Nói rõ hơn, bạn phải ở trong trạng thái tìm, thì mới kiếm thấy được.
Archimede, như một giai thoại tuyệt vời kể lại, bị ám ảnh bởi một thách
đố, đúng ra, một bài toán khó, do nhà vua đưa ra, liên quan tới vương
miện bằng vàng, bị ông thợ tráo bạc vô. Nhà vua biết, nhưng không làm
sao chứng minh, vì đem cân vương miện vẫn nặng như cũ. Bèn kêu ngài tổ
sư toán.
Archimede đang lúc đó, bị đau đầu bởi hai hiện tượng vật lý
hoàn toàn chẳng liên quan gì tới nhau: vật bỏ vô nước, nước dềnh lên.
Và ông đã chứng minh bài toán ăn cắp vàng bằng cách:
1. Bỏ vương miện nguyên vàng vô nước, đánh dấu mực nước dềnh lên.
2. Bỏ vương miện có lẫn bạc vô nước, đánh dấu mực nước.
Hai mực nước khác nhau.
Luật tỉ trọng ra đời, nối thành một mạch hai hiện tượng vậy lý: vật bỏ
vô nước, bị nước đẩy lên, sức đẩy bằng trọng lượng khối nước bị vật
choán chỗ.
Như vậy, bạn phải đau đầu với một cái gì đó, thì mới kiếm thấy nó. Chứ
không thể mộng du khơi khơi được.
Gấu tôi tin rằng, bất cứ một tuyệt phẩm nào ở trên đời, đều đã từng
hành hạ người sáng tạo ra nó, y hệt như Archimede đã từng bị hành hạ.
Ngày nay, chẳng còn ai nhớ đến những cơn đau đầu của ông. Họ chỉ biết
đến cái luật tỉ trọng. Có khi cũng chẳng cần biết ai khám phá ra nó.
Đó là hạnh phúc của nhân loại.
Của hậu thế, đúng hơn.
Sartre chẳng đã từng phán: Đại tác phẩm giống như sỏi đá, cây cỏ.
Chúng 'bầy' ra đấy.
Người ta đọc, sướng điên lên, nhưng có ai hỏi, ở đâu, do đâu, mà có?
Hồ sơ v/v TCS bị VC hăm xử tử
Kỷ niệm của Gấu với TCS nói
chung là... tiền hung hậu kiết!
Khi ông mất, trong bài tưởng niệm ông, viết một mạch, ào một cái, Gấu
có kể ra rằng thì là, lần đầu gặp, chẳng vui gì.
Thấy mất cảm tình liền tù tì, thì cứ nói như vậy.
Anh ta ngồi với Gấu, nói tiếng Bắc Kỳ, nhưng, vừa có một thằng bạn
từ bàn khác, hay từ phía ngoài chạy vô, là hai ông nói tiếng nước Huế
của hai ông, cứ như là thằng Gấu này là người nuớc ngoài!
Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình
Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn.
Nói
chưa
nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc
chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
Anh ngồi chung
bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh
bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc
hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng
nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng Bắc.
Trịnh Công
Sơn
*
Ở trên, Gấu có
tán nhảm về cái luật tỉ trọng và những cơn đau đầu của Archimede.
Nhạc TCS, là
cũng được sáng tác ra, từ những cơn đau đầu do cuộc chiến hành hạ tác
giả, theo Gấu
Đây là điều giải thích, tại sao những người đã từng nghe nhạc ông, ngay
từ khi nó được hoàn thành, từng bản, từng bản, đã không thể chịu được
cái trò, người ta phá nhạc ông, như ở trong nước đã từng làm.
Bạn nghe, và thích, một bản nhạc, của TCS, là vì, bạn đã từng có lần
đau đầu, và lần đau đầu đó, sau này, mỗi lần nghe bản nhạc đó, là nhớ
ra, là sống lại.
Tiểu
thuyết đen của Mẽo
Trong thế giới
tiểu thuyết đen của Mẽo, Spillane, hay James Hadley
Chase không được coi trọng bằng những tay như Dashiell Hammett, Raymond
Chandler, Horace Mac Coy.... Nhưng, đúng là một thứ mì ăn liền.
Tuy Mẽo không
sáng chế ra tiểu thuyết trinh thám đen, cũng như truyện ngắn, nhưng khi
chúng tới Mẽo, là đổi khác, trở thành một cái gì độc nhất, chỉ Mẽo mới
có.
Nguyễn Quang Hiện
Sự
cứu rỗi cuối cùng
Cái ngày 30 Tháng Tư, 1975,
ghê gớm thay, nó cũng là một thời điểm quan
trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của một giống dân ngày xưa có tên
là Giao Chỉ.
Kể từ ngày đó, nó có nguy cơ, phải sống với viễn tượng, về một sự tái
sinh, [theo nghĩa, sinh con đẻ cái], dưới kiếp bọ.
Amos Oz trả
lời phỏng vấn
Về Những
Tên Hề
Trong rạp xiệc là thế giới
đó, thi sĩ giống như một Kỵ Sĩ Mặt Buồn, a
Knight of the Sad Countenance, một anh hề Auguste the Fool được trang
bị một cách tệ hại, cho cuộc sống thường ngày, trong đó, đồng loại của
anh cho và nhận -
tùy cố gắng, năng lực, cơ hội, và mánh mung - phần thực
tại được chia cho họ, hợp với họ. Anh ta, một người thợ
vụng về, cẩu thả, chẳng giống ai, một kẻ mơ những luật lệ khác, những
đánh giá khác, những khen thưởng khác, và tìm những bù đắp, những bồi
hoàn cô
đơn, riêng lẻ, cho vai trò của anh, cho dù anh ta thích hay không thích
vai trò đó.
Tuy nhiên, anh thường xuyên chứng tỏ, anh có một hiểu
biết thật sâu xa, và do đó, thật đáng kinh ngạc, về đồng loại. Với họ,
có vẻ như là anh ta quan hệ cho có lệ, nhưng trong khi trao đổi, bật ra
ở anh, một cái chi thật là thần kỳ. Có những lúc, đồng loại có thể nhận
ra sự thần kỳ này, ngay cả khi chúng có vẻ bí ẩn, và bề ngoài, có vẻ
thật khó khăn, không phải luôn luôn được thấu hiểu, ngay cả với chính
anh ta. Sự yếu kém của anh ta đó, bất thình lình lại là sức mạnh, sự cô
đơn riêng lẻ của anh ta, bỗng trở thành tính liên đới, tình đoàn kết,
một lòng một dạ với đồng loại; sự tưởng tượng của anh, trở thành một
lối đi tắt tới thực tại. Người ta có thể nói, bộ mặt của anh ta phản
chiếu tất cả những hình ảnh của rạp xiếc đời vây quanh, và tấm gương đó
cứ thế mà quay, mà biến đổi nhanh, nhanh hơn, nhanh hơn nữa... Đây
chính là cái quà tặng của khoảnh khắc, một cú sốc thật ngắn ngủi
- một khoảnh khắc của ngỡ ngàng làm sững sờ toàn rạp, chỉ trong một
tích tắc đồng hồ.
Norman
Manea:
Chào
Mừng Sinh Nhạt Bác!
Đi
Tìm Một Cái Nón Cối Đã Mất
Les
Enragés Désabusés vs Les
Enfants Gâtés
Già khùng vỡ mộng
đấu với
Nhóc tì hư hỏng do nuông chiều
Nhân,
có cả hai, nhà văn nhóc tì hư hỏng do nuông chiều [chữ của Match du monde], PTH, và TCS, may
sao, vớ được một bài trên net, của nhạc sĩ TCS viết về nhà văn PTH
Xin
post lại, trước khi đi một đường MTC [Mao Tôn Cương]
Áo Dài
|
|