|
Einstein, khoảng 1910, khi đã cho ra lò thuyết tương đối.
Những bức thư riêng của ông, viết trong năm sôi động, lần đầu tiên được
mở ra cho công chúng.
Một cái thoáng nhìn, vào bên trong trái tim và cái đầu, của thiên tài
vĩ đại nhất thế kỷ 20.
[Trích Thời Báo, Time, July 17]
Zidane: Người nổi loạn? Thần
Sisyphe? Tên khủng bố? Một bí ẩn? [an enigma]?
Cầu thủ Pháp, Thierry Henry: 'Có thể tẩy vết vẹo ngoài da,
do môi trường chung quanh gây nên, nhưng làm sao lấy cục ung thư
môi trường, ra khỏi con người?'
Một ông thầy bói coi tướng "Zizou": 'Anh ta cười như Mẹ Theresa,
nhưng nhíu
mày như một tên giết người hàng
loạt'.
[Trích báo Toronto Star].
Bi kịch được nống lên trên chiều kích vĩ mô, và trong âm
vang của một biểu tượng đa nghĩa, đa hiệu, nhân văn, xã hội. Báo Le
Monde (Thế
Giới) trong bài bình luận rất uyên bác, đăng ngay trang nhất ngày
11-7-2006,
nhà văn F. Weyergans kết luận rằng đây là: «một xung năng tự hủy khiến
tôi phải
nghiêng mình, liên tưởng đến câu châm ngôn đượm màu phân tâm học: lúc
không ổn,
chính là khi ổn (c’est quand ça ne va pas que ça va)». Tác giả cũng
nhắc lại sự
nghiệp Zidane, như một bi kịch Hy Lạp, và tấm thẻ đỏ gợi đến lời
Sophocle: chỉ
có thể đánh giá cuộc đời vào chặng cuối.
Đặng Tiến
Quả là có mùi mặt trời, khí hậu Địa Trung Hải ở đây, thật.
Nhưng Zidane, đã chịu đựng được cú sốc, đi vài bước, rồi sau đó mới
quay
lại, ra đòn, làm nhớ đến mấy phát súng tiếp theo sau phát súng thứ
nhất, của anh chàng Meursault.
Chúng ta tự hỏi, cái gì làm Zidane không thể chịu đựng được, sau khi đã
chịu đựng được?
Anh ta nghĩ gì, khi húc đầu?
Tôi nghi, chính những ngọn lửa của đám di dân ngày nào đốt Paris, mới
là hình ảnh khiến Zidane nổi hung lên!
Và nếu đúng như thế, Zidane có thể trả lời quan tòa:
Tại ánh lửa của những đám cháy làm chói mắt!
Người Kinh Tế, July 8th, 2006.
Chắc là có liên hệ, giữa
chuyện, trí nhớ được thành lập ra sao, và chứng mất ngủ gây ra
những hậu quả khủng khiếp như thế nào.
Nhưng điều này đã được Kafka chỉ ra từ lâu rồi. Ông phán: Tớ là cái
trí nhớ [bỗng[ trở nên sống động, do đó mà mất ngủ.
Câu ông phán, Gấu
đã từng chôm, cho một đoạn viết về chứng mất ngủ khủng khiếp của Gấu,
do
quá nhớ... cô bạn, và do quá sợ hoả tiễn VC, những ngày Mậu Thân.
Kiếp Khác [sau sửa lại là Cõi
khác], ấn bản đầu
tiên, trong Những Ngày Ở Sài Gòn
[1970].
Những
ngày Mậu
Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô
bạn về
quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề
cái chết
theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang
đầu.
Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những
thảm bom
B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn
thường tự
hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào
cho cân
xứng với cuộc sống thảm thương như vậy
Phê bình
gia thời toàn cầu hóa
Người Kinh tế,
số July 8th, 2006
Alan
Turing, người biết quá nhiều, thiên tài toán, người bẻ gẫy
mật mã Đức Nazi, đưa đến chiến thắng Đệ Nhị Thế Chiến,
người phát
minh ra máy điện toán, được nhân loại
trả ơn, bằng
cách tiêm thuốc diệt dục, [cắt cụt chim], do là dân 'gay'.
Ông tự tử,
nhưng chưa chắc, có thể bị nhân loại làm thịt!
Bài đọc thêm:
Sự cố The
Halting Problem, và một khám
phá khoa học của một thiên tài toán người Việt.
Man, enticed
by a woman, has always wanted to know too much, which is
why Adam plucked the apple from the tree of knowledge. Turing's work on
artificial intelligence, which enabled him to decrypt German military
messages during the Second World War, then pressed him to design and
help build a machine that could think for itself, advanced the
intellectual rebellion that began in Eden.
Cái chết của ông, do ăn một trái táo tẩm thuộc độc, làm nhớ đến người
đàn ông đầu tiên, Adam, bị Eva dụ khị, và ăn trái cấm.
Đàn ông, mê mẩn
đần độn vì đàn bà, do vậy mà cứ muốn biết thật nhiều, để bù lại, đó là
lý
do Adam đợp trái táo từ cây hiểu biết.
Huyền thoại
phi đội Thần Phong, của Nhựt, hoá ra cũng giống Lê Văn Tám của VC nhà
mình.
Thuật ngữ Kamikaze đi vào từ điển tiếng Anh, từ đệ nhị thế chiến, như
là một biểu tượng của chủ nghĩa nhà binh anh hùng của Nhật. Sau cú
9/11, nó sống lại và biến thành bom-tự sát. Tác giả cuốn sách trên,
khẳng định, cả hai đều là bịp bợm.
Những "tokkotai" [tiếng Nhật của từ kamikaze] sự thực không tình nguyện
chết, mà nhận lệnh chết từ trên đưa xuống
[The tokkotai did not commit
suicide but were handed down death sentences in the military missions
they were assigned].
Khủng bố al-Qaeda tìm cái chết trong toan tính kéo theo họ tối đa tính
mạng thường dân.
Nhật Ký Kamikaze
xb
thật đúng lúc, để xóa bỏ một huyền thoại quá phổ thông, và góp phần
hiểu biết nước Nhật trong thời chiến.
Trong chiến tranh Việt Nam, Gấu này được nghe kể, mỗi một ổ súng máy
của VC, có ba xạ thủ, cùm chân vào nhau, và vào súng. Khi ông thứ nhất
ngỏm, ông thứ nhì kéo khẩu súng về phía mình, bắn tiếp, cứ thế cho tới
ông thứ ba. Tuy nhiên giai thoại ba ông VC ôm cọng đu đủ không 'ép
phê', không phải
là huyền thoại! Hồi đó, mấy ông này, ngày nằm hầm, đêm chui lên, thiếu
ăn, thiếu uống,
và thiếu ánh mặt trời, người ông nào cũng mỏng dính, xanh lét. Gấu còn
nhớ, một ông tỉnh trưởng nhà binh, khi nhìn thấy một ông VC từ
dưới hầm chui lên, đã lắc đầu than: Thua!
Riêng về
"death sentences", thì mấy ông biệt động thành, trong cú Mậu
Thân, ông nào cũng có một cái mang theo rồi. Nhưng Đảng, do quen bịp,
nên hứa lèo bằng cái câu, cứ bám chắc tử điểm, sẽ có đại quân từ Miền
Bắc vô tiếp viện!
Sự hy sinh của VC là quá sức con người. Đó cũng là sự thực. Chính vì
thế, khi biết bị Đảng bịp, mới ngã ngửa ra, và biến thành bọ! Bọ, là
phản ứng ngược lại, của lý tưởng thần kỳ, trên.
Đây là hiện tượng Chúa Sẩy Thai như Gấu đã từng lèm
bèm nhiều lần. Thay vì ngủ dậy, có căn nhà Việt to lớn hơn đàng hoàng
hơn, thì chỉ có
một con bọ!
Thư tín:
Nhân đọc thấy cụm từ "Chúa Sẩy
Thai", một độc giả Tin Văn đề nghị dịch "the Passion of an abortive
Christ figure" là: "Khổ nạn về một hình ảnh Chúa Ky Tô hụt làm
người".
Dịch Chúa Sẩy
Thai sẽ không ai hiểu gì hết!
Cám ơn bạn. NQT
Chào
Mừng Sinh Nhạt Bác!
Đi
Tìm Một Cái Nón Cối Đã Mất
Gấu,
nhà văn
"Hãy nhớ rằng, trong một
cuộc hôn nhân tốt, người này trở thành thiên
thần hộ mạng, cho nỗi cô đơn của người kia".
Rilke
Chép lại, từ Phỏng
Vấn Steiner I để tặng Gấu Cái!
Tặng thêm đoạn này nữa!
Thình
lình Kỳ ngây người ra: chàng vừa thấy người cha đứa bé rót cà-phê ra
dĩa cho mau nguội, rồi nâng dĩa mà uống. Cảnh này, chàng đã thấy rồi...
trời ơi... lâu lắm... những hai mươi năm về trước...
Cảnh này, thằng bé Bắc-kỳ ngày xưa cũng đã thấy rồi,
khi miền nam đã
đổi chủ.
Bữa đó, hai vợ chồng từ rẫy lên chợ (chợ Cai Lậy). Bà
vợ xà ngay vô một
gánh bún, hay cháo lòng heo trong lúc anh chồng xớn xát kiếm một ly
cà-phe túi. Khi quay lại anh thấy bà vợ đang thong thả lật phía bên
trong chiếc gấu quần, hài lòng lau miệng...
Trời ơi, nó đây rồi, bấy lâu nay anh tìm kiếm hoài
lúc đó mới hiểu ra,
tình yêu là gì...
Nhà văn Gấu và nhà văn
Oz
làm thế nào quen nhau?
Lần đầu tiên Gấu đọc Oz, là qua một bài viết của ông trên tờ Partisan
Review. Bài viết gãi đúng chỗ ngứa của Gấu. Một cái ngứa âm ỉ hoài
hoài, kể từ khi đọc truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê của Kafka, nghĩa là từ
những ngày chập chững bước vào chốn giang hồ, tập tễnh làm nhà văn!
|
|