Thư tín
From:
Date: Sun, 2 Jul 2006 10:04:31 EDT
Subject: Tham ong ba Gau...
To:
Toi thay DSTN co cai hay rieng cua no day ong Gau a. Theo
toi khong nen day nghien tac gia
PTK.
Than,
Phúc đáp:
Tôi chưa đọc DSTN nên chưa có ý
kiến,
chỉ viết chung chung thôi.
Mới đọc một bài trên
talawas. Sẽ
trình bầy ý kiến riêng sau khi đọc tác phẩm, cả hai.
Tks
Thân
Gấu
*
Có thể nói, Gấu này là một trong những người đầu tiên "khám phá" ra,
Nguyễn Ngọc Tư, theo nghĩa, đọc bà, khi bà chưa được đọc nhiều, và chưa
trở thành một hiện tượng như là bây giờ.
Người chỉ cho Gấu đọc Nguyễn Ngọc Tư là Thảo Trần.
Bữa đó, bà đi chợ về, mang về theo một tờ báo chợ, thứ báo biếu, như
thường thấy ở các siêu thị hải ngoại. Trong có đăng truyện ngắn
Một Mối Tình. Bà còn biểu, này,
đọc đi. Thấy hay quá, bèn
chớp ngay lấy, post lên Tin Văn, đồng thời mail cho tờ báo hỏi về tác
giả. Tòa Soạn, chắc là do cẩn thận, cho biết, đó là của một tác giả ở
hải ngoại.
Chính vì thế mà khi
Cánh Đồng Bất
Tận nổi lên như cồn, Gấu lại... ngại, chưa dám đọc, post, để
đấy,
chờ, một thời gian, cho lắng dịu, rồi mới lôi ra đọc.
Như vậy mà may. Là bởi vì, có thể nói, cả hai truyện ngắn trên, Gấu đều
chưa đọc.
*
Có một chi tiết thật tuyệt vời, hay mối liên hệ 'tiền định', giữa cô em
gái, trong truyện
Một mối
tình của Nguyễn Ngọc Tư, với bà me Tây, trong truyện ngắn Hình Bóng
Cũ của Sơn Nam. Cả hai đều là đào hát.
Còn một liên hệ nữa, là, cả hai đều làm Gấu này nhớ đến... Faulkner!
Một
bữa có một bà tới kiếm, tính mướn anh viết hồi ký cho
"bả". Người đàn bà ôm trong mình cả một kho tàng. Đã từng là đào hát,
chủ gánh, sau bỏ hết, gá nghĩa cùng một ông tây thuộc địa, một trong
những
người khai phá ra những cánh đồng thẳng cánh cò bay, tiền thân của
những ông
Hương, ông Cả trong những cuốn tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, tiền thân của
những
cô Ba, cô Tư trong những câu chuyện ngồi lê đôi mách, cà kê, dê ngỗng
của một
số tác giả Miền Nam hiện nay. Một nhân vật kiểu Faulkner, sự tàn bạo,
dã man
không thua, số người bị giết do ông, bởi chính ông chắc cũng không kém.
Người
đọc chỉ đoán lờ mờ những chi tiết "thực" đó. Chỉ lờ mờ biết được quá
khứ của một Lọ Lem một bữa biến thành Công chúa Thuộc địa. "Bả" có
cay đắng khi phải "bó thân về với triều đình", khi phải đồng hóa Miền
Nam
với chủ nghĩa thực dân khai hóa... nào ai biết được. Tất cả chỉ là
những
"tầng kiến giải" về một huyền thoại. Về một Hình Bóng Cũ.
Hình
bóng
cũ
Nhưng hình ảnh DTH ngồi
khóc đó, còn làm nhớ đến một nàng Mỵ Nương nhỏ
nước mắt xuống cho cuộc tình Cộng Sản.
Linh hồn những anh chàng Trương Chi không biết hát, hay chỉ biết hát có
mỗi một câu, Đường ra trận mùa này đẹp lắm, được những giọt cam lồ nhỏ
xuống, tan biến vào hư vô.
Đám sống sót, đa số biến thành bọ!
*
Nơi diễn ra hội nghị đưa ra nghị quyết Giải Pháp Chót vào năm 1942.
Gấu nhìn quáng mắt, lại cứ nghĩ, đây là cà phê Điểm Hẹn bên Bờ Hồ!
Chào
Mừng Sinh Nhạt Bác!
Đi
Tìm Một Cái Nón Cối Đã Mất
Một trong
những kỷ niệm tuyệt vời về
Bác, của riêng Gấu, là, khi đọc hồi ký "Đêm Giữa Ban... Đêm" [?], me-xừ
Vũ
Thư Hiên, khi còn là cameraman của Bác, thuật cảnh đi theo Người,
trong một chuyến thăm con cháu. Người lần đó vừa tậu được một đôi
dép mới, và, tới một quãng đường lầy lội, Người bèn cởi dép ra, ôm khư
khư vào lòng, [như Miền Nam ở trong trái tim Người?], bước qua
quãng đường lầy lội. Thấy thằng đệ tử ngưng
quay, Người trừng mắt toan... chửi, nhưng chợt hiểu ra, bèn gật gù cái
đầu, ra vẻ cảm ơn!
Ôi chao, lạ
là, khi đọc đoạn trên, Gấu thấy thương ông Hồ, thật sự là vậy!
Gấu cũng đã từng có lần ôm khư khư, như ông Hồ, một đôi guốc, khi đi
qua trạm gác của lính Thái, trong Trại Cấm Thái Lan, những ngày chờ kết
quả thanh lọc.
Như thế, Gấu
hạnh phúc hơn ông Hồ nhiều. Quá nhiều!
Vì vậy, mà thương Người!
Thương Người, thương một, thương "em của Gấu", thương mười!.
Ông Hồ có thể
'bịp", về cái chuyện Miền Nam ở trong trái tim của ông ta, nhưng Gấu
thì không hề bịp: Đôi guốc quả đã ở trong tim trong hồn của Gấu.
Cùng những ngày tù tuyệt vời của nó.
*
Anh còn nhớ
có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua
được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu
vực.
Bây giờ ở
đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng
người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm
sống lại
cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
Bụi