*






Sao chính quyền ta lại tùy tiện chà đạp người dân.
Thursday, June 15, 2006 
Nguyễn Thanh Giang
Nguồn: Báo Người Việt hải ngoại online
Me-xừ NTG này dzui thật. Báo NV cũng dzui thật. Hai bên cùng dzui, và như thế “chính quyền ta”, cũng dzui.
Tuy nhiên, Gấu này không dzui, vì không chấp nhận “chính quyền ta”!
Chỉ chấp nhận chính quyền ngụy!
Đểu giả thiệt!

      
*

&

Chân Dung Gấu

Note: Chân thành cảm tạ bạn. NQT


Obituary
Barbara Epstein
Dynamic founding joint editor of the New York Review of Books
Godfrey Hodgson
Tuesday June 20, 2006
The Guardian

*
Barbara Epstein in her office at the New York Review of Books. Photograph: New York Review of Books
Epstein, who married in 1954, was divorced in 1980.
She is survived by her son Jacob and daughter Helen.
· Barbara Epstein, editor and journalist, born August 30 1929; died June 16 2006.
Barbara Epstein, nữ biên tập, ký giả tờ Điểm Sách Nữu Ước, mất ngày 16 Tháng Sáu, 2006.

*
Yasser Talal al-Zahrani, một tù nhân tại trại tù Guantánamo, tự huỷ mình,
10 Tháng Sáu, 2006. Hưởng dương 21 tuổi.
Anh chẳng có lý do gì để chết, nói chi tự huỷ mình.
Nếu có chăng, thì chuyện đó cũng một thứ bực mình ở trên đời.
Có một huyền thuyết, được lưu truyền giữa những tù nhân, nếu ba tên cùng tự tử một lúc,
tất cả những người còn lại sẽ được thả. [Ngoài anh ra, còn hai người nữa.]
Người Kinh Tế, số June 17-23, 2006
*
Có một truyền thuyết được truyền tụng bằng "kỹ thuật" rỉ tai giữa đám người tị nạn ở Sikiew.
Vào những đêm trước khi xổ thanh lọc, những linh hồn người chết lang thang trên những mỏm đá phía trước giáo đường, nơi được dùng để công bố kết quả.
Có người nói đó là linh hồn cô gái treo cổ tự tử sau khi rớt thanh lọc.

Sikiew nổi tiếng trong đám người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những giấc mơ của họ cũng đầy bụi.
Bụi

Summer_06
1 2

Thú thực, Gấu này chưa từng đọc một bài nào, như bài viết về thơ, link sau đây.
Hai ông, đều thi sĩ, tung hứng nhau, lâu lâu, thấy cũng kỳ, bèn đè một thằng thứ ba, vắng mặt, phạng!
Thằng thứ ba, và những nhận định, kể cả sự lương thiện, của anh ta, đều không thực sự liên quan tới bài viết.
Giả như cần phạng, thì nên để lần khác.
Tại sao lại phải lôi thằng thứ ba vô một bài viết "quan trọng đến như thế": Thơ Từ Đâu Tới?
Nguồn
“Thơ với con người là máu thịt”:
Câu này của Nguyễn Viện mới đóng đinh anh vào cái thập tự của thi sĩ. NĐT

Câu "thơ", khủng khiếp, câu phán về nó, lại càng khủng khiếp!
Làm Gấu nhớ đến một câu lừng danh một thời trong Vết Thương Dậy Thì, của Túy Hồng:
Chàng quay ra đóng cửa, và quay vô, đóng đinh tôi vô giường!
Biết đâu đấy, giường cũng là một thứ... "thập tự"!
Ba ông đánh một, "núi xanh" thì cũng thành đỏ lòm!
Ông thứ ba, cũng thi sĩ, nhưng chơi ra chơi, thẳng thừng. Tao không ưng bài viết của mày, tao viết hẳn một bài để nói ra điều đó. Tao nói xong, tới lượt mày. Xin mời!
*
Có vẻ như mấy ông nhà văn VC - trừ nhà thơ NĐT ra - thích nhắc đến thập tự.
Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng được một cô bạn gái ở nước ngoài hỏi thăm,
có còn vác thập tự, hay là hết vác rồi.
Một ông khác, thay vì vác thập tự, thì rung chuông tận thế!
Ông khác nữa, thì cười với... Thượng Đế! [Thượng Đế Thì Cười].
Chỉ có người đọc, là... khổ.

… Nguyễn Thanh Sơn có quyền không thích thơ Nguyễn Thuý Hằng và thơ của nhiều người khác nữa, nhưng anh cũng nên học theo thái độ lịch lãm của Lenin để không dùng quyền lực của ngòi bút phê bình áp đặt sở thích cá nhân vào đời sống văn chương, …
Nguồn
Trong bài "Cách Mạng Nga, Những Con Người Bị Quên Lãng", điểm cuốn "The Philosophy Steamer: Lenin and The Exile of Intelligentsia" [Lênin và Cuộc Lưu Đầy Tầng Lớp Trí Thức], tác giả Lesley Chamber, Atlantic Books, trên tờ Người Kinh Tế, số đề ngày 18 Tháng Ba, 2006, người điểm sách cho biết, vào Mùa Thu, [lại Mùa Thu] năm 1922, Lênin đã ra lệnh tống xuất 70 con người, được coi là những đầu óc số một của nước Nga, đẩy tất cả xuống hai con tầu Đức: the Oberburgermeister Haken Preussen. Tất cả 220 nhà trí thức cùng gia đình của họ, đã bị đá văng ra khỏi đất mẹ Nga, nhằm sửa soạn cho việc sáng tạo ra Liên Bang Xô Viết, vào cuối năm đó.
Những người này chẳng phạm phải một tội ác nào, ngoại trừ điều này: họ đều có chung một niềm tin rằng thì là, sự thay đổi [reform] về đạo đức và tôn giáo thì rất ư cần thiết, so với cách mạng xã hội.
Rất nhiều người trong số họ đã đả kích thậm tệ những tà ma ác quỉ xã hội của chủ nghĩa sa hoàng, và một vài người trong số đó, nằm trong tù, khi Lênin đang say sưa đọc sách tại một thư viện công cộng ở Zurich.
Trong số họ, có những triết gia tôn giáo như Nikolai Berdyaev và Semyon Frank, những kinh tế gia cởi mở như Boris Brutskus, nhà văn, nhà phê bình như Mikhail Osorgin và Yuly Aikhenvald, những nghệ sĩ trừu tượng, những sử gia, toán học gia. Hầu như tất cả đều có chung một 'niềm tin'' và là những nhà xã hội học Ky tô giáo, theo một kiểu riêng của người Nga; chỉ một số ít là những nhà bảo thủ 'phản cách mạng'.
Đích thân Lênin quyết định, người nào bị tống xuất.
Nguồn

Con Bọ VC đã xuất hiện trong văn chương qua nhân vật Quách Quyền Lực
Nguồn: Gió O
Về Những Tên Hề
Do chưa được đọc tác phẩm của Võ Văn Trực, có lẽ chúng ta nên có một tí sửa soạn, cho cái việc đọc của mình, bằng cách đọc Norman Manea.
Trong Về Những Tên Hề: Nhà Độc Tài và Nghệ Sĩ, Manea mở ra [explore] cõi đau, cõi giận, và cõi sợ, mà một cái đầu sáng tạo đụng phải, trong một chế độ độc tài, bạo chúa. Làm thế nào sống sót, trong một chế độ như thế, mà vẫn có thể viết, lại là đề tài lý thú kèm theo.
Như Kundera, Milosz, Kis, Manea là Trung Âu, không chỉ vì ông sinh ra tại đây, mà còn vì cái nhìn tinh thần, và những chân trời văn hoá của ông.
Manea mượn câu của Kis, để diễn tả, về mình:
"Nói cho cùng, thuộc về Trung Âu, tự thân, là một thứ ly khai, đối đầu"
"Consciousness of belonging to Central Europe is itself in the end a kind of dissidence"
Nhưng hơn thế nữa, trong Về Những Tên Hề, cũng như trong những giả tưởng của riêng ông, Manea cho thấy, bằng cách nào, sáng tạo nghệ sĩ, và tự do tinh thần, vượt quá cả ly khai đối đầu: chúng là luơng tâm, đạo đức, cái thứ này luôn dị ứng, căm ghét "cái đầu bị cùm" của độc tài Cộng Sản, nhờ của quí giá này khiến nghệ sĩ sống sót và kháng cự lại với kìm kẹp, áp bức.

Album: Jen lên lớp 1
 Stone Soup

Nhân World Cup 2006
Xin mời bạn đọc
Trước Cuộc Truy Hoan

Sự cứu rỗi cuối cùng
À, nhân vụ Vietnam Airlines, hình như "con bọ biết bay" này, ngày trước đã có lần phạng một anh Yankee làm đài Bi Bì Xèo?