Nhưng, liệu có thể, viết lại
một tác phẩm?
Nhưng, tại sao nhà thơ bé chỉ thích... bé, không muốn nhớn thêm tí nữa?
Về câu hỏi sau, Brodsky cho rằng, nếu muốn làm nhà thơ nhớn, đừng sợ
thất bại. Mandelstam đầy những thất bại. Tsvetaeva, khỏi nói, nhất là
khi bà lâm vào tình trạng thiếu thẩm mỹ [bad taste]. Bậc
thầy thiếu thẩm mỹ của thơ Nga, là Blok. Nhưng, cám ơn Trời, họ như thế
đấy, thiếu thẩm mỹ, thất bại... Bởi vì điều này tạo khoảng cách, tạo
chiều hướng, sự dàn trải. Thực tình mà nói, nếu nhà thơ phát triển, if
a poet is
developing, thất bại là không thể tránh. Sợ thất bại làm tiềm năng nhà
thơ teo lại. Trường hợp T.S. Eliot, thí dụ vậy.
Volkov cho rằng, sở dĩ Hokusai có nhiều thời kỳ, là do ông ta sống dai,
hầu như đủ 100 năm. Nhân đó, ông hỏi Brodsky về vụ nhà thơ Auden sửa
thơ, nhiều bài khác hẳn lần đầu.
Brodsky nói, ông lấy là tiếc cho Auden. Bởi vì, nói cho cùng, những bài
thơ sửa đó không thể nào là chung quyết, mà vẫn chỉ là thơ
sửa. Lẽ tất nhiên, với Auden, có những lần sửa làm hay hơn
lên, nhưng, tôi, [Brodsky] vẫn thích những bản đầu hơn.
Trường hợp sửa thơ của Pasternak thì thật là thảm hại. Mỗi lần ông sửa,
là một lần ân hận.
Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất
bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn
loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười
bẩy năm.
TTT
Chúng ta tự hỏi, tại sao?
Tôi sợ rằng, thi sĩ đã mơ hồ cảm nhận, cái sự trở về đất Bắc của ông,
như một người tù!
Đây cũng là kinh nghiệm của... Auden.
Volkov cho biết, khi Auden rời Nữu Ước trở về lại Oxford, nhà thơ thấy
- và rất ư là ngạc nhiên, với chính mình - là Oxford không thể nào
không nổi nữa, [that Oxford was absolutely unfit to live on]. Và Volkov
hỏi Brodsky, bạn có thấy chuyện này tiếu lâm không?
Brodsky: Có phần nào tiếu lâm, thực sự là vậy. Auden nhớ New York kinh
khủng. Bạn không thể nào lại trở về nhà, và mong muốn nó vẫn như xưa,
như là ngày nào mình rời bỏ nó.
Gấu tui tin rằng, khi TTT chấm dứt Bếp Lửa bằng những dòng, "Anh yêu
quê hương vô cùng, anh yêu em vô cùng", quê hương mà ông có ở trong
đầu, lúc đó, là đất Bắc, là Hà Nội.
Nhưng càng ngày, ông càng nhận ra, quê hương đó không còn nữa.
Và có thể, đó là lý do, ông cứ muốn viết lại Bếp Lửa!
Ông muốn một Bếp Lửa khác!
Như thằng em, Gấu. Nó cũng có một Bếp Lửa.
Khác.
Lần này tôi quyết định đề là ấn bản chung quyết.
Tôi hiểu đã đến lúc nên viết những quyển sách khác.
Tháng 3 – 73
TTT
Tác phẩm khác, là Một Chủ Nhật Khác. Cuốn tiểu thuyết, viết chạy đua
với ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Viết xong, để kịp đi tù.
Một Chủ
Nhật Khác
Tiểu thuyết
của Thanh Tâm Tuyền
Tranh bìa
Thái Tuấn
Khai Hóa in lần thứ nhất
Nhà
Xuất
Bản Khai Hóa
26 Trần
Quang Khải Saigon
Chủ trương:
Lê Thị Ngọc Sương.
Giấy phép
5356/74/BDVCH/PHBCNT/ALP/TP ngày 09.10.74
In tại 150
Phan Thanh Giản Saigon.
Số lượng 3.000 cuốn.
Phát hành
.3.1975.
Phát hành
tại 26 Trần Quang Khải Saigon
1