*





*
Gấu Già, June, 2, 06

Summer 2006
Album Tulips 2006

Nhóm Hiến Chương 77
Ủng hộ đối lập Việt Nam
Nguồn
 Những người ký vào lá thư ngỏ nói mặc dù Hiến chương 77 đã ngừng hoạt động từ năm 1989, nhưng viết từ góc độ cá nhân, họ muốn bày tỏ ủng hộ những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Nhà văn và Bạo Chúa
The Writer and the Tyrant

Neal Ascherson đọc
You Must Set Forth at Dawn
của Wole Soyinka
Random House, 499 pp., $26
Điểm Sách Nữu Ước, NYRB, số đề ngày 22 Tháng Sáu, 2006.

Sự cứu rỗi cuối cùng

Khủng khiếp hơn nữa, ngay cả khi có cơ hội nhìn vượt ra ngoài cõi một trăm năm trồng người, con người cũng hơi bị sợ, không dám ban cho mình cái tự do chết người đó.
Cái me-xừ dịch giả ở Bi Bì Xèo, chắc chắc là đã thấm nhuần ý nghĩa thực sự của một trăm năm trồng người:
Thay vì có được con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, thì là Con Bọ.

Nhưng, ngay cả Con Bọ, sự phát sinh ra nó, cũng có bàn lông lá của đế quốc Mẽo!
Gấu thường tự hỏi, tại sao khi Mẽo bỏ chạy, chúng không phá huỷ, dù chỉ một tí, một ti, tài sản vật chất, nhà máy, công trình... ở Miền Nam. Tại sao chúng dâng nguyên con cho VC?
Hoá ra rằng thì là chúng có dã tâm. Những thức ăn phồn hoa giả tạo đó, chính chúng, đã gợi lòng tham, và đẩy mau quá trình biến thành bọ của VC.

Đây là đòn của Chu Du chơi Lưu Bị. Các bạn chắc còn nhớ Chu Du đưa cô em của Tôn Quyền ra làm mồi câu Lưu Bị. Khổng Minh, tương kế tựu kế, khiến Đông Ngô mất không một em. Chu Du hoảng quá, bầy kế tiếp: Thằng cha Lưu Bị, cả đời khố rách áo ôm, đồ dệt chiếu, chưa từng biết mùi đàn bà, thứ quí phái, thứ "có gân" nó ra làm sao. Cho nó hưởng, là nó quên liền anh em kết nghĩa.
Ấy đấy, cái cú Mẽo chơi VC hậu 1975, là y chang. Mấy anh VC ở rừng lâu năm, ra phố phường, thấy của cải vật chất Miền Nam ghê gớm quá, bèn quì xuống hôn hít, đây rồi, đây rồi, và cứ thế mà biến thành bọ!
Ô hô, ai tai, thuợng hưởng!

DTH: The Trouble Maker
Còn dưới đây là chân dung của The Agitator: Oriana Fallaci
*
Fallaci in Milan, in 1958. Her cunning intelligence and bold aggressiveness—
coupled with good looks and European chic—made her an unsettling interviewer
[Sự thông minh quá quắt, quỷ quyệt, thói hung hăng con bọ xít - cộng vẻ nhìn thật dễ ưa, và cái thói nịnh đầm của Âu Châu - đã làm bà trở thành một phỏng vấn gia đệ nhất hạng, đếch có ai sánh bằng]

"Whether it comes from a despotic sovereign or an elected president, from a murderous general or a beloved leader, I see power as an inhuman and hateful phenomenon.... I have always looked on disobedience toward the oppressive as the only way to use the miracle of having been born."
Nguồn
[Người Nữu Ước số đề  ngày 5 Tháng Sáu 2006]
Me-xừ Trịnh Lữ, và cả me-xừ Nguyễn Quí Đức, chắc là đều chưa từng nghe đến tên Fallaci, nhà nữ phỏng vấn gia chính trị thần sầu nhất, sắc bén nhất, của hai thập niên, [từ giữa thập niên 60 tới giữa thập niên 80].
Kissinger đã từng than, đó là cuộc nói chuyện thê thảm nhất mà tôi đã ngu si dính vô, [ngu si, vì Vua Đi Đêm bị phỉnh, là bài phỏng vấn sẽ được đem vô đền thờ những vị thần của giới báo chí].
Tạm dịch câu của Fallaci, để tặng Kẻ Quấy Rối:
“Bất kể là thằng cha nào, cho dù Tổng Bí Thư hay Tổng Thống do dân bầu, cho dù Tướng Sát Nhân hay Nhà Lãnh Đạo Đáng Yêu, Người Cầm Lái Vĩ Đại, Cha Già Dân Tộc.... tôi đều tởm, như tởm quyền lực, một thứ bất nhân đáng ghét. Tôi luôn nhìn kẻ áp bức, thằng có quyền, bằng cái nhìn không thân thiện, như thế đó, và coi đây là cách độc nhất để sử dụng tới phép lạ, là được sinh ra ở trên cõi đời này.”
Và tất nhiên, nếu mắc ỉa, thì ị ngay vào mặt chúng!

Lần đầu Gấu đọc Fallaci, là lần Bà phỏng vấn tướng độc nhãn Do Thái. Bà hỏi, có phải Do Thái là đồ chơi, búp bế, tà lọt... của Mẽo? Ông này điên lên, sủa liền, Bà có thấy cảnh quan thầy bỏ chạy khỏi Việt Nam trên đỉnh tòa nhà Sài Gòn? Do Thái chúng tôi, từ khi lập nước, chưa hề gặp cảnh nhục nhã như thế. Làm sao thứ khốn nạn đó lại là sư phụ của chúng tôi?


Kỷ niệm với nhà thơ
*
Gấu đã kiếm ra nguyên tác, cái truyện ngắn mà Cụ Chất, và thằng Gấu cùng đọc, và cùng tấm tắc, những ngày đầu quen bạn Chất, và được bạn đem về nhà, cho tá túc, cưa đôi bữa ăn sáng dù lúc đó đang cái tuổi ham ăn ham đói, ham lớn, ham làm người.
Ôi chao nghe bạn nói mà thấy xót xa, bồi hồi: Hồi đó sao mà lũ chúng mình sướng thế nhỉ!
Tên cái truyện ngắn là The Ambitious Guest, Người Khách Tham Vọng. (1) Hồi đó, được nhà xb Ziên [hay Zhiên?] Hồng dịch, cùng với những truyện như Mối Tình Thiên Thu, Tiếng Gọi Của Rừng Thẳm, của Jack London, Phép lạ Miền Núi [?].
Thuở mới lớn của Gấu được nuôi dưỡng bằng tình bạn Thất Hiền, tình thương của Cụ Chất, và bằng văn chương, chiết ra từ những tác phẩm như thế đó.
Sướng thiệt!
Nhớ thiệt!
(1) Lần đầu được in trong tạp chí The New England Magazine, June 1835, sau, trong cuốn Những Câu Chuyện Kể Hai Lần, Twice-told Tales, lần in thứ nhì, 1842. Đây là một truyện ngắn dựa trên sự kiện thực.

Khi quen bạn Chất, Gấu không hề biết hai gia đình, gia đình Cụ Chất, và gia đình Bông Hồng Đen, quen biết từ ngoài Bắc. Từ Hà Nội.
Mãi tới sau này, khi gặp bạn Chất ở San Jose, mới đây, sau khi anh Tâm mất, Gấu mới biết gia đình Cụ Chất đã từng ở trong Nam, rồi ra lại Đất Bắc, đến 1954, lại trở vô.  Chi tiết này giải thích truyện ngắn Cuối Đường. Với câu mở ra như sau:
Đầu năm 1949 tôi bỏ Sài Gòn về Hà Nội. Từ một thành phố yên ổn vui tươi trở lại, tôi rơi xuống một thành phố điêu tàn ngơ ngác.