|
Hội Sách London bị tẩy
chay.
Vừa là Trùm Book Fair, vừa là Trùm Arms Fairs.
Vừa đánh giặc vừa làm thơ!
Vừa bán súng vừa bán sách!
[TLS số 3 Tháng Ba, 2006]
Ba mươi năm sau,
những nhà tân triết gia, còn lại gì?
26 Tháng sáu,1979: Một Con
Tầu Cho Việt Nam.
Vô Elysée xin xỏ. OK. Trở ra.
Còn lại gì?
BHL vừa cho ra lò cuốn Cơn choáng váng Mẽo, vừa là ký sự du lịch vừa là
một toan tính tìm hiểu nước Mẽo sau cú 11/9. André Glucksmann viết tự
thuật,
Cơn Khùng Trẻ Con, những hồi ức của ông như là một nhà tư
tưởng dấn thân.Tả phái vô sản tự giải thể, Mao-ít Tây không chìm vào
khủng bố.... sơ sơ vài cái còn lại... của mấy ông tân triết gia Tây.
[Người Quan Sát Mới, 2-8 Tháng Ba, 2006]
1 979: Ba triết gia
Jean-Paul Sartre, André Glucksmann, và Raymon Aron trong cuộc họp báo
"Một con tầu cho Việt Nam" [Un bateau pour le Viêtnam].
[Hình từ báo
Văn Học Pháp, Magazine Littéraire, số đặc biệt 1966-1996:
La passion des idées, đam mê tư tưởng.]
Nhật ký Tin Văn
Tôi là một tư tuởng gia giận dữ
"Je suis un penseur en colère".
André Glucksmann
Tự thuật của nhà tư tưởng giận dữ, là 30 năm nhức nhối đối diện với một
nền văn minh dối trá để quên đi thực tại.
Văn Học Pháp Le
Magazine Littéraire, Tháng Giêng, 2006,
giới thiệu ba tác phẩm chưa từng in,
viết hồi còn trẻ, của nhà văn Nhật Bản, Kenzaburô Oé
Ba tập truyện bị ám ảnh bởi bạo lực, phóng đãng, tội lỗi, không chỉ là
những cái mốc báo hiệu sự trưởng thành của những bản văn sau này, nhưng
còn là về lịch sử nước Nhật thập niên 1960. Vụ việc một tay cực hữu hạ
sát lãnh
tụ
đảng xã hội Nhật đã gợi hứng cho tác giả viết Tuổi Mười Bẩy, Seventeen.
Đây là bức hình vụ hạ sát
Một
người Nhật ở Paris
Tôi
sinh ra ở phía những kẻ tật nguyền
Cha
và con
Chuyển Dịch Mẽo
In American Translation
-Ba ơi, nếu Ba trưởng thành trong một ngôn ngữ mà cả đời ba không sử
dụng
nó để diễn tả đích thực về mình, để nói lên sự thực, thì tốt hơn hết,
hãy thử nói một thứ ngôn ngữ khác, và hãy nói thật nhiều, bằng ngôn ngữ
mới này. Nó sẽ biến Ba thành một con người mới".
Ôi chao, tôi cứ tưởng tượng ra một cô gái, ở trong nước; cô nói với ông
bô bà bô VC của cô như thế này:
"Cái thứ tiếng Việt mà bố mẹ, thầy bu... đang nói đó, không phải
là tiếng Việt!
Nhưng cái tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, cũng đếch phải tiếng Anh
luôn!
Chuyển Dịch Vịt
Tình cờ, Hai Lúa đọc
một bài trên eVăn,
[chôm
về trên Tin Văn cho chắc ăn!]
về nhà văn Yiyun Li, và
cuốn
A thousand
years of good prayers của bà, và thấy đúng cái câu trên, được eVăn dịch
là:
"Bố, nếu một ai đó ít dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình
để diễn đạt những tâm tư, suy nghĩ của bản thân thì việc học ngoại ngữ
với người đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Điều này khiến cho người ta
trở thành một con người mới", một nhân vật trong truyện ngắn của nhà
văn nói chuyện với bố.
Còn đây là nguyên văn bằng tiếng Anh, scan từ TLS:
Về cái vụ việc dịch như thế
này, một ông Yankee của Bi Bì Xèo cũng đã từng mắc phải. (1)
Hai Lúa gọi nó bằng cái tên: Phản xạ "Kiến Cắn", nhân đọc Kim Dung mà
ngộ ra.
(1) "who
in his plays uncovers the precipice under everyday prattle and forces
entry into oppression's closed rooms". (1)
Viện Nobel [?] nói, 'các tác
phẩm của Pinter tìm ra những điều ẩn dụ dưới những điều thường nhật và
đẩy mở một lối vào phòng kín của uẩn ức.' [BBC dịch].
Hai Lúa dịch:
...người mà,
trong những vở kịch của mình, làm bật ra hố thẳm ở bên dưới những câu
chuyện tầm phào của mỗi ngày, và chọc lối vô những căn phòng kín, của
áp bức.
Bây giờ mời
bạn đọc một câu nữa, của chính Pinter, nói về 'dưới những điều thường
nhật':
But it can
also, as Harold Pinter has shown, be a means of creating resonant
images of suffering; of checking our tendency, in Pinter's phrase, "to
shovel the shit under the carpet" when it comes to the abuse of human
rights.
Như vậy, "cái
ở bên dưới" không phải ẩn dụ, mà là.... cứt!
Chọc lối vô
căn phòng kín bưng của áp bức, kìm kẹp... thì mắc mớ gì tới uẩn ức?
Hay là muốn
nhắc tới uẩn ức "Bóng đè"? NQT
Nobel 05
Bếp Lửa
Thanh Tâm Tuyền
1
Năm 1945, ngày tiếng súng nổ ở
Nam Bộ, Chu và tôi là đôi bạn
thân cùng đi từ Nam ra Bắc. Cuộc hành trình của chúng tôi bằng xe lửa
cho tới Đà
Nẵng, và thuyền từ Đà Nẵng trở ra. Chính trong không khí vừa vui mừng
vừa xáo
trộn ấy tôi gặp Hiền và gia đình nàng trên một chiếc thuyền. Tôi và Chu chia tay nhau ở Hà Nội và cũng
ở Hà Nội tôi và Hiền yêu
nhau một năm trước ngày kháng chiến. Mối tình của chúng tôi càng tha
thiết đằm
thắm gắn bó khi không khí chiến tranh chết chóc tàn phá càng mãnh liệt.
Lần gặp
gỡ đầu vào một đêm tối ở một đại lộ vắng. Trời không lạnh lắm. Không
bao giờ tôi
quên được người ta giết nhau trước mắt tôi ngay lúc đó. Trong đêm tối
một tiếng
la thất thanh rồi hai người bỏ chạy. Tôi không kịp cảm, suy nghĩ gì
hết. Hiền
run như một con chim nhỏ trong cánh tay tôi. Chúng tôi ôm nhau đứng đấy
cho đến
khi hồi tỉnh và lặng lẽ rẽ sang phố khác. Người chết vẫn nằm kia. Về Hà
Nội trở
lại, tôi không thể yêu Hiền được nữa, mặc dù Hiền không quên tôi.
Hà Nội
Tôi tự hỏi, đoạn văn trên có
ảnh hưỏng tôi không, bởi vì chắc chắn tôi đã đọc Bếp Lửa, trước khi
viết Những Ngày Ở Sài Gòn.
"Hà Nội... tiếng khóc nức nở của một cô gái đi chợ bán
rau
muống sớm, bị Tây hiếp ở một ngõ hẻm, buổi sáng đi học nhìn thấy một
thân hình
rũ rượi, một dòng nước nhờn lẫn máu chảy dọc theo ống quần, hai tay quờ
quạng
tìm cách che bộ ngực, chiếc áo nâu bị xé toạc. Tiếng rên rỉ của một
người đàn
ông ăn mặc khác thường bị trúng đạn ở bụng, nằm quằn quại giữa đường
phố, đứa
bé bật khóc nức nở, không phải sợ hãi, không phải…"
Những ngày ở Sài Gòn
Những ngày thì ở Sài Gòn, nhưng những kỷ niệm, thì là của Hà Nội. Chính
vì vậy, mà một ông bạn mới quen sau này, ở hải ngoại, khi đọc xong tập
truyện đầu tay của Gấu, đã lắc đầu: Treo đầu dê bán thịt chó!
Về cái vụ cô gái bán rau muống bị Tây hiếp, Gấu nghe ông cậu, cậu Hồng,
cùng tuổi Gấu, con Bà Trẻ, lúc đó cũng trọ họ ở Hà Nội, nơi nhà chị
Giậu, vợ ông Hiếu Chân, tại Bạch Mai, kể lại. Thực sự Gấu không tận mắt
chứng kiến.
Người đàn ông bị giết nằm ngay bên đường xe điện cũng nghe kể lại.
Cộng, kỷ niệm thực với hồi ức đọc, ra đoạn văn của Gấu, chắc thế.
Nhưng bị thằng bé đánh giầy chơi mất chiếc mũ dạ, là có thật. Đến bây
giờ, về già, lâu lâu trong giấc mơ, vẫn còn trở lại:
Nhà tôi ở
Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện... Một lần trốn vé xe, tôi
cùng một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng để nối hai toa xe
lại với nhau. Thằng bé đánh giầy nói, nó thường ngồi như vậy, ngay cả
khi có tiền mua vé. Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret dạ đen,
một tay nắm vào thanh sắt, một tay cầm cặp sách vở. Thằng bé đánh giầy
đầu tóc bù xù, tay cầm hộp đồ nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai ngồm
ngoàm. Những người đi đường nhìn chúng tôi với vẻ buồn cười, ngạc
nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng dần dần cảm thấy thích thú. Bỗng
nhiên, không hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã quên từ
lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy
nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát vừa đập
vào thành xe ầm ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu lành lạnh. Tôi ngửng lên, và
thấy người soát vé đang giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng bé
đánh giầy vẫn tiếp tục cười, tôi ngưng hát, và ngưng đập vào thành xe.
Cuối cùng không biết nghĩ sao, người soát vé vứt chiếc dạ xuống đường.
Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi nhìn xuống con đường nhựa chạy vùn
vụt, tôi sợ hãi không dám nhảy xuống. Tôi chợt nghĩ tới đến cha tôi.
Tôi nhìn thằng bé đánh giầy ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống, nhặt chiếc mũ
dạ, đội lên đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo. Sau đó,
tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu
đội chiếc mũ dạ của tôi. Mỗi lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã lẩn
tránh, chỉ sợ nó nhận ra tôi.
Những con dã tràng
Đà Lạt
12
Trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền,
nhân vật Trí cũng đã từng đau khổ la lên:
Tại sao tôi không thể yêu những gì chúng yêu, ghét những gì chúng ghét,
nếu chúng chiếm đoạt được cuộc đời, tôi trở thành hư vô.
Nếu chúng chiếm được miền nam tôi đành
đi tù!
|
|