|
Mùa Hè,
2006
Album Tulips 2006
Sự
cứu rỗi cuối cùng
Hồi còn ông anh nhà thơ TTT,
còn Sài Gòn, còn Quán Chùa, một trong những buổi sáng thật đẹp trời,
hai anh em ngồi nhâm nhi ly cà phê, không hiểu ra làm sao, bỗng nhắc
tới chuyện Con Rồng Cháu Tiên, ông anh than, đất nước gì mà lại mở ra
bằng chia ly như thế, làm sao mà khá nổi.
Gấu cũng tin như thế, cho mãi đến khi về già, nhân đọc, đọc, đọc, mới
ngộ ra rằng thì là, đúng ra là phải chia ly mới sống
được. Tất cả những gì gì, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một, đúng
thì thật đúng, nhưng không thể thực hiện được, theo cái kiểu suy nghĩ
của 'chủ nhà', too good to be true, quá hay quá đẹp nên đếch có thực.
Và mỗi lần chân lý được
thốt ra, là để lợi dụng nó. Ôi, Miền Nam ở trong trái tim tui, Bác Hồ
khi hấp hối vưỡn còn cố thốt lên chân lý một lần chót, rồi mới chịu đi
hẳn!
Nhà văn Do Thái Amos Oz, cũng chỉ học được chân lý chia ly đó, vào lúc
chót đời. Cuộc tranh chấp Do Thái - Palestine, theo ông, vấn
đề không phải là, học yêu nhau, học hoà thuận, nhường nhịn nhau, nhưng
mà là chia ly, tách rời.
Hãy giúp chúng tôi ly dị nhau, cho chúng tôi ra riêng, ông lập lại hoài
câu này trong những cuốn
sách của ông.
Tay ký giả hỏi vặn:
-Như thế là thế nào?
-Câu trả lời của tôi chỉ là một từ: Partition.
Chia.
*
Thằng Tây, vừa chân ướt chân ráo, chưa đọc lịch sử dân địa phương, vậy
mà đã ngộ ngay ra chân lý. Chính vì thế mà nó chia nước ta ra ba kỳ, để
không giết lẫn nhau, đúng
như huyền thoại dựng nước. Thằng này Bắc Kỳ, thằng kia Trung Kỳ, còn
thằng kia nữa, Nam Kỳ, mỗi thằng một nơi, không được xâm phạm
lẫn nhau! Ông Tây mũi lõ ra lệnh. Thế là có hoà bình kéo dài một trăm
năm!
Ông bạn C. của Gấu, gật gù, tao nghiệm ra chân lý mà mày nói đó, khi ở
tù VC.
Tao chưa từng gặp một thằng Miền Nam làm ăng ten bao giờ!
Xin khúc đầu cùng xương cùng xẩu
Xin khúc giữa, cùng máu cùng me
Xin khúc đuổi,
Tha hồ mà đuổi.
Đuổi xuống biển.
Đuổi tới hải ngoại.
Bây giờ đuổi... về!
Trấn lột đô!
Bài phỏng vấn Oz trên tờ Tin Nhanh, số 23-29 Tháng Ba, 2006, thật thú
vị, và thật bổ ích.
Tay phỏng vấn, thật đểu, thật sừng sỏ, và thật hiểu rõ vấn đề: cứ nhè
những vết thương mà xát thêm muối.
-Tôi muốn [envier: thèm] đặt cho ông một câu hỏi thật là dữ dằn, một
câu hỏi chết người, một câu hỏi của âm ty địa ngục, la question
infernale: Là Do Thái, nghĩa là gì,
đối với ông?
Câu này, Gấu cũng thường hỏi Gấu:
Là một thằng Bắc Kỳ di cư nghĩa là gì đối với mày, hử Gấu?
Đọc
Thư Ngỏ, Gửi Bạn Ta
Tôi cũng không thích ai gọi
ngày 30-4-75 là ngày mất nước, như nhiều
người thường vô ý thức nói trên báo chí lâu nay. Vì đất nước vẫn còn sờ
sờ ra đó. Sài Gòn vẫn còn sờ sờ ra đó. Sao lại nói rằng nó mất? Hơn thế
nữa, ở trong tim chúng ta, trong tim mọi người Việt Nam lưu lạc trên
khắp thế giới, lúc nào lại không có Việt Nam?
Ôi chao ôi, nghe thật bùi ngùi, thật cảm động. Trong cái đám vô ý thức
đó, có
lẽ phải kể cả thằng Gấu này, bởi vì rằng thì là, nó tin rằng cái
nước Việt
Nam mất rồi. Sài Gòn mất rồi. Và việc này không liên can tới VC, mà tới
cái gọi là... Bắc Kỳ.
Nói rõ hơn, chỉ có nước Bắc Kỳ, không có nước Việt Nam.
Trước 1975, điều này là giấc đại mộng của xứ Bắc Kỳ. Sau 1975, giấc đại
mộng đã trở thành hiện thực.
Trước 1975, và nếu phải 'trước trước' nữa, có thể nói, từ khi có Đàng
Trong - Đàng Ngoài, là nẩy ra giấc đại mộng này rồi!
Đây là một vấn đề rất quan trọng, rất nguy hiểm, nguy hiểm chết
người, khi đụng vô. "Một cách nào đó", chính nó là nguyên nhân đẻ ra
con
bọ VC.
Thành thử, ngày 30 Tháng Tư không phải là ngày mất nước, mà là đổi tên
nước. Nói như vậy không biết bà hay cô QT có còn coi thằng Gấu này vô ý
thức hay là không.
Và Sài Gòn còn sờ sờ ra đó, nhưng không còn gọi là Sài Gòn, từ trước
ngày 30 Tháng Tư năm 1975 lận!
Vụ việc này có ghi trên bản đồ hành quân của Bộ Đội Cụ Hồ!
Chưa chiếm được, nhưng đã có một cái tên dành cho nó rồi!
Kỷ
niệm với nhà thơ
Đi
tìm Một Cái Nón Cối Đã Mất
Ta thà ngửi cứt Tây
năm năm còn hơn
ngửi cứt Tầu cả đời!
Nhất Bác!
Khen Bác thì khen cả ngày, cả đời chưa hết khen!
|
|