|
Bức tượng Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng ở nghĩa trang liệt sĩ TP
Hồ Chí Minh là một điển hình. Dưới mắt nhìn, phần đôi chân và lá cờ quá
dài,
phần bán thân còn lại bị rút ngắn, làm mất dạng vẻ đẹp khí phách và bao
la trên
khuôn mặt của pho tượng.
Trịnh Cung
Nguồn
Đôi chân đi với lá cờ, quá dài, dưới cái nhìn của một ông sĩ quan Ngụy,
thì 'hài hòa' quá rồi, còn ca cẩm gì nữa?
"Làm mất dạng vẻ đẹp..." hay "Làm mất vẻ đẹp bao la và khí phách..."?
Và tượng dưới đây, có khí phách, bao la... không,
thưa họa sĩ Trịnh Cung? NQT
Wales: Trùm
Văn Hóa Chùa.
Tay dân chơi tài tử thật bảnh, kẻ sáng tạo ra Wikipedia.
Tin Văn 'của Gấu', một cách
nào đó, là theo tinh thần trên. Nhưng, khác
hẳn Wikipedia, nó là một trang 'nhà', không có sự đóng góp của những
người khác, trừ một số thân quen. Ngoài ra, nó nhắm tới một nền tự do
dân chủ 'chùa', cho đồng bào trong nước. Thay vì chuyển lửa, thì
chuyển tin văn - chôm chĩa được từ kho tàng thế giới, nhân loại -
về... 'nhà'.
Theo nghĩa đó, nó cũng là một tên biệt kích văn hóa!
Chào Mừng Sinh
'Nhạt' Bác:
Đi tìm một cái nón cối đã mất
Sự
cứu rỗi cuối cùng
Tuy nhiên, câu của DTH, nếu có, bảnh hơn nhiều:
Nếu có một người nào đó phải lên tiếng cho hàng triệu hồn ma không làm
sao còn tiếng nói, của cuộc chiến vừa qua, thì người đó hẳn là ... tui!
Coetzee, trong
bài viết về Joseph Brodsky, đã nhắc tới một nhận định của nhà thơ Olga
Sedakova, theo đó, thành tựu lớn lao nhất của Brodsky, là đã "đặt một
cái dấu chấm hết ở cuối trào lưu văn học Xô Viết."
Ông làm được vậy, theo Coetzee, là do, đã lấy lại cho văn học Nga cái
chất quí hiếm mà nền kỹ nghệ văn hóa Xô Viết, nhân danh chủ nghĩa lạc
quan, đã vứt vào
thùng rác: Thân
phận bi đát được làm người, hay, cảm nhận bi đát về đời sống, a tragic
perception of life.
Nếu Brodsky là người đặt dấu chấm hết, Koestler là người gióng tiếng
chuông báo tử đầu tiên cho đế quốc Cộng Sản, với Bóng Đêm Giữa Ban Ngày
[1940], như David Cesarani, trong Athur
Koestler: The Homeless Mind, viết:
"Hiệp cuối của đế quốc Xô viết, xẩy ra vào năm 1989-1990, đã bắt đầu
cùng với sự xb của cuốn "Đêm hay
Ngày" [Darkness at Noon, 1940. [The final rout of the Soviet
imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon.]
Đêm hay Ngày
là tên bản tiếng Việt đầu tiên của nó, do Phòng Thông Tin Huê Kỳ ấn
hành, thời điểm 1954, cùng với vụ di cư của đồng bào miền Bắc.
Đọc Đêm hay Ngày, ngay những ngày đầu
vô Nam, Gấu chỉ còn giữ được một hình ảnh của nó. Đó là khi Rubachov bị
đồng chí tống vô tù, trong phòng giam, nghĩ tới những cú tra tấn sắp
sửa, anh "VC" nhiều tuổi Đảng hơn cả Đảng bèn dí cái đầu điếu thuốc
đang cháy bỏng vô lòng bàn tay. Đang say sưa lịm người với thú đau
thương, giật mình ngó lên, chàng thấy tên lính gác đang đăm đăm nhìn
bằng con mắt cú vọ, qua lỗ đầu ruồi (?), ở cửa phòng giam. Tên gác bèn
nhếch mép cười khinh bỉ, đóng sập đầu ruồi, và bỏ đi.
Milosz, trong cuốn sách ABC của
ông, dưới "đầu vào" [entry] Koestler, đã nhắc tới nhà thơ Aleksander Wat,
và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old
Bolshevik Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên
đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubachov thú tội, ngay cả những tội mà họ
không hề phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ
những tội ác của họ.
Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém
gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past:
they each had so many crimes on their account, that it cost them
nothing to demean themselves once more and torture was not necessary].
Tác phẩm của DTH, theo Gấu, là phải được đọc trong cái dòng suy tưởng
đó, trong cái nỗi bi đát được làm người, và trong cái ghê gớm tởm lợm,
trước những con bọ VC.
Tưởng
Niệm TTT
"Trong thơ
miền Nam vào thời kỳ sau 1954 đã xuất hiện một nhân tố hoàn toàn mới,
nhân tố đó là lịch sử."
Tô Thuỳ Yên,
trả lời Phan Nhiên Hạo, trên talawas
« II existe une nostalgie sans rapport avec
l'Histoire, que nous ressentons tous, la mémoire émotionnelle d'un
temps où nous étions innocents. »
Kazuo Ishiguro: L'âge de la nostalgie.
Có một thứ hoài nhớ đấm
buồi vào lịch sử...
Cổ lai
chinh chiến
Gấu đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh
của BVVC
Cao Bồi cho biết nhà văn Miền Bắc mà Time tiếp xúc là Nguyễn Tuân. Còn
Miền Nam, một người hiện ở Mỹ, người viết bài có quen biết, nhưng do
không được sự đồng ý nên không thể nêu tên ở đây.
Sở dĩ nhắc chuyện cũ vì thời gian sau này, Time có bài giới thiệu cuốn
Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh.
Nhà văn Miền Nam được Time tiếp xúc, đề nghị, và đã nhận lời, trên
nguyên tắc, theo Cao Bồi, là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.
Sau đó Gấu có hỏi ông, và ông gật đầu xác nhận chuyện này. NQT
Barbara
Quelle connerie la guerre
Nguồn
Bài thơ này, TTT cũng đã từng dịch.
Bạn nào còn giữ được, thêm vô đây, làm thế chân vạc. NQT
Hỡi Barbara
Cuộc chiến
tranh xuẩn ngốc xiết bao
Còn em giờ
đã ra sao
Dưới trận
mưa lửa thép
Dưới trận
mưa máu trào
Và người
từng siết chặt em trong tay
Tha thiết
ngày nào
Hiện sống
còn đã mất hay biền biệt âm hao
Hỡi
Barbara.
Ngày xưa có một thằng bé sống
trong một xứ sở bất công hết chỗ nói, trên địa cầu. Xứ sở đó được cai
trị bởi những kẻ thoái hóa nhất, so với bất cứ đâu đâu, bất cứ thời nào
của con người.
Và có một
thành phố. Một thành phố đẹp nhất trên mặt trái đất.
Tên đứa bé, là
Gấu.
Tên của thành phố ngày xửa ngày xưa đó, là gì nhỉ?
It is the most beautiful law of
our species that that which is not admired is forgotten.
[Luật đẹp nhất
của con người là, đàn bà thì là đẹp, và đẹp, thì là để chiêm ngưỡng, và
chẳng hề bị lãng quên]. Alain
Happiness is duty. Alain
[Hạnh phúc là bổn phận]
THANH TAM TUYEN
La
poésie entre la guerre et le camp
Kỷ
niệm với nhà thơ
Cuốn Đêm Hay Ngày cũng là cuốn bà cụ Chất cùng đọc với thằng
Gấu, cùng một lúc với những cuốn như Bác Sĩ Zhivago, bản do Mặt Trận
Bảo Vệ Văn Hóa ấn hành. Những cuốn sách dịch của nhà xb Zhiên Hồng.
Đói như thế đấy, than như thế đấy, [Cái nhà này, cứ ba tháng hè, là
lượng gạo tiêu thụ gấp hai gấp ba tháng thường, bà cụ Chất có lần than
thở, một cái rất ư là hài lòng, như vậy], nhưng Cụ không quên giáo dục
hai thằng con thứ, một con ruột, một con nuôi, dẫn chúng đi coi một
phim vừa mới chiếu, cho chúng tiền đi nghe hòa nhạc Jazz, [vé đâu có
rẻ!], và khi mấy thằng thi rớt Tú Tài 2, kỳ thứ nhất, Cụ nói với bà Th.
cho đi tắm biển Nha Trang, trước khi học thi kỳ 2.
Gấu còn nhớ, lần đó, cụ phải trả giá vé xe lửa của Gấu bằng với giá
bình thường, vì Gấu làm mất thẻ học sinh!
Gấu không thể nào quên, Cụ 'mắng:
Trước khi từ biệt biển Nha
Trang, thì mày cũng phải tới lí nhí nói vài câu cám ơn Bà Th, má của Hà
Cóc
Khụ chứ, thằng cù lần Gấu kia!
Gấu,
nhà văn
|
|