*





*
Chân Dung Gấu với Bình Trà.
By Jen, May 8, 06

J.-F. Revel, French Philosopher, Is Dead at 82
Triết gia Pháp, J.-F. Revel, một ông Hàn của Hàn Lâm Viện Tây, mất, thọ 82 tuổi. Cựu trùm tờ Tin Nhanh, L'Express. Tự coi mình là tả, nhưng rất mê Mẽo, Trong cuốn Không Marx không Jesus, ông cho rằng, kiểu mẫu Mẽo, về dân chủ đa đảng, chứ không phải chủ nghĩa xã hội, là cách tốt nhất để có được hoà bình thế giới. Có ông con, là sư, rất thân cận với Phật Sống Dalai Lama.

War_Pix

Sự cứu rỗi cuối cùng
... Theo nghĩa trên, tôi thành thực tin rằng, DTH, độc nhất, nhà văn.
Mấy thứ kia, đồ bỏ. NQT
*
Bạn Gấu, Thuần & Thanh.
Anh nghĩ sao về văn chương kháng chiến chống Pháp từ 1945 tới 1954? Nếu giai đoạn văn chương ấy là của cộng sản, tại sao cộng sản miền Bắc lại cấm phổ biến chính nền văn chương của mình? Có một tờ báo, một nhóm người nào ở miền Bắc công khai phổ biến thơ văn kháng chiến 1945-1954 chăng? Tôi không hề thấy. Trái lại, miền Nam tự do phổ biến văn chương kháng chiến chống Pháp, trong khi chính các tác giả của nó đang sống tại miền Bắc. Người miền Nam thuộc và đọc hầu hết thơ nhạc truyện của Văn Cao, Ðỗ Nhuận, Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Thâm Tâm, Nguyễn Tuân,... Miền Bắc thì không. Anh đánh giá văn chương kháng chiến ra sao? Riêng tôi gọi đó là Văn chương Dân tộc.
Viên Linh trả lời Phan Nhiên Hạo, trên talawas
Nhật Ký Tin Văn 30.4.2005

Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do, La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie

Những 'lời phán' của nhà thơ VL như trên, hóa ra lại ứng với DTH!
Con sói cô đơn không chỉ bị cộng sản miền Bắc 'cấm phổ biến', mà còn bị cả một bầy chó thủ đô xúm lại toan tính làm thịt!
Nhân đọc lại trang nhật ký, thấy câu sau đây, áp dụng vào trường hợp DTH thì thật tuyệt!
Tiểu thuyết tái dẫn nhập con người vào lịch sử. Trong thứ đại tiểu thuyết, thí dụ như Chốn Vắng chẳng hạn, con người được giới thiệu, với định mệnh của nó.
The novel is a reintroduction of the human being into history. In the greatest of novels, the subject is introduced to his destiny.
Khi ta chết hãy chôn theo ta một thằng phê bình. Nguyễn Tuân dặn lại đám em út.
Nhưng đâu là ranh giới, về cái quyền phạng nhà văn, của nhà phê bình.
Sau đây là đề nghị của một tác giả trên tờ TLS, số đề ngày April 28, 2006: Đâm, thọi, phạng... gì gì cũng được, nhưng chớ có tẩm thuốc độc vào ngòi viết của mi!
Xin chép lại câu trên, để tặng.... Gấu!

Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy?". Lại viết?

Kỷ niệm với nhà thơ
Gặp lại nhau sau này, bạn [TTT] nói rằng: "Nghe tiếng anh kêu, tôi coi như tiếng gọi của quê nhà ". PLP

Nghe thấy rồi!
Nhất Linh, khi viết Đôi Bạn, lăm lăm với ý tưởng, phải làm bật lên hai nhân vật chính là Loan và Dũng, cùng với nó, là một thế giới cũ, mà hai người bị nó nghiền nát, đưa tới một cô Loan giết chồng sau đó. Cứ tạm coi, “nghĩa chính” của cuốn chuyện là Loan. Nhưng về già, khi viết Viết và Đọc tiểu thuyết, ông nhận ra, nhân vật phụ là Hà lại nổi lên lấn át nhân vật chính. Cái cảnh từ giã giữa người yêu và cô khép lại cuốn truyện mới tuyệt vời làm sao! Anh chàng tới từ giã người yêu, để đi làm cách mạng, nghĩ trong bụng, chắc là căng lắm. Nàng tuy căng lắm, nhưng cứ tỉnh như không. Chàng ra về, trên đường, bóp chuông xe đạp leng keng, như một nỗi vui nho nhỏ, rằng cuộc chia ly đã không thê thảm như là chàng nghĩ. Tiếng chuông vọng tới tai người yêu, nàng “đau” lắm, đau hơn cả nỗi đau chia ly [Hà bị bịnh lao, nghĩa là chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại người yêu], bĩu môi, buông một câu:
-Nghe thấy rồi!
Đây mới là “nghĩa chính” của Đôi Bạn, mà đến chót đời Nhất Linh mới nhận ra!
Chiếc Lư Đồng Mắt Cua của Nguyễn Tuân cũng kết thúc bằng một câu cà chớn như vậy:
-Xuyến người bên lương hay là bên giáo?
Hay câu kết của Bếp Lửa, nói lên ý nghĩa của bếp lửa:
-Anh yêu em, yêu quê hương vô cùng.
Câu nói đó, là câu nói của bao nhiêu năm sau này, của bao nhiêu con người sau này, đã sống sốt cuộc chiến, sống sót cuộc bỏ chạy, sống sót biển cả, sống sót cuộc hội nhập nơi xứ người - như tiếng chuông xe đạp leng keng vọng về Quê Nhà.
 -Nghe thấy rồi!