*





*
Anh chị của Jennifer, @ Vientiane, Laos

Vẻ vang bạn Gấu
Nguyễn Phước
*

**
Nước Pháp mà người ta quên yêu thương.
Là tả, ở Pháp, có nghĩa, thà lầm lẫn với Sartre còn hơn có lý với Aron...

Cứu rỗi chót

Hai nhà văn, hai giải thưởng

Đụng trận ở Mẽo

War_Pix
**
Bạn nhìn bức hình trên, đọc chú thích của Roland Barthes [Tôi hiểu liền lập tức, 'cuộc phiêu lưu' của tấm hình - của Koen Wessing, Nicagagua, 1979, trích từ cuốn Roland Barthes: Camera Lucida: Suy tưởng về chụp hình, Reflections on Photography, bản tiếng Anh của Richard Howard - là do sự đồng-hiện diện của hai phần tử], và so sánh với bức của Henri Huet. Theo tôi, bức sau 'phiêu lưu' nhiều hơn!
Thú vị hơn nữa, hình của Huet mà được bổ túc bằng bức sau đây, cũng từ cuốn sách của Barthes, thì thật là tuyệt cú mèo!
**
"What I stubbornly see are one boy's bad teeth .. ."
Tôi đếch thèm để ý đến khẩu súng, mà là, hàm răng sún của chú bé!
WILLIAM KLEIN: LITTLE ITALY. NEW YORK, 1954

Tên Của Cuộc Chiến
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
TTT: Trong đất trời
Liệu Gấu này có ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường ra trận...', 'mãi mãi tuổi hai mươi', cả một 'nhật ký họ Đặng'... sánh không bằng 'nửa' lời ca của Trần Thiện Thanh: Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ... Sao không hát cho những bà mẹ già, những người còn mải mê, những người vừa nằm xuống chiều qua? (1)
Nếu phải nhìn lại cuộc chiến, thì, một điều hiển nhiên, giải thích thái độ chống đối nhà nước VC, của cộng đồng hải ngoại, là do những gì xẩy ra sau đó, và tiếp tục xẩy ra cho đến ngày nay, đối với dân chúng ở cả hai miền.
Từ đó, suy ra: tất cả những ai dung thứ cho chế độ đó, đều là VC hoặc những kẻ cùng hưởng lợi với họ.
(1) Trong cuốn DVD tưởng niệm Trần Thiện Thanh, người ta được biết, bản nhạc Rừng Lá Thấp, có những lời ca như trên, được Trần Thiện Thanh sáng tác trong vụ Mậu Thân, nhân cái chết của một bạn thân, sĩ quan VNCH.

Kỷ niệm với nhà thơ
Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
TTT

Khi Borges khuyên, nên bắt đầu bằng thơ vần, trích dẫn nhận xét đầy tính tiên tri của Oscar Wilde, "May mà có thơ vần, nếu không chúng ta đều là thiên tài", ông không hề biết, ca dao, một thứ thơ vần đối với người Việt, còn giúp con người sống, và sống sót.

Sống, theo nghĩa của TTT, khi ông giải thích sự khác biệt giữa làm thơ, và viết thơ:
"Tuy nhiên, người Việt nói 'làm thơ', không ai nói 'viết thơ'. Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức..."

Sống sót, như ông đã sống sót, sau trại tù:
"Và làm thơ trong trại cải tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân. Chế độ lao động trong trại, đó là một ngày căng thẳng tám tiếng, không có cuối tuần; mỗi tù nhân có riêng một vũ trụ của anh ta: một cái chiếu, chừng năm, sáu chục tù nhân trên dưới hai lớp, trong tấm "toan" trên trăm tù. Viết là một xa xỉ: chỗ ngồi, thời gian viết. Với nhịp tù hối hả như thế, cái lạnh, cái đói... ai dám nghĩ đến sáng tạo? Ngay cả thiên tài, ngay một sức mạnh siêu nhiên cũng chẳng thể vượt qua, những 'trói buộc' này."

Ngay cả TTT, khi ông vinh danh thơ tự do, khởi từ ca dao qua tự do, ông không hề nghĩ rằng, định lý này còn phần nghịch đảo của nó, là, khởi từ tự do qua ca dao.
Và làm thơ trong trại cải tạo...