*







Ví dầu cầu ván ngẩn ngơ
Ngờ đâu đáy huyệt đang chờ chúng ta.
Nguyễn Lương Vỵ:
Thần Sầu




Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
TTT: Trong đất trời
Liệu Gấu này có ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường ra trận...', 'mãi mãi tuổi hai mươi', cả một 'nhật ký họ Đặng'... sánh không bằng 'nửa' lời ca của Trần Thiện Thanh: Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ... Sao không hát cho những bà mẹ già, những người còn mải mê, những người vừa nằm xuống chiều qua?

Kỷ niệm với nhà thơ
qua
Album from Hell:
Nhận đồ thăm nuôi tại trại tù Solovetsky, khoảng 1927-1928.

Ivan Zaitsev, một cựu tù, cho biết: "Tù nhân không có thăm nuôi, là chỉ có chết, do đói dài dài, suy dinh dưỡng".
Ở đây chúng ta mới nhận ra sự hy sinh của các bà vợ sĩ quan VNCH. Chồng con còn sống là nhờ họ trường kỳ thăm nuôi, nhất quyết không chịu thua Vi Xi.
Gấu biết có trường hợp, một sĩ quan, nhận được thư của bố mẹ, than vãn về cái chuyện con dâu chơi thân với cán bộ. Ông con viết thư trả lời bố mẹ: Chừng nào vợ con không còn thăm nuôi con, bỏ bê mấy đứa nhỏ, đi theo luôn tên Vi Xi, bố mẹ hãy cho con biết, để con từ nó. Một khi chuyện đó chưa xẩy ra, thì nó vẫn là vợ con.

(1) Album From Hell là tên bài viết của Anne Applebaum, điểm cuốn của Tomasz Kizny, "Gulag: Sống và Chết trong Trại Tập trung Xô viết", trên tờ Điểm Sách Nữu Ước , NYRB, số đề ngày 24 tháng Ba, 2005.
Nhìn cảnh nhận đồ thăm nuôi trên đây, Gấu bỗng nhớ đến một giai thoại, về nhà thơ vừa ra đi, qua một người quen, hồi mới ra ngoài này. Người kể, vốn rất mê khí tiết của nhà thơ, và không hiểu, ông nghe qua ai, hay là phịa ra nó.
Ông cho biết, hồi TTT ở trại tù, có lần, quản giáo kêu lên nhận thùng quà từ bên Tây gửi về, đề tên Thanh Tam Tuyen. Ông ngó qua, lắc đầu, nói, không phải của tôi. Tôi là  Dzư Văn Tâm.
*
Một lần, qua Cali, Gấu lại mang câu chuyện trên ra kể, và Nguyễn Chí Kham cải chính liền, làm gì có chuyện đó, tôi ở chung trại với anh Tâm, và anh đã từng nhận quà tên là TTT. NCK kể lại chuyện này trong bài viết trên TK21.

Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
TTT

Trong một cử chỉ đẹp của chủ nhân một trang web cá nhân, nhà văn Nguyễn Quốc Trụ mới đây đã tự động rút sách của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền xuống...
Nguồn

Sự thực, do ỷ y, tự coi mình như là một đứa em trong gia đình, nên tôi đã tự tiện type và post những tác phẩm của TTT trong có hai cuốn tiểu thuyết.

Mới đây, được biết, gia đình nhà thơ có ý định tái xb những tác phẩm của ông, trong có hai cuốn nói trên, cho nên đã lấy xuống.

Đây là một vấn đề vượt lên trên chuyện bản quyền, theo tôi, và nó nhắm tới một mục tiêu lớn lao hơn, là một nền văn hóa 'chùa', free culture, cho toàn thể nhân loại. Trong một kỳ tới,  sẽ xin chuyển tới độc giả Tin Văn một số nhận định của các báo chí văn học trên thế giới về vấn đề bản quyền trên net, và về văn hóa chùa.

Trường hợp nhà thơ, như 'mơ hồ' lường ra thái độ của nhà nước đối với sự ra đi của ông, tôi đã type và post những tác phẩm của TTT, theo một nghĩa tương tự như của Tolstaya, tuy có chút khác biệ, trong bài tưởng niệm Brodsky, khi nhà thơ lưu vong của nước Nga nằm xuống ở hải ngoại: Ông không tới với nước Nga, nhưng nước Nga tới với ông. (1)
Ai cho phép anh là thi sĩ?

Đưa tác phẩm của TTT lên net, là nhằm đưa ông trở về với những độc giả của ông, ở trong nước. Những độc giả cũ, trước, và mới, sau 1975.
NQT
(1) Nhà thơ Brodsky không trở về Nga một lần nào. TTT có về, lần bà cụ bị bịnh, ông trở qua là bịnh luôn.


"F" nguyên bản.

"An F for Originality" là tên bài viết trên Time, số mới nhất về trường hợp đạo văn của một em nữ sinh viên, với cái giá bản quyền là 500 ngàn Mỹ Kim, cho một tác phẩm, mà, giống như những hộp cá thúi  - chữ của Time, like so many tins of bad salmon - đang được rút ra khỏi những giá sách.
Tự coi mình là nạn nhân của trí nhớ chụp ảnh, photographic memory, đâu đó trong đầu cô em, cô em vượt đường ranh vô hình, với chất liệu nguyên tác, và không nhận ra, những từ ngữ rất ư là dễ dàng đó, không phải của chính cô em.

Trước đây, có một nhà văn cũng khá nổi tiếng ở hải ngoại, viết thường trực cho một mục trên một tờ báo ở Huê Kỳ, [hiện nay vẫn còn viết], đã bị một tác giả la làng, vì thuổng nguyên con một bài viết của bà ta. Điều bà ta bực nhất, vốn là một tác giả không bị được nổi tiếng, so với ông kia, bà tin chắc, một độc giả, vô tình đọc cả hai bài, sẽ đương nhiên nghĩ bà thuổng của ông!
Thú vị hơn nữa, ông nhà văn có viết thư xin lỗi, thú thực, vốn chuyên nghề xào nấu, lần này, tai nạn xẩy ra, là do ông ta vội, và bận quá, chưa kịp xào nấu lại nguyên tác, nên mới bị lộ tẩy!