Ví dầu cầu ván ngẩn
ngơ
Ngờ đâu đáy
huyệt
đang
chờ chúng ta.
Nguyễn Lương
Vỵ: Thần Sầu
Nhân câu chuyện thời
sự, Hai Lúa bỗng nhớ lại câu chuyện ma quái trên,
và cứ tưởng tượng một cách thật là ma quái rằng thì là có một dân tộc
bị lời nguyền, cứ đến ngày 30 Tháng Tư, là lại diễn lại cái tuồng cuộc
chiến 30 năm mới có ngày 30 Tháng Tư này, vui sao nước mắt lại trào?
Chuyện
ở tù, Hofmann và...
TCS & KL Saigon 1966
Hát ở đâu đâu...
Cô bạn thân
ơi, những ngày tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi
Trong vương
quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Biển
Cứu
rỗi chót
Chắc chắn chỉ là tình cờ,
trong khi DTH rao giảng về niềm tin ở Mẽo, ở Anh, tờ Granta Số Mùa Xuân
2006, để tống cựu nghinh tân" [tờ báo đổi chủ], đã chơi cả một số cho
niềm tin, và cho... Thượng Đế: Những xứ sở của riêng Mi là những xứ sở
nào, và liệu cái miền đất khốn khổ mà chúng ông đang ở đó, là một trong
những xứ sở của Mi? [God's own countries. Are you living in one?]
Đã có thời, kể từ sau Soi Sáng, nhân loại tưởng rằng thì là Thượng Đế
đang chết, trí tuệ và khoa học đang thắng thế, nhưng than ôi, sự tình
không đơn giản như vậy! Thượng Đế vưỡn có bạn của Ông Ta ở trên thế
gian này, và đôi khi [ở Texas, Istambul, Teheran) họ và Ông Ta coi mòi
hung hãn hơn bao giờ hết.
Chỉ một điều này thôi, là đủ rõ: nếu không có 'niềm tin' Mẽo đang đem
con nít Miền Nam bán qua Cam Bốt, đàn bà, con gái qua Đại Hàn,
Singapore.. làm sao có chiến thắng 30 Tháng Tư?
“You know, when I got out of
jail and was told I was coming
here, I thought about leaving the country forever—getting refugee
status and
living here,” he said. “For a while, it was a stubborn thought. But I
can’t do
that. My wife is ill. I have family. I’m too old. It’s too late. It’s
Turkmenistan
for me to the end.”
"Bạn biết không khi tôi [Esenov] ra khỏi nhà tù và biết sẽ được tới
đây,
tôi nghĩ đến chuyện rời khỏi đất nước vĩnh viễn - xin tị nạn và sống ở
đây. Ý nghĩ đó bám chặt lấy tôi. Nhưng tôi không thể. Bà xã tôi thì
bịnh. Tôi còn gia đình. Tôi lại quá già. Quá trễ mất rồi. Đành phải bám
lấy quê hương cho đến chót đời."
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi
viết bài
Tử Địa, nghĩ đến
những đứa
con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu
trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể
nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi
ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng
nửa
vần thơ của Pushkin."]
TTT:
Trong đất
trời
Liệu Gấu này có ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường
ra trận...', 'mãi mãi tuổi hai mươi', cả một
'nhật ký họ Đặng'... sánh không bằng 'nửa' lời ca của Trần Thiện Thanh:
Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ... Sao không hát cho
những bà mẹ già, những người còn mải mê, những người vừa nằm xuống
chiều
qua?
Kỷ
niệm với nhà thơ