Nhân câu chuyện thời
sự, Hai Lúa bỗng nhớ lại câu chuyện ma quái trên,
và cứ tưởng tượng một cách thật là ma quái rằng thì là có một dân tộc
bị lời nguyền, cứ đến ngày 30 Tháng Tư, là lại diễn lại cái tuồng cuộc
chiến 30 năm mới có ngày 30 Tháng Tư này, vui sao nước mắt lại trào?
Hát ở đâu đâu...
Ngoảnh nhìn
lại quãng nửa nhà nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài
(1)
Không phải
tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.
Đêm
mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
Mùa thu ở
đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết
Giấc mộng
cũ vậy là giấc mộng cuối
Hát ở đâu đâu...
Cô bạn thân
ơi, những ngày tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi
Trong vương
quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu
đâu giấc mộng cuối (2)
(1)... that lonely halfway house which we call
life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền
“You know, when I got out of
jail and was told I was coming
here, I thought about leaving the country forever—getting refugee
status and
living here,” he said. “For a while, it was a stubborn thought. But I
can’t do
that. My wife is ill. I have family. I’m too old. It’s too late. It’s
Turkmenistan
for me to the end.”
"Bạn biết không khi tôi [Esenov] ra khỏi nhà tù và biết sẽ được tới
đây,
tôi nghĩ đến chuyện rời khỏi đất nước vĩnh viễn - xin tị nạn và sống ở
đây. Ý nghĩ đó bám chặt lấy tôi. Nhưng tôi không thể. Bà xã tôi thì
bịnh. Tôi còn gia đình. Tôi lại quá già. Quá trễ mất rồi. Đành phải bám
lấy quê hương cho đến chót đời."
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi
viết bài
Tử Địa, nghĩ đến
những đứa
con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu
trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể
nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi
ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng
nửa
vần thơ của Pushkin."]
TTT:
Trong đất
trời
Liệu Gấu này có ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường
ra trận...', 'mãi mãi tuổi hai mươi', cả một
'nhật ký họ Đặng'... sánh không bằng 'nửa' lời ca của Trần Thiện Thanh:
Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ... Sao không hát cho
những bà mẹ già, những người còn mải mê, những người vừa nằm xuống
chiều
qua?
Kỷ
niệm với nhà thơ
Cẩn bạch:
Hai truyện
dài Một Chủ Nhật Khác và Bếp Lửa, từng được typed và posted
trên Tin Văn, đã được gỡ bỏ, chờ bản in trên giấy, của gia đình nhà thơ.
Độc giả nào, từng download hai truyện này, xin chỉ sử dụng cho cá
nhân mình, đừng phổ biến rộng rãi, và nhất là, đừng đem in ấn, vì bất
cứ một lý do gì.
Trân trọng,
NQT