|
Jen &
Friend
Chúng tôi hô khẩu
hiệu khi đạn vô sọ anh ta.
Yiyun Li: A
thousand years of good prayers (1)
Yiyun Li tới Mỹ năm 1996,
tuổi 28, để lấy cái bằng PhD về Miễn
dịch học tại Đại học Iwoa. Chẳng có tí tiếng Anh, e lệ, và mù tịt về
phong tục
xã hội Mẽo. Trước khi rời thành phố quê hương Bắc Kinh, mấy bà chị
khuyên cô
em, hãy coi show TV lá cải Baywatch rồi cố mà bắt chước mấy em Mẽo ăn
vận ra làm
sao. Khoảng 1998, cô bèn học tiếng Anh: một thứ ngôn ngữ mà cô cảm thấy
cô thực
sự có thể diễn tả chính mình, không như những người Trung Quốc khác, và
chẳng mấy
chốc, cô bèn sáng tác, những câu chuyện về thời kỳ hậu-Mao, hậu-Thiên
An Môn,
trong khi học lớp dậy về sáng tác với giáo sư Alan McPherson đã từng
lãnh giải
thưởng Pulitzer, trong một chương trình nổi tiếng tại Đại Học Iowa. Rồi
cô cũng
kiếm đủ can đảm để mà đưa cho thầy giáo truyện ngắn đầu tay của mình,
Bất
Tử,
chuyện một chú bé trở thành nổi tiếng trong vai thế thân Mao, vì giống
y chang ông
ta. McPherson hết sức ngạc nhiên.
Tập truyện
ngắn đầu tay của cô, A Thousand Years of Good
Prayers, trước hết, là một nhắc nhở, rằng, ở đỉnh cao của nó, một khi
bạn
viết tới
nơi tới chốn, thì truyện ngắn đích thực là một thể loại sang trọng,
lịch sự nhất
[elegant, Hai Lúa bỗng nhớ đến Bóng Đè, của ĐHD], của văn chương. Mỗi
câu chuyện
là một nhức nhối của riêng nó, và tụ tập lại, tập truyện cho chúng ta
cái cảm
giác hài hòa thật là ấn tượng về một nước Trung Quốc hiện đại. Tất cả
chúng đều
buồn, những truyện ngắn, đến lượt chúng, đều tỏ ra hết sức giận dữ, và
từng
truyện đều mang cái dấu ấn rất ư là xấu xa về một Trung Quốc của Mao.
Những nhân
vật của cô, rất nhiều người cùng tuổi cô hoặc tuổi cha mẹ cô, họ đều
quen thuộc
với những ông công nhân viên sát nhân của nhà nước, với sự tàn bạo mang
tính tập
thể, và sự trừng phạt rất ư là tình cờ. Trong Bất Tử, cái tập thể chúng
tôi đó,
chứng kiến cuộc làm thịt một người đàn ông còn trẻ, và chúng tôi hô lớn
những
khẩu hiệu, khi những viên đạn đi vào sọ anh chàng thanh niên.
(1) In
American Translation. Zoe Strimpel điểm cuốn "A thousand years
of good prayers", [tạm dịch, Một ngàn năm kinh kệ], TLS, số đề ngày 17
Tháng Hai, 2006.
Nội Cỏ Của Thiên
Đường:
Nhà văn nhí, từ Austen tới Woolf
Từ trước tới nay, cụm từ
"văn chương nhi đồng" dùng để chỉ những gì người lớn viết cho con nít
đọc, không phải những gì do nhí viết.
Tình hình có đổi khác. Trước tiên là quan niệm về trẻ em, như
là độc giả, như là những nhà sản xuất đầy tiềm năng [những nhà văn đầy
nội lực, sắp sửa xuất chưởng], chứ không chỉ là những người tiêu thụ.
Cuốn Nhà văn nhi đồng
từ Austen tới Woolf, Christine Alexander và Juliet McMasters biên tập,
nhà xb Cambridge, Dinah Birch điểm trên TLS 10 tháng Hai, là một tập
tiểu luận về nhà văn nhí thế kỷ 19. Mục tiêu của cuốn sách, khuyến
khích nhìn nhận, có văn chướng nhí, của nhí, do nhí viết, [the
child's own authentic voice: tiếng nói đích thực của nhí], và khai phá
thám hiểm, một thể loại văn chương từ trước tới nay bị bỏ qua.
Nghe có vẻ khiêm tốn, nhưng quả là một tham vọng lớn.
Hình cho cuốn Lịch Sử Anh Quốc, của nữ sử gia 15 tuổi, Jane.
Khi nói, tôi không phải là nhà trí thức, tôi muốn nói tới những điều
chính mắt nhìn thấy.
Quand je dis que je ne suis pas un intellectuel, j'entends que je
préfère parler des choses vues.
Olivier Todd, la passion du réel, đam mê cái thực
Tác giả Sài Gòn ơi, vĩnh biệt [Saigon đi đoong, Tháng Tư Độc Địa,
La Chute de Saigon, Cruel Avril, 1987], nhà ký giả, trí thức thiên tả,
lúc đầu cứ nghĩ đây là cuộc chiến tranh giải phóng, do Miền Bắc
phát động, nhằm thống nhất đất nước, nhưng cuốn sách của ông, là về một
điều phức tạp hơn nhiều, nếu không muốn nói, ngược hẳn lại.
Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, Tháng Giêng, 2006
Les choix du « Point »
ROMANS ET NOUVELLES
Duong Thu Huong « Terre des oublis » (Sabine Wespieser)
Stéphane Osmont « Le manifeste » (Grasset)
Jean-Noël Pancrazi « Les dollars des sables » (Gallimard)
Bruno Pedretti « Charlotte,
la jeune fille et la mort » (Robert Laffont)
Olivier Weber « La bataille des anges » (Albin Michel)
Tờ Le Point [Thứ Năm, 2 Tháng Ba, 2006],
chọn Sói Cô Đơn dẫn đầu, với Miền Quên Lãng [Chốn Vắng]
Dương Thu Hương
Trong bài Considering
Solzhenitsyn, Octavio Paz viết, như một người Nga tốt, like a good
Russian, S. sẽ tự cho phép mình về vườn, S. would resign himself - như
chính ông mới tuyên bố gần đây- khi nhìn thấy xứ sở của ông được cai
trị bởi một chính quyền không dân chủ, cho tới khi nào mà nó vẫn phù
hợp với hình ảnh của một đất nước nằm trong tinh thần Ky Tô truyền
thống của nó, nghĩa là còn biết yêu Chúa, và yêu dân chúng. Như thế,
theo tôi [Paz] nó cũng tương đương như với một xứ sở theo Phật giáo,
hay Khổng giáo, theo đó, nhà vua được làm vua theo mệnh trời [heavenly
mandate]. Cũng trong bài viết, ông nhắc đến trường hợp Chekhov được
phép đi thăm Đảo Tù và về viết sách tố cáo hệ thống tù đầy của Nga
Hoàng, và kết luận, một chuyện như thế không thể xẩy ra dưới bất cứ một
chế độ Mác xít Lê nin nít nào của thế kỷ 20!
Cũng vẫn trong bài viết, ông nêu trường hợp nước Nga từ chế độ Nga
Hoàng cứ thế vô tư chuyển qua chế độ toàn trị, trong khi ở nước ông,
sau khi được độc lập, là cứ vô tư tan rã ra trở thành nạn nhân của mấy
ông tướng quân, tổng thống, và của đế quốc Mẽo.
Cổ Lai
Chinh Chiến Kỷ Nhân... Sầu?
Đường Bờ Hồ và hố tránh bom.
Hình của ký giả Harrison E. Salisbury.
"Có lẽ cũng phải bật mí tí ti, và cho người ta biết chúng ta có một
người ở Hanoi".
[I think we ought to advertise a bit and let people know that we have a
man in Hanoi].
Cuối năm 1966, ký giả Harrison E. Salisbury của tờ Nữu Ước Thời Báo,
được nhà cầm quyền Miền Bắc cho phép ‘tới [Miền Bắc, Hà Nội để] có một
cái nhìn nóng hổi về những gì xẩy ra’ [Harrison E. Salisbury: Behind
the lines-Hanoi].
“Mọi người bắt đầu gọi nó,
một cuộc chiến bẩn thỉu nho nhỏ. Bẩn thì vẫn bẩn nhưng nho nhỏ thì hết
rồi… Đừng vùi dập nó. Đây là cuộc chiến độc nhất mà chúng ta có”, một
tên phi công đểu giả Mẽo tuyên bố.
Một
Chủ Nhật Khác
Bếp Lửa
Thanh Tâm Tuyền
1
Tôi tìm Thanh ỡ chỗ làm việc của nàng.
Thanh là em họ tôi.
Bên trong của tiệm những cô gái chăm chú vào công việc của họ. Thanh bỏ
cuộn len hồng xuống phản đón tôi. Nàng cười:
"Em đang có ý muốn gặp anh lắm".
Tôi gật đầu.
Rượu
Xuân Sách
Đừng rót nữa tôi không sành rượu
Càng uống nhiều lại càng tỉnh như không
Nên thiên hạ dễ dàng nhận biết
Những lúc nào xấu hổ, lúc nào không.
Nguồn
|
|