*






Thanh Tâm Tuyền
*
Từ trái, các ca sĩ Quỳnh Giao, Mai Hương, Thái Thanh.
WESTMINSTER (VB) -- Hơn 120 người đã dự buổi Tưởng Niệm Thanh Tâm Tuyền đêm Thứ Năm 30-3-2006 tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Việt Báo.
Ca sĩ Lệ Thu được mời hát bài Dạ Tâm Khúc, một bản nhạc được Phạm Đình Chương phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền. Chị kể thời còn ở Sài Gòn, cứ hát nhầm, “đưa em vào quán rượu” thành “đưa em vào quán trọ” và một lần được nhà thơ ghé tai vừa chỉnh vừa đùa...Thanh Tâm Tuyền cũng đã từng kể, về một câu thơ của ông "sáng mai khua thức nhiều nhớ thương", bị ông thợ nhà in sửa thành "sáng mai khuya thức..."

Bao nhiêu đường tình tự Ga Hàng Cỏ

If I had to choose between betraying my country and betraying my friend, I hope I should have the guts to betray my country. - E.M. Forster.
Nếu phải chọn giữa phản bội xứ sở và phản bội bạn bè, tôi mong có đủ can đảm để phản bội xứ sở của tôi.

...nhưng cả cái nước Việt Nam thì im lặng kinh khủng, kỳ cục, quái đản, tống đạp, nín khe, từ chối, phủ nhận sự có mặt của Thanh Tâm Tuyền trên cuộc đời này. Tất cả mọi tờ báo, mọi web site của cả nước Việt Nam có thể đăng đi đăng lại cả trăm nghìn lần những tấm hình những câu tuyên bố của những cái tên như Sharon Stone, Dan Brown, Haruki Murakami, Michael Jackson, nếu như hiện nay họ đang cởi truồng hay hắt xì ở một nơi nào đó trên trái đất này
Gió O

Nhân ngày Cá Tháng Tư, tôi cứ tưởng tượng ra rằng thì là nhà thơ, trước khi mất, đã gửi một cái thư ngỏ, đề nghị nhà nước đừng làm phiền ông, và nhất là đừng làm cái trò như một nhà nước khốn nạn đã từng làm (1).
Tuy nhiên, có sự kiện này.

Nhà văn Ðỗ Quý Toàn, một trong những người viết thường xuyên cho tạp chí Sáng Tạo cùng Thanh Tâm Tuyền thời ấy tiết lộ...
Nguồn
Đỗ Quí Toàn còn "trên cả" nhà văn. Ông là nhà thơ. Hơn cả nhà thơ: Lý thuyết gia về thơ. Nhà phê bình thơ.
Có lần Gấu này được coi một cái bản lược kê, giống như danh thiếp, của ông. Nhà thơ, giáo sư, bằng cấp đại học ở hải ngoại này nhiều lắm. Nhưng nhớ là không có "cụm từ" nhà văn. Gấu này nhớ, chưa từng được đọc "văn" của ĐQT.
Ông này, học cùng thời với Gấu ở Hà Nội, viết văn sau Gấu một tí ti, chừng vài tháng, chắc thế. Như vậy, khó có thể là một trong những người viết thường xuyên cho tạp chí Sáng Tạo cùng Thanh Tâm Tuyền thời ấy được.
Gấu này nghĩ rằng, nhà thơ họ Đỗ, giả như "thường xuyên viết...", nhưng, do tính tình khiêm tốn, không bao giờ viết thẳng thừng ra như trên đâu.
Đây có thể là do sơ ý của người tường thuật.
Nhưng nếu như thế, thì cũng nhảm.
Nhảm thật! NQT

Ðâu phải mưa ô buy vào thành phố

1954, vào Nam, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền có lẽ là một trong những người đầu tiên có những dòng thơ văn về Hà Nội, bên cạnh những dòng nhạc của một "Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội", hay "Hướng Về Hà Nội".
Câu thơ trên, tôi chỉ nhớ loáng thoáng, trong tập "
Tôi không còn cô độc", đã một thời làm ngơ ngẩn cả đám bạn bè hồi cùng học trung học.
Ngớ ngẩn, đúng hơn.
*
Đúng là bé cái lầm! Gấu cứ nghĩ, 'thông điệp' từ những bài viết như thế này, đã có người nhận!

Ôi chao, lại nhớ đến lời than của 'bạn ta' [NMG]:
Ở hải ngoại này, viết, cứ như là viết vào hư vô!

'Ôi choa', lại nhớ đến "Văn chương và kinh nghiệm hư vô", của "bạn ta" [Huỳnh Phan Anh].
Và cái câu nói của một ông thầy triết, của bạn ta, về cái tít của cuốn sách:
-Thầy chưa biết hư vô là gì, mà sao trò lại kinh nghiệm được, về nó?

“Why is there something instead of nothing,"
["Tại sao, thay vì hư vô, bé cái lầm?"]
Martin Heidegger

Đầu năm 78 ở Lào Kay, lần đầu tiên nhận được thư nhà, biết tin anh đi xa, - Vợ tôi viết: "Bố nuôi của Thái đã về quê ngoại sống, không còn ở Sài Gòn nữa" -  tôi như chợt tỉnh sau giấc hôn thụy. Bài Nhớ Thi Sĩ  viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ anh.
30.04.Thanh Tâm Tuyền

Gửi Quách Thoại
cuộc sống phải thừa như không khí
cuộc sống phải thừa như sớm mai
xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
chúng ta đã thắng trước cuộc đời.
Tôi không còn cô độc

Thảo Trường
Thơ Ở Đâu Xa ra đời cũng là một cái may, cho độc giả yêu thơ TTT.
Lần đầu nói chuyện với nhà thơ, qua điện thoại, ông cho biết, khi đó mới qua, chỗ đó ồn quá, tính dời đi chỗ khác, thế là đành phải lấy hai ngàn của một tay 'Mạnh Thường Quân". Đâu có biết thơ chẳng ai thèm mua. Nếu biết trước, đã chẳng in ra làm gì.
Nhân đó, ông kể chuyện, hàng xóm của ông, toàn dân da đen, dễ chịu lắm, dễ chịu lắm...

 Thư gửi bạn ta
Bây giờ tôi nhận ra, đó là do nhà văn thiếu... thông tin. Bản thân ông tác giả cũng chưa chín, về những vấn đề mà ông nhét vào miệng nhân vật của mình.

 Huỳnh Phan Anh
 Mấy ghi nhận về Bếp Lửa

 Hà Nội & Bếp Lửa
Trước 1975, Gấu có viết phê bình, điểm sách, nhưng chưa bao giờ vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình. Và cũng chẳng hề có ý định thu gom những bài viết đó, in thành sách. Tuy nhiên, trong số đó, nếu có thể giữ lại một bài, thì đó là bài viết về cuốn Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền.
Lần đầu đăng trên Tập San Văn Chương. Cũng còn giữ được một số kỷ niệm về nó.
Joseph Huỳnh Văn là người đầu tiên tự hào về bài viết. Bởi là vì anh là tổng thư ký.
Anh nói:
-Nếu không phải tao lo tờ báo, chắc mi đâu chịu viết bài này?

Questionnaire de Proust : Kenzaburô Ôé
Lire, avril 2006
 «J'aime le bricolage et Lévi-Strauss»
Tôi thích cái thú loay hoay, rị mọ của Lévi-Strauss
*
Gérard Genette, trong bài "Cơ cấu luận và phê bình văn học", in trong Hình Tượng I (Figures I, nhà xb Seuil, tủ sách Essais, 1966), đã nhắc tới một chương trong cuốn Tư Tưởng Hoang Sơ (La Pensée Sauvage) theo đó, Lévi-Strauss đã coi tư tưởng huyền thoại như là "một kiểu loay hoay về tinh thần" (une sorte de bricolage intellectuel). Chúng ta có thể mượn quan niệm trên đây của Lévi-Strauss, để giải thích tại sao Đỗ Long Vân lại dựa vào cơ cấu luận, khi viết "Vô Kỵ giữa chúng ta". Từ đó, chúng ta có thể đi đến kết luận: Vô Kỵ là ai? (Qui est Ky?, mượn lại câu hỏi của de Gaulle, khi hoà đàm về Việt Nam đang diễn ra tại Paris; Ky ở đây là Nguyễn Cao Kỳ). Biết đâu, nhân đó, chúng ta có thể xác định vai trò của một người viết, như Đỗ Long Vân, ở giữa chúng ta.
Thế nào là một tay loay hoay, hí hoáy (le bricoleur)?
Vô Kỵ giữa chúng ta
*
Hạnh phúc hoàn toàn, theo ông?
Oe: Từ khi thằng con trai của tôi ra đời, cứ mỗi lần nhìn cu cậu, là tôi nói với tôi rằng thì là mình đang sống trong hạnh phúc.
Điều gì làm ông thức giấc buổi sáng?
Trước đây, vừa ngủ dậy, là vội vội vàng vàng đọc, ghi chú… Nhưng giờ, già rồi. Thế là bèn, ngủ dậy, và chẳng thèm nghĩ đến nó nữa.
Lần mới nhất, bật cười khoái trá?
Đó là lần chúng tôi tham dự show TV Takeshi Kitano, rất tiếu lâm và rất phổ thông ở Nhật, nhân dĩa nhạc CD của thằng con trai ra lò.
Tính tình chính của ông?
Nhi nhô như con nít.
Khuyết điểm chính?
Đáng lý ra lên cố học hành thêm, thì đã vớ được cái bằng tiến sĩ rồi.
Lần khóc mới nhất?
Đó là khi nghe Edward Said chết, tôi khóc suốt cả đêm.