*






Việt Tide: Bà là người có nhan sắc, có trí tuệ và rất hóm hỉnh...
Dương Thu Hương: ...(cười) À thế à!
Việt Tide: ...và từng tan vỡ gia đình; hiện sống một mình tại Hà Nội, bà có tránh khỏi bị cám dỗ không?
Dương Thu Hương: (thở dài, cười) Nói ra điều này thì nghe rất kỳ cục. Làm gì có điều gì cám dỗ đối với tôi. Chả có gì cám dỗ đối với tôi cả. Cám dỗ lớn nhất đối với tôi là những tư tưởng mà tôi thường suy nghĩ. Tôi thích nhất là ngồi uống cà phê một mình và trước mặt không có ai cả.
DTH

#

Francis Fukuyama turns on Bush's foreign policy in his brutal critique, After the Neocons, says Martin Jacques
Saturday March 25, 2006
The Guardian
Gấu phạng VC chưa ghê bằng ông này phạng Bush!
Cuốn sách phạng thật nặng chủ nghĩa tân bảo thủ của chính quyền Bush, trong khi tác giả là người tự coi mình đứng dưới cờ vinh quang của nó. Tất cả những gì đối với Bush, là "những sự kiện", tức những gì phần lớn xẩy ra ở Iraq. Hiếm khi nào đường ra trận lại đẹp đến như thế - hiếm khi nào một chủ nghĩa, một chính sách lại thuyết phục đến như thế - thế rồi chiến tranh đã làm cái phần còn lại: Đất nước chúng ta có một con bọ!
Hiểu lầm sự đe dọa?
Đó là bài viết của Người Kinh Tế số 18-24 Tháng Ba 2006, khi điểm cuốn Nước Mỹ ở ngã ba ngã bẩy: Quyền lực và chủ nghĩa Tân bảo thủ, của Francis Fukuyama, Yale University Press. Chính sự tha hóa, phóng thể của đạo Hồi, Muslim alienation, mới là mối nguy hiểm lớn lao, Fukuyama khẳng định. Không phải Hồi Giáo, không phải Võ Khí Huỷ Diệt Toàn Thể Nhân Loại, WMD.
8
Fukuyama, giáo sư Johns Hopkins University tại Washington, nổi tiếng với cuốn Tận Cùng Lịch Sử và Người Cuối Cùng, The End of History and the Last Man,1992, trong đó ông không tin rằng chiến tranh lạnh chấm dứt, những xung đột sẽ hết, nhưng còn khổ thêm, vì mất tính chất ý thức hệ của nó!
From Wikipedia, the free encyclopedia:
Francis Fukuyama (born October 27, 1952 in Chicago) is an influential American philosopher, political economist and author. He received his B.A. from Cornell University in classics, his Ph.D. from Harvard in Political Science, and is currently Bernard L. Schwartz Professor of International Political Economy and Director of the International Development Program at the Johns Hopkins University School of Advanced International Studies


Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng,
Chúng ta đã thắng trước cuộc đời.

Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian,
Người thi sĩ bay vào miền đất lạ
Thanh Tâm Tuyền

Đèn đường khóc mắt tím
Khóc dạ khúc trầm đàn

- Đó là những dòng chữ dị thường cho một thời đại cũng dị thường.
Trần Khải


N G Ồ I
Tặng Ngọc Dũng tức Công Tử Chí Hoà

(Lời dẫn: Mấy năm đầu mới qua Mỹ anh [Thanh Tâm Tuyền] thường ra ngồi ở nghĩa trang vào buổi chiều.)

Chiều chiều lững thững lên bãi tha ma. Trời thu la đà không mùi hương trừ mùi cỏ ngái. Trong khoé mắt hoen ửng loé góc trời mùa hạ đang lụi.
Ngồi ngắm. Ngồi ngẫm.
Gió mát đầu óc tản.
Ngồi như trời trồng. Tự trồng cái bị thịt.
Ngủ mở mắt không hay.
Ngày 30 tháng 6 năm 2000

Phố thị hiện nhấp nháy cao tít. Thoáng xa thoáng gần. Nhớ ánh đom đóm lập loè bờ tre, lửa ma chơi chốn đồng không mông quạnh.
Lẩn thẩn trở gót. Lối cây rậm lao xao tối mắt. Trong ánh điện ngập ngụa mặt vợ con chuếnh choáng quẩn quanh.
Ấy cơn mê mệt ruỗng. Ấy hoang phế lấp mình, có phải?
Ngày 7 tháng 7 năm 2000
Tạp Chí Thơ


Thư tín:
Fri, 24 Mar 2006 01:14:44 -0800 (PST)
[…] xin chia buồn với anh về sự ra đi của ông Thanh Tâm Tuyền, một người dường như đã mang một phần đời của anh.
Hay, anh mang một phần đời của ông ấy?
Một độc giả

From:
Date: Sunday, March 26, 2006 02:23:26
To:
Subject:
Anh co biet ai giu vo kich “Ba chi em” cua anh Thanh Tam Tuyen khong?
MN

Một câu hỏi thật thú vị.
Ba chị em của TTT là kịch truyền thanh. Kịch để đọc. Nó gồm mấy màn độc thoại. Hết bà chị ra sân khấu, lại tới cô em, cứ thế nói một mình. Rồi màn chót, ba chị cùng ra, trong khi căn nhà cháy đùng đùng. Hình như bà chị lớn, nói, cả ba hãy cùng chết với mẹ, một trong hai cô em, nói, tôi không giống bà đó, tôi không muốn chết.

Chị Em Hải của NĐT, theo tôi, là từ Ba Chị Em mà ra.
Lạ nữa là, sau này, Linda Lê cũng lấy lại đề tài này, viết Les trois Parques. Bà này chắc chắn chưa từng đọc TTT!

Trong Trăng Huyết của Ngọc Minh, ba chị em còn... hai anh em.

Và những ai sau này nữa. Hãy tha thứ cho tôi. Hãy tha thứ cho anh em tôi...
Trăng Huyết

Con số ba là con số khủng khiếp. Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.
Bắc sinh Trung, Trung sinh Nam. Bắc đợp Trung Nam sinh ra Con Bọ!

Nhớ, hồi còn nhà thơ, một lần ngồi Quán Chùa cùng lèm bèm về cuộc chiến, ông than, có nước nào mở ra bằng huyền thoại chia ly như cái nước mình, cái gì tao đem 50 đứa lên núi, mi đem 50 đứa xuống biển.

Xin khúc giữa những máu cùng me,
Xin khúc đuôi tha hồ mà đuổi.
Đồng dao

Tha hồ mà đuổi? Ý muốn nói cuộc tan hàng, rã đám, chạy ra biển, và tan tác ra khắp  thế giới của người Việt?

Nhưng con số ba quả là ly kỳ. Hãy đọc bài Nabokov bàn về Con Bọ của Kafka: ông cũng bị con số ba hớp hồn, và coi đây là cấu trúc của Con Bọ.
Y như cái xứ sở hình chữ S!


For the world's your cradle, and your grave's the world.
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới.

Tsvetaeva: I will win you away from every earth, from every sky

Cái Chết của Một Nữ Thi Sĩ
"Đó là một con người trung thành nhất, phong nhã nhất, và nhân bản nhất, trong số những con người."
Và bà nói thêm: "Nhưng lòng tin của chồng tôi có thể đã bị lạm dụng, tuy nhiên, lòng tin của tôi về chồng, không bao giờ." [C’est le plus loyal, le plus noble, et le plus humain des hommes. – "Mais sa bonne foi pu être abusée. – La mienne en lui – jamais”].

Như một lời thú tội huyền hoặc, thơ của bà lùi dần và trở nên bí hiểm, hũ nút, như tín hiệu Morse mà tù nhân sử dụng để thông tin giữa họ, xuyên qua tường phòng giam: “My ‘loneliness’. Dishwater and tears. The underside of everything is terror.” [Sự cô đơn của tôi. Nước rửa chén và những giọt nước mắt. Ở dưới đáy của mọi điều mọi chuyện là nỗi khiếp sợ].
Viết, làm thơ không còn là niềm khuây khoả, lựa chọn cân nhắc từ này, từ nọ; giờ này, thơ ghi nhận sự tiêu ma, huỷ diệt [a record of disintegration]. Thơ của bà, như thế đó, đã trở thành những lời thú tội được mã hoá, coded confessions, như tên bài viết của Catriona Kelly, trên tờ TLS, số đã dẫn.


Nguyễn Lương Vỵ
Tận Cùng


Bài này, Gió_O vừa post, lần đầu tiên đăng trên Tiền Tuyến, nhân mùa thu, bão, lụt, và nhân người đẹp, "độc hơn thịt vịt", là Hoàng Hậu nước Mẽo, Jackie, đang ca bài bye bye nước Mẽo, để bước đi bước nữa.
Ký là ký giả Ba Tê. Trong mục Tạp Ghi do Trưởng Lão Cái Bang, Phan Lạc Phúc phụ trách
Độc thì Đẹp. Đó là lẽ đương nhiên.
Chẳng thế mà Đinh Hùng than, khi bị một em chanh cốm hành hạ:
Nhan sắc ấy chớ nên tàn nhẫn vội! (1)
(1). Jackie, khi còn con nít, bị một thằng khốn nạn đi cùng thang máy làm bậy. Bà trả thù, nhằm... chính ông chồng của mình!
Thế mới thảm. Thế mới độc. Thế mới đẹp!

Tặng Phẩm
Mai Hoa, trong bài này, và trong
Bài Nhớ Thi Sĩ
là cùng một người.

(Bình minh bình minh anh kêu khẽ cảm động muốn khóc
Mai Mai xa Mai như hoa Mai về
tình thơ hôm nay)

Em, em có hay kẻ tội đồ biệt xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm 

Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn 

Em, soi bóng em hồn nhiên trên lối thời gian
Lặng lẽ anh gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm.


Những kỷ niệm đời thường với một nhà thơ
Cùng lúc đọc, viết. Truyện ngắn đầu tay của tôi, Những Ngày Ở Sài Gòn...
Xong, gửi báo tuần báo Nghệ Thuật. Truyện được đăng, sau đó được tòa soạn nhắn xuống lấy tiền nhuận bút.
Kinh nghiệm Nguyễn Đình Thi
Người, lúc đó ngồi ở tòa soạn, gọi điện thoại tới Sở của Gấu, kêu, xuống lấy tiền nhuận bút, là Thanh Tâm Tuyền.

Lúc đó Gấu còn trẻ, cầy hai job, một bưu điện, một UPI, độc thân, chưa cần tiền, chỉ cần danh, mà phải là nhà dzăn mới được, bèn nói, bữa nào xuống cũng được, em chưa cần tiền lắm đâu, anh ạ.
Ông nạt liền:
-Xuống lấy liền! Viết văn cho các báo là phải lấy tiền! Không có tiền nhuận bút là không viết!
*
Lúc đó tôi là binh nhì ở Cục Tâm Lý Chiến, có lần quá bực ông “sếp văn nghệ”, thổ lộ với anh Tâm rằng tôi định xin đi học lại nốt giai đoạn 2 ở trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Anh Tâm bảo: “Cậu chớ để cái tự ái nó hại mình. Chịu đựng được ông sếp nhiều trái tính trái nết đó cậu mới khá.”
Chàng nhạc sĩ “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản” đang ngồi ở bàn uống cà phê giữa sân nhà anh Tô Thùy Yên, anh ta vụt đứng dậy, nói với theo, giọng trọ trẹ tiếng Huế: “Tôi tệ hại chi mô mà anh không ưng gặp mặt?”
Nguyễn Đạt
Thực tình mà nói, trong một bài tưởng niệm chẳng nên nhắc đến những kỷ niệm như thế này.
Ông ‘sếp văn nghệ’, là bạn của người vừa mới ra đi, theo như Gấu được biết. Và qua cách viết như thế, NĐ chắc là chưa ngộ ra lời khuyên của ‘anh Tâm’, nhất là cái khúc 'cậu mới khá'!
Còn chàng nhạc sĩ, thì cũng là một bạn thân của bạn thân “anh Tâm”! Có thể anh Tâm chơi được với ông kia, mà không thể chơi được với ông nhạc sĩ, ấy chỉ vì sự đời nó muốn ra như thế!
Tuy nhiên, kỷ niệm về một con Lu thì thật nên nhắc! Một con Lu cân bằng lại, thì cũng đỡ cái tội của ông em ngày nào của Gấu.
Bây giờ, ông em viết hách xì xằng quá, Gấu này không còn dám thấy người sang bắt quàng làm họ nữa!

*
‘Tôi yêu Tây Nguyên như yêu quê hương mình’

Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận.
Hình Bóng Cũ
Khi viết câu trên, Gấu chỉ mơ hồ nhìn ra giấc mơ của miền Bắc, giả sử như có ngày thống nhất đất nước, thì cả nước sẽ ấm no [địa lợi], tự do, dân chủ [nhân hòa] như Miền Nam. Miền Nam chính là giấc mơ của Miền Bắc.
Không ngờ, cuối cùng mất luôn giấc mơ, mất luôn Miền Nam, mà chỉ có được một con bọ.

Mới đây, đọc cuốn sách xb sau khi mất của nhà thơ Ba Lan, Milosz, Nobel văn chương, viết trong những ngày đất nước của ông bị Nazi chiếm đóng, ông cũng có cảm giác giống như vậy, đúng vào lúc bùng nổ Cuộc Đệ Nhị Thế Chiến.


Thư gửi bạn ta

BVVC

Bếp Lửa

 Hà Nội

Mưa giờ giới nghiêm tăm tối
Trên hè đường hất hủi
Hànội Hànội
Thành phố

Nhưng mà này, liệu có cái gọi là văn học Việt Nam hải ngoại không đấy, Hai Lúa nhớ, ông nhà văn ra đi từ miền bắc VTH đã  có lần nham nhở hỏi lại cái tay phỏng vấn ông.
"Nhưng mà này, có còn cái gọi là Hà Nội.... "
Có thể nói, cũng là cảm giác ấy, của tay nhà văn ra đi từ miền Bắc kia, khi nham nhở như thế đấy, tuy nhiên, bàng hoàng hơn, sửng sốt hơn, sung sướng, hạnh phúc hơn nhiều, khi Hai Lúa gặp một nhà văn ra đi từ Hà Nội, cùng với gia đình của bà, lần "ghé thăm" cựu lục địa.
-Ôi chao, những con người Hà Nội, thứ thượng hảo hạng của nó, sau 1954 cho đến mãi ngày này, mà vưỡn còn, hử?
Thế mình về được rồi!
Phải về rồi!
BVVC