*







*

*

Duong Thu Huong, Hồi Ức Việt Nam.
Tạp chí Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire số Tháng Hai, 2006
Tâm Van Thi giới thiệu Chốn Vắng, bản tiếng Pháp, Terre des oublis
của Dương Thu Hương
Một câu chuyện tình bi thảm và còn là một cuốn tiểu thuyết dấn thân: ba số mệnh cá nhân dính chùm trong cái cùm đạo đức và chính trị của Việt Nam.


Tôi trở về nhà và viết.
Nửa đêm. Trời mưa.
Không phải nửa đêm. Không phải trời mưa.
Hết thuốc chữa,
cái chuyện anh có mặt ở trên cõi đời này.
&
*
*
Nhưng hãy chờ đợi tiếng cười ở đằng sau hư vô.
Không gì tiếu lâm hơn bất hạnh.

**
Ai điếu: Yugoslavia mong chi có được một Nelson Mandela vào năm 1989. Tất cả những gì xứ sở này cần, là một người lãnh đạo có thiên lương, có khả năng. Thay vì vậy, nó có một con quỉ.


Thư gửi bạn ta
9
Nếu cuộc đời Solzhenitsyn là tác phẩm vĩ đại nhất của ông, ngược lại, Brodsky luôn cưỡng lại sự bi thảm, và thần thoại hóa: "Đừng bao giờ để bị đánh gục, ngay trong ý định tự hạ mình trở thành nạn nhân của chế độ đó... Thi sĩ, kẻ không bao giờ là nạn nhân". Ông kính phục và coi Solzhenitsyn là Homer của Liên-bang Xô-viết. Nhưng ông không chấp nhận một sự dấn thân chính trị, coi đó không phải là một giải pháp đối với ông.
Ông từ chối vai trò kẻ tuẫn nạn nổi tiếng và chỉ làm công việc của ông: làm thơ, nhưng khi bị đòi hỏi, ông tiến lên, ở tòa án, ở lưu đầy xứ người, ông làm việc này một cách tuyệt hảo.
Tôi hết còn tin ở nơi chốn đó
David Remnick, trong bài Đỉnh Cao Tuyệt Hảo, cho thấy, như trên, nhà thơ Brodsky rất ghét chuyện đóng vai nạn nhân, bất hạnh, rất ghét dính dáng tới chính trị, nhưng khi số phận khốn kiếp đòi hỏi ở ông một việc làm như vậy, thì ông, không chỉ 'đành phải làm', mà còn làm một cách thật tuyệt hảo!

Ai cho phép mi làm thi sĩ?
Ai cho cho phép tao làm người?

Nguyễn Mộng Giác, theo tôi, là một nhà văn. Ông nghĩ về ông như thế, tự hào về ông như thế. Không chỉ một nhà văn, mà còn là nhà văn của một thời nhiễu nhương. Hai cuốn trường thiên tiểu thuyết của ông, là đều nói về thời nhiễu nhương đó.
Khi viết như thế, theo tôi, ông đã chọn vị thế của một kẻ sĩ miền nam. Một Miền Nam qua cái kẻ đại diện của nó là Việt Nam Cộng Hòa.
Ông quá mắc míu, và có thể quá "yêu" nó.
Nhưng khi bị nó, qua cái đám "tàn dư hải ngoại" này phản ứng, ông chọn thái độ chịu thua, đầu hàng.
Đúng ra, vào lúc đó, ông làm như Brodsky thì thật là tuyệt hảo.
*
Chẳng lẽ viết cả một bộ sách như thế chỉ vì một mục đích đen tối như thế? Và cái đó có phải là... chính trị?

Có lẽ không phải như vậy. Kết thúc của SCML, như trong trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả của nó, đúng ra phải là kết thúc của một giai đoạn lịch sử, huy hoàng nhất: Quang Trung đem quân ra Bắc, đánh tan Mãn Thanh, thống nhất sơn hà, trước khi bị nạn anh em xâu xé, y chang như miền nam bị miền bắc xâu xé sau này.

Làm việc từ 8 giờ sáng cho đến 12 giờ trưa. 12 giờ nghỉ ăn cơm, ăn cơm xong từ 12 giờ đến 2 giờ thì ngồi viết. Xong rồi, làm việc từ 2 giờ đến 8 giờ. Sau đó 8 giờ thì ra khỏi xưởng, chở mì sợi đi bán, về tới nhà khoảng 10 giờ tối, và ngồi viết từ 10 giờ cho đến 12 giờ. Viết trong tình trạng làm việc và viết như vậy trong bốn năm thì hoàn tất bộ trường thiên tiểu thuyết này, dày 2000 trang. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi có khả năng viết trọn vẹn cả bộ truyện. Trong thời gian viết, bộ truyện này bị ngưng lại vì hai lần tôi ở tù. Lần đầu viết xong cuốn ba thì tổ hợp mì sợi bị đóng cửa rồi ban điều hành tổ hợp bị bắt. Năm 1979, các bạn nhớ đó là thời gian Việt Nam và Trung Quốc đánh nhau. Tổ hợp tôi làm việc là một tổ hợp của người Hoa. Công an Sài Gòn nghi ngờ tổ hợp làm gián điệp cho Trung Cộng nên tất cả ban điều hành đều bị bắt. Tôi bị kẹt trong đó 4 tháng, đang làm ăn bình thường thì bị bắt như vậy. Bốn tháng sau, được thả ra, tôi tiếp tục viết, đến gần xong phần kết từ ở cuốn thứ tư thì có mối vượt biên ở Vũng Tàu. Vượt biên không thành công, tôi bị bắt lần nữa và lần này bị giam bốn tháng. Sau khi được thả ra, tôi về viết xong phần kết. Tháng 10 năm 1981 thì hoàn tất bộ này.
NMG

Phải như vậy mới đáng công, vừa ăn bo bo, vừa ở tù - đang làm ăn bình thường thì bị bắt như vậy - vừa viết SCML.
Thành thử ra quả lừa VC ở đây quả là một cú của một bậc thầy. Nó giải thích lý do, tại sao vừa hoàn tất chưa ráo mực, là đã cầy cục chuyện kiểm duyệt, qua đàn anh Vũ Hạnh. Rồi việc xb không xong, đành vượt biên, cho nó ra mắt ở hải ngoại, hưởng một khoảng trời tự do trước khi trở về Việt Nam, lần này chơi trò khổ nhục kế với đàn anh MQL, và cuốn sách ra đời, đúng như dụng ý, đúng như bài bản! Tuyệt thật.

Tôi cứ hình dung ra nụ cười hóm hỉnh, hay nói như một tác giả trên talawas, [Trần Trọng Hoàng Bách], "giản dị, thông sáng và hài hước" khi NMG "giả đò" [NQT] tự hỏi:

Chính tôi cũng không hiểu tại sao nhà nước Việt Nam đem đọc nguyên văn bộ sách này trên đài phát thanh trong chương trình Đọc truyện Đêm khuya suốt bốn tháng trời. Họ nghĩ đây là tác phẩm không nguy hiểm, vì chỉ nói đến vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và phần tác hại, nếu có, thì không đáng ngại. Đây là quá trình sáng tác bộ sách Sông Côn mùa lũ.

Lẽ dĩ nhiên, những giả dụ trên đây, đều chỉ là những toan tính tìm ra cho được một Dieu Caché [Thượng Đế Ẩn Náu], chữ của Lucien Goldmann, nằm phía sau SCML.
Đừng nghĩ là Hai Lúa chơi trò ly gián giữa ông với nhà nước.
Bởi vì làm như vậy, là quá coi thường ông, và quá coi trọng mấy ông VC.

Trong cuốn Những Giai Thoại về Hiện Đại Tính, Legends of Modernity, essays and letters from occupied Poland, 1942-1943, nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, New York, 2005, lần thứ nhất xb bằng tiếng Anh, gồm những tiểu luận và thư từ trao đổi với bạn, của nhà thơ Ba Lan Milosz, chúng đều được viết ra đúng vào thời kỳ Ba Lan bị Đức xâm lăng, ông đưa ra một câu hỏi thật là nhức nhối, đã từng làm ông nhức nhối:
"Tại làm sao tinh thần Âu Châu lại chịu đầu hàng, chịu quỳ gối trước cái trò hề lố bịch như thế?".

Nhà văn DTH cũng đã tự hỏi như thế, tại làm sao mà một chế độ văn minh như thế mà lại đầu hàng, chịu thua một chế độ man rợ như thế. Bà coi đây là một lầm lẫn của lịch sử, một ngu xuẩn của cả một dân tộc.
Tôi cũng tưởng tượng, một ông NMG, tự hỏi mình nhhư thế, khi ngồi viết SCML.
Và ông chọn sự thành công của lịch sử: Cuộc chiến thắng của Nguyễn Huệ.

BVVC
*
@ nhà BNT tại Hải Phòng.

Lần gặp BNT, bi giờ nghĩ lại, cũng thật là ly kỳ, và thú vị.
Như bức hình cho thấy, đó là ngày 15 Tháng Sáu, 2001. Lần về thứ nhất.

Trước khi về, NTV, chủ nhà xb Thời Mới, nơi in cuốn Chuyện Kể Năm 2000, nhờ, gặp BNT giùm.
Trong câu chuyện, giữa đám bạn mới quen ở Hà Nội, Gấu vô tình nói, cần phải gặp ông này một tị. Thế là chuyến đi được soạn thảo, ở đâu đó, Gấu không biết, nhưng đã được thực hiện. Gấu nghi, đây hoàn toàn là do lòng tốt của mấy "bvvc" mới quen. Nhưng bi giờ, nhớ lại, và tự hỏi, lỡ ra mà Gấu này vô tình buột miệng, muốn yết kiến nhà văn DTH, không hiểu sự tình sẽ ra sao!

Gặp được BNT cũng coi như là quá vui rồi.
Ngay câu đầu, ông gửi lời cám ơn, và hỏi thăm tới gia đình LMH.  Ấy là vì LMH có đi một bài điểm cuốn CKN2000.
Nhưng, lời cám ơn đó, chỉ có... một nửa dành cho LMH.
Nửa kia nó như thế này:
Tớ có đọc bài cậu viết về cuốn của tớ rồi. Cám ơn cậu, tuy cậu đập tớ một cú thật ra trò!
Đọc CKN2000: Cái Đẹp và Con Thú

Bếp Lửa
7
Buổi tối vẫn bóng đen nặng nề, với cái sân sỏi, cột cờ khẳng khiu, nóc nhà thờ lạnh lẽo với những đợt bích kích pháo rung chuyển xa xa gần gần và ngọn điện đỏ như đầu que diêm chưa tắt.
Ngọn núi thấy cứng mình vì nghe nắng sắp về dữ dội. Những con đường cỏ hoang không dọn. Gạch ngói còn nằm im.
Những đứa trẻ nhỏ cũng nô đùa tự nhiên nhưng không đủ át cái không khí vây quanh. Trời cao, cỏ rộng và bãi tha ma, những ngôi nhà lẩn lút. Buổi sáng chết lặng đi với những tiếng động tưởng như không có chút liên lạc với nhau.

Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Bếp Lửa, Tựa
Lần in thứ  tư  [1973]

Những câu - như ở trên - rải rác trong Bếp Lửa, cho thấy, thật khó mà "được viết một hơi".
Chúng là những câu thơ về một miền đất.
Chúng có cái tên, như Milosz gọi, là 'Native Realm' [Cõi Quê].
Chỉ có thể có một cách giải thích duy nhất, nếu chúng ta nhìn lại thời gian, địa điểm cuốn Bếp Lửa được viết ra.
Thời gian 1954. Viết tại Sài Gòn liền sau đó.
[Tôi nhớ, hình như có lần tác giả cho biết, ông chấm dứt những dòng chót của Bếp Lửa khi ngoài đường hừng hực khí thế đấu tranh, biểu tình, đòi truất phế Bảo Đại].
Nói rõ hơn, đây là những câu thơ được viết ra, và được lưu giữ, ở trong đầu của tác giả, từ trong lòng một miền đất, Miền Bắc, một thành phố, Hà Nội, trước những ngày di cư, và sau đó, chúng ồ ra trang giấy, ở Sài Gòn.
Đó là điều khác biệt giữa Cõi Quê của Milosz và Bếp Lửa.

Trong lời tựa, nhà thơ Ba Lan cho biết, ý nghĩ về cuốn sách Cõi Quê, ông nghi là, nó đã đến, vào một ngày Tháng Tám, cách đó mấy năm, khi ông ngồi ở nhà Bà Helen Naef bên Hồ Geneva. Ông nghi, bởi vì thật khó mà nhớ thật rõ ràng, chính xác, ba cái cú hích như vậy đối với cái đầu của một con người.