*






*&


*
"One of the [Calvary] thieves was saved. It's a reasonable percentage".
"Một trong những tên trộm được cứu vớt. Vậy là được rồi."
Trong khi chờ Godot
Champion of ambiguity
Vô địch về sự bất định, hàm hồ.
Nhà văn bi quan đáng yêu nhất.
Với ông, là một nghệ thuật sinh ra từ cái bóng của Lò Thiêu
Samuel Barclay Beckett (April 13, 1906–December 22, 1989) was an Irish playwright, novelist and poet. Beckett's work is stark, fundamentally minimalist, and deeply pessimistic about human nature and ...
"Hết thuốc chữa, chuyện anh có mặt trên trái đất này", Hamm nói với Clov trong Tàn Cuộc, Endgame (Beckett), hay như trong "Tiến lên Tàn Mạt, Worstward Ho" (cũng của Beckett): "Hãy thua. Thua nữa. Thua cho bảnh." ("Fail. Fail again. Fail better.") Theo ông, đó là chức năng tuyệt vọng của người nghệ sĩ hiện đại, kẻ bị kết án phải trung thành với sự thất bại.
Tiểu thuyết mới ở Việt Nam
Trên tờ Người Kinh Tế, đề ngày 18 Tháng Ba, 2006, có bài về Beckett. Lạ, bài viết lấy đúng câu "Hãy thua, thua nữa, thua cho bảnh", nhưng thay vì vậy, thì là: Try again. Fail again. Fail better. [Thử nữa. Thua nữa. Thua cho bảnh].
Tôi giới thiệu Beckett vào năm 1965 - 1966, khi vừa tập tễnh vào làng văn, trước khi ông được Nobel vào năm 1969.  Khi đó ông đang bị hai phe khen chê tơi bời ở Tây. Phê chê ông coi đây là văn chương tiền chế. Gấu còn nhớ mài mại, một câu, từ thuở đó, đặc chất hàm hồ, bất định, của ông:
Tôi trở về nhà và viết. Nửa đêm. Trời mưa. Không phải nửa đêm. Không phải trời mưa.
&
*
*
Nhưng hãy chờ đợi tiếng cười ở đằng sau hư vô.
Không gì tiếu lâm hơn bất hạnh.

**
Ai điếu: Yugoslavia mong chi có được một Nelson Mandela vào năm 1989. Tất cả những gì xứ sở này cần, là một người lãnh đạo có thiên lương, có khả năng. Thay vì vậy, nó có một con quỉ.

 Hiểu lầm sự đe dọa?
Đó là bài viết của Người Kinh Tế số 18-24 Tháng Ba 2006, khi điểm cuốn Nước Mỹ ở ngã ba ngã bẩy: Quyền lực và chủ nghĩa Tân bảo thủ, của Francis Fukuyama, Yale University Press. Chính sự tha hóa, phóng thể của đạo Hồi, Muslim alienation, mới là mối nguy hiểm lớn lao, Fukuyama khẳng định. Không phải Hồi Giáo, không phải Võ Khí Huỷ Diệt Toàn Thể Nhân Loại, WMD.
Fukuyama, giáo sư Johns Hopkins University tại Washington, nổi tiếng với cuốn Tận Cùng Lịch Sử và Người Cuối Cùng, The End of History and the Last Man,1992, trong đó ông không tin rằng chiến tranh lạnh chấm dứt, những xung đột sẽ hết, nhưng còn khổ thêm, vì mất tính chất ý thức hệ của nó!

Bùn, Mồ Hôi và Nước Mắt
Trên cùng số báo, có bài điểm cuốn Running for the Hills, một Hồi Ức, Memoir, của Hotario Clare, nhà xb John Murray. Bản ở Mẽo sẽ do Scribner xb vào tháng Tám này.
Trong lời Tựa, tác giả viết: "Những đứa trẻ mà cha mẹ chia lìa nhau, được nuôi nấng dậy dỗ bằng những câu chuyện không đầy đủ, incomplete histories, chúng là những mẩu đoạn của một câu chuyện chính, a main tale, và câu chuyện chính này thì bắt đầu một cách bí ẩn, và chấm dứt bằng một thất bại".
Hồi ức của tác giả về tuổi thơ của mình, là một tưởng niệm, và tha thứ, cho ông bô bà bô của ông, cả hai đã phải trả giá cho cái chuyện sống theo con tim của mỗi người.

Năm học đệ nhị đó, thầy dậy Việt văn là nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Một lần, thầy cho bài luận của Gấu điểm cao nhất, và lôi ra đọc cho cả lớp nghe.
Xong, thầy biểu Gấu:
-Bài của trò chỉ tạm được thôi. Đừng lấy đó mà tự kiêu!
Câu của thầy, sau này, Gấu thường tự thưởng cho mình, mỗi lần có mail của độc giả, chẳng hạn như mail sau đây:
Hi Bac Gau,
... đọc bài của bác thích lắm bác ạ.
Thư tín
Hay mail này:
Các bài của NQT viết đủ mọi kiểu, hay lắm, với trí nhớ và sự uyên bác… tôi đọc mỗi tuần.
*

Trường Quốc Gia Bưu Điện mở ra khi mấy ông kỹ sư viễn thông như Trần Văn Viễn, Nguyễn Quang [hay Quảng] Tuân, từ Pháp về, nhằm cung ứng cán sự kỹ thuật riêng cho ngành vô tuyến điện bưu điện. Đàn anh của đám Gấu, thí dụ như ông TBT, trưởng đài liên lạc VTĐ quốc tế, là cán sự xuất thân Đại học Kỹ Thuật Phú Thọ.
Gấu kể như đàn anh số 1 của trường phái cán sự kỹ thuật bưu điện.


Thư gửi bạn ta
9

BVVC
*
@ nhà BNT tại Hải Phòng.

Lần gặp BNT, bi giờ nghĩ lại, cũng thật là ly kỳ, và thú vị.
Như bức hình cho thấy, đó là ngày 15 Tháng Sáu, 2001. Lần về thứ nhất.

Trước khi về, NTV, chủ nhà xb Thời Mới, nơi in cuốn Chuyện Kể Năm 2000, nhờ, gặp BNT giùm.
Trong câu chuyện, nói bâng quơ giữa đám bạn mới quen ở Hà Nội, Gấu vô tình nói, cần phải gặp ông này một tị. Thế là chuyến đi được soạn thảo, ở đâu đó, Gấu không biết, nhưng đã được thực hiện. Gấu nghi, đây hoàn toàn là do lòng tốt của mấy "bvvc" mới quen. Nhưng bi giờ, nhớ lại, và tự hỏi, lỡ ra mà Gấu này vô tình buột miệng, muốn yết kiến nhà văn DTH, không hiểu sự tình sẽ ra sao!

Gặp được BNT cũng coi như là quá vui rồi.
Ngay câu đầu, ông gửi lời cám ơn, và hỏi thăm tới gia đình LMH.  Ấy là vì LMH có đi một bài điểm cuốn CKN2000.
Nhưng, lời cám ơn đó, chỉ có... một nửa dành cho LMH.
Nửa kia nó như thế này:
Tớ có đọc bài cậu viết về cuốn của tớ rồi. Cám ơn cậu, tuy cậu đập tớ một cú thật ra trò!
Đọc CKN2000: Cái Đẹp và Con Thú

Bếp Lửa
7
Những ngày làm việc đều đều tiếp nhau. Nhiên không còn ở tại trường nữa, anh phải đổi về Nam Định. Hôm chia tay tôi tiễn Nhiên ra bến xe.
Rồi tôi thui thủi trong gian phòng cách biệt những giờ trống. Phòng bên – Nhiên ở trước – không có người, khóa cửa. Buổi tối vẫn bóng đen nặng nề, với cái sân sỏi, cột cờ khẳng khiu, nóc nhà thờ lạnh lẽo với những đợt bích kích pháo rung chuyển xa xa gần gần và ngọn điện đỏ như đầu que diêm chưa tắt.
Không ai còn nhớ tới tôi vì không ai gửi cho tôi chữ nào, Francoise, Bình, Hòa, hay những học trò tôi không còn nhớ. Ngày nghỉ tôi xuống Đáp Cầu thăm tin tức Hạnh. Ngọn núi thấy cứng mình vì nghe nắng sắp về dữ dội. Những con đường cỏ hoang không dọn. Gạch ngói còn nằm im. Quán hàng của chị Mùi đông khách thêm vì sự chuyển dịch binh sĩ không ngừng qua vùng này. Bát bún riêu nóng là món quà thường lệ của tôi.
Long đã xin được một chân hương xư. Lớp học trú dưới ngôi đình cũ chỉ còn mái. Bàn ghế quyên tặng làm bằng đủ mọi thứ: có thể là cánh tủ, cánh phản, hoặc câu đối. Những đứa trẻ nhỏ cũng nô đùa tự nhiên nhưng không đủ át cái không khí vây quanh. Trời cao, cỏ rộng và bãi tha ma, những ngôi nhà lẩn lút. Buổi sáng chết lặng đi với những tiếng động tưởng như không có chút liên lạc với nhau. Tiếng búa gõ trên gỗ, tiếng máy nổ, tiếng phi cơ, tiếng trẻ con cười đùa và tiếng bước của thời tiết, trên lá cỏ và nóc nhà.

Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Bếp Lửa, Tựa, Lần in thứ tư  [1973]

Buổi tối vẫn bóng đen nặng nề, với cái sân sỏi, cột cờ khẳng khiu, nóc nhà thờ lạnh lẽo với những đợt bích kích pháo rung chuyển xa xa gần gần và ngọn điện đỏ như đầu que diêm chưa tắt.
Ngọn núi thấy cứng mình vì nghe nắng sắp về dữ dội. Những con đường cỏ hoang không dọn. Gạch ngói còn nằm im.
Những đứa trẻ nhỏ cũng nô đùa tự nhiên nhưng không đủ át cái không khí vây quanh. Trời cao, cỏ rộng và bãi tha ma, những ngôi nhà lẩn lút. Buổi sáng chết lặng đi với những tiếng động tưởng như không có chút liên lạc với nhau. Tiếng búa gõ trên gỗ, tiếng máy nổ, tiếng phi cơ, tiếng trẻ con cười đùa và tiếng bước của thời tiết, trên lá cỏ và nóc nhà.

Những câu như trên, rải rác trong Bếp Lửa, cho thấy, thật khó mà "được viết một hơi".
Chúng là những câu thơ về một miền đất.
Chúng có cái tên, như Milosz gọi, là 'Native Realm' [Cõi Quê].
Chỉ có thể có một cách giải thích duy nhất, nếu chúng ta nhìn lại thời gian, địa điểm cuốn Bếp Lửa được viết ra.
Thời gian 1954. Viết tại Sài Gòn liền sau đó.
Nói rõ hơn, đây là những câu thơ được viết ra, và được lưu giữ, ở trong đầu của tác giả, từ trong lòng Hà Nội, trước những ngày di cư, và sau đó, chúng ồ ra trang giấy, ở Sài Gòn.
Đó là điều khác biệt giữa Cõi Quê của Milosz và Bếp Lửa.
Trong lời tựa, nhà thơ Ba Lan cho biết, ý nghĩ về cuốn sách Cõi Quê, ông nghi là, nó đã đến, vào một ngày Tháng Tám, cách đó mấy năm, khi ông ngồi ở nhà Bà Helen Naef bên Hồ Geneva. Ông nghi, bởi vì thật khó mà nhớ thật rõ ràng, chính xác, ba cái cú hích như vậy đối với cái đầu của một con người.