*




 Sai Sót, Ấu Trĩ, Non Nớt

Bông Hồng 4

 Difficulty is ontological before it is philosophical (M. Blanchot).

Error is the risk which awaits the poet... Error means wandwering, the inability to abibe and stay. For where the wanderer is, the conditions of a definitive here and now are lacking.... The wanderer's country is not truth, but exile; he lives outside, on the other side which is by no means a beyond, rather the contrary. He remains separated, where the deep of dissimulation, that elemental obscurity through which no way can be made and which because of that makes its awful way through him (Blanchot).

When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well... The poem is exile and the poet who belongs to it belongs to the dissatisfaction of exile. He is always lost to himself, outside, far from home; he belongs to the foreign, the outside which knows no intimacy or limit, and to the separation which Holderlin names when in his madness he sees rythm's infinite space.

 Khó nhá mang tính bản thể trước, rồi mới triết học.

 Sai Sót là một rủi ro đợi nhà thơ.... Sai Sót có nghĩa là lang thang, tản mạn, là sợ ngồi một chỗ nóng đít, phải bỏ đi. Bỡi vì cái chốn tạm đó, nơi anh chàng lỡ độ đư\ờng được người ta thương tình, cho nương náu qua đêm là may rồi, sức mấy mà còn đòi hỏi, rằng  chỗ này phải có thịt chó, bữa nay phải có quốc lủi.... Cái xứ sở của một kẻ lang thang không phải là chân lý, mà là đầu đường xó chợ, là lưu vong biệt xứ....

 Khi Saint-John Perse đặt tên cho một bài thơ của mình là Lưu Vong, Blanchot nói, "ông ta gọi tên cái gọi là điều kiện của thơ...."

 "Thông thường, trong các cuộc đàm luận về dịch thuật, người ta thường bảo nhau rằng để bản dịch bớt sai sót, người dịch phải có hiểu biết về văn hoá của quốc gia làm chủ thứ tiếng của văn bản gốc. Chẳng hạn, để dịch nhóm chữ "Extraordinary Fellow", người dịch phải biết rõ các chức năng và trách vụ trong sinh hoạt hàn lâm của các học viện ở Anh quốc, chứ không thể tỉnh khô quăng ra nhóm chữ kỳ quặc "Người Bạn Khác Thường", như Nguyễn Quốc Trụ đã "dịch" ra Việt ngữ chức vụ của George Steiner tại Học Viện Churchill thuộc đại học Cambridge. (Xem bản dịch của Nguyễn Quốc Trụ ở  http://www.tanvien.net; mục chuyển ngữ, chắc chắn độc giả Việt Nam trong nước sẽ chẳng đoán nổi ông Steiner làm gì ở Học Viện Churchill. Tôi trộm nghĩ có lẽ nên dịch nhóm chữ "Extraordinary Fellow" thành ra "Viện Sĩ Kiệt Xuất", hay "Viện Sĩ Ưu Việt", chẳng hạn, thì dễ hiểu hơn và chính xác hơn chăng?

 Hoặc Ngữ

 Khi Hoặc Ngữ dịch Extraordinary Fellow là Viện sĩ Kiệt xuất, Ưu việt ... , ông vẫn chưa làm sao giải thích - ít ra là cho tôi - tại làm sao Khác Thường được dịch ra tiếng Việt là Kiệt Xuất, Ưu Việt.

Ông dịch từ này, như trên cho thấy, qua chức vụ của Steiner, tại học viện Churchill thuộc đại học Cambridge, nhưng ông không cho biết tại sao lại có cái từ "extraordinary" đó, gốc nó ở đâu mà ra. Bởi vì nếu chúng ta dịch những từ như Viện sĩ Ưu tú, Kiệt xuất qua tiếng Anh trở lại, lập tức từ Extraordinary biến mất.

 Để "minh họa" trường hợp trên đây, cho phép tôi mượn hình ảnh "mắt xanh" của Trung Hoa.

Bởi vì ông G. Steiner đã gắn bó với đại học Cambridge, nên đại học này đã lấy cặp mắt xanh đáp lại, và gọi ông là Extraordinary Fellow, để tôn vinh ông, như là một viện sĩ ưu tú, kiệt xuất.

Nhưng để hiểu được tại sao, ở đâu ra cái từ "Khác Thường", cái từ "Mắt Xanh"....  là phải lần tới gốc của nó.

Với Mắt Xanh, là giai thoại về một ông Trung Hoa gặp tri âm thì lấy mắt xanh ra đãi, gặp phường tục tử, thì giương cặp mắt trắng rã ra...

Tôi tin rằng một sinh viên của đại học trên, sẽ cho chúng ta biết cái gốc của từ Khác Thường....

Ở đây, chỉ là đoán mò...

 .....người ta thường bảo nhau rằng để bản dịch bớt sai sót, người dịch phải có hiểu biết về văn hoá của quốc gia làm chủ thứ tiếng của văn bản gốc....

 Hoặc Ngữ

 Coetzee, trong bài viết về dịch giả Gass, khi dịch Rilke [William Gass's Rilke, trong Stranger Shores, nhà xb Viking, 2001], đã nhắc lại quan niệm của Gass,

 về Rilke:

 Rilke chiến đấu cả đời để là một nhà thơ - không phải nhà thơ thuần túy, nhưng thuần túy nhà thơ [not a pure poet, but purely a poet], bởi vì ông cảm thấy.... thơ chỉ có thể viết bởi một người nào đã là nhà thơ [because he felt... that poetry could only be written by someone who was already a poet]

 [Tôi nhớ Borges hình như cũng nói tương tự: Thơ ca là để trao cho thi sĩ...]

 Và về dịch:

 Để có thể dịch một bài văn (a literary text), hiểu ngôn ngữ nguồn chưa đủ. Cũng chưa đủ, cái việc chuyển câu theo câu, chữ theo chữ. Bạn phải hiểu nó: bài văn. "Nhiều dịch giả chẳng thèm mất công hiểu bài văn... [bởi vì họ nghĩ rằng cái việc hiểu như thế] sẽ ảnh hưởng tới tính sáng tạo của riêng họ, và ảnh hưởng tới quan điểm của họ, về những gì nhà thơ nói.."

Theo Coetzee, một quan điểm dịch thuật như vậy, thật dễ gây tranh luận. Ông lấy thí dụ, câu mở đầu Elegy 1 của Rilke:

Ein jeder Engel ist schrecklich: Every angel is terrible: Mọi thiên thần thì khủng khiếp.

 Coetzee viết, tôi có thể thất bại, như là một dịch giả, mặc dù đã đổ mồ hôi cái mồ hôi con, hì hục đọc đi đọc lại Elegies, đọc lên đọc xuống những giải thích về thi sĩ, những lời phê bình hay ho, quí báu về Rilke: "Vưỡn" thua!

Nghĩa là tôi vẫn không chắc chắn "thiên thần" - một trong những thiên thần của Rilke- trông nó như thế nào [I am still not sure what an angel - one of Rilke's  angels - looks like?].

Liệu đã đủ, cái việc dịch giả giản dị gọi ein Engel là một thiên thần, thế là xong với nó?

Đúng và Không (Yes and No), Coetzee trả lời.

 Bông hồng là bông hồng là bông hồng: Ein Engel là một thiên thần là ein Engel, nhưng khi chưa biết loại thiên thần mà Rilke có ở trong đầu, là loại nào, cho tới khi đó, tôi [Coetzee] vẫn chưa hiểu được "schrecklich" nghĩa là gì:

Khủng khiếp, Terrible (theo dịch giả Leishman).

Đáng khiếp sợ, Terrifying (Poulin, Mitchell).

Kính sợ, Awesome (Gass).

 và Coetzee cho rằng:

Dịch giả không cần hiểu bài văn trước khi dịch nó.

Nói đúng ra là thế này: việc dịch một bản văn trở thành một phần của cái tiến trình khám phá - và làm nên, cái nghĩa của bản văn.

Từ đó, ông suy ra một hệ luận, là:

Việc dịch thuật hóa ra là làm sao có được cái hình thức gay cấn hơn nhiều, và đòi hỏi hơn nhiều: cái mà chúng ta làm [nên], bất cứ khi nào chúng ta đọc.

 Và ông tự hỏi:

Dịch giả phải biết thế nào cho đủ, cho tốt, ngôn ngữ gốc?

 Thật là không đủ, cái việc dịch giả "tỉnh khô" gọi ein Engel là một thiên thần...

 "Nhưng dịch mà không rành văn hoá nước mình là điều thật khó "thông qua". Thật ra, trong các cuộc đàm luận về dịch thuật của chúng ta, tôi cũng chưa nghe ai nhắc đến điều kỳ cục này. Có lẽ vì đó là điều khó có thể xảy ra.

 Tôi ngờ rằng Nguyễn Quốc Trụ không biết "The Book of Changes", hay "I Ching", tức là Kinh Dịch, và có lẽ ông cũng chưa hề đọc Kinh Dịch hay bất cứ sách nào về Kinh Dịch, nên ông mới bạo gan sáng tác một nhóm chữ vô nghĩa là "hình sáu điểm sáu mươi-bốn" để dịch nhóm chữ "the sixty-four hexagrams".

Thật ra, có lẽ đa số người Việt có hiểu biết căn bản về văn hóa Ðông Á đều hiểu ngay "the sixty-four hexagrams" là "lục thập tứ quái", hay dễ hiểu hơn, là "sáu mươi tư quẻ sáu vạch".

 Hoặc Ngữ

 Tôi, Nguyễn Quốc Trụ, xin thưa là, cái gọi là văn hóa nước mình, tức cuốn Kinh Dịch đó, thực sự không phải là văn hóa nước mình.

 Cái việc không rành một cuốn như Kinh Dịch cũng không phải là một điều khó hiểu. Tôi có biết cuốn Kinh Dịch, và ở trong nhà có mấy cuốn Kinh Dịch, nhưng vẫn không hiểu Kinh Dịch là gì.

 Tôi tin rằng, tuy HN viết, "Tôi ngờ rằng NQT không biết The Book of Changes".... tức Kinh Dịch", nhưng tôi cũng thực sự tin rằng, HN biết, đây là một cuốn sách khó nhai, và ông cũng thực sự không đòi hỏi, tôi, người dịch phải biết Kinh Dịch, khi chỉ cần biết nội cái tên của cuốn sách đó.

 Bởi vì ngay câu sau, ông giải thích:

Thật ra, có lẽ đa số người Việt có hiểu biết căn bản....

 Bây giờ, vấn đề đặt ra ở đây là:

 Tại sao HN không cho NQT được "hân hạnh" là một, trong cái "đa số người Việt có chút căn bản về văn hóa Á Đông" đó?

Riết róng hơn: Tại sao NQT lại tỉnh khô quăng ra một nhóm chữ kỳ quặc như... "sấm" đó?

 (Còn tiếp)

 NQT