Tiểu thuyết lịch sử.
Vào
thời mới biết đọc biết viết, hay
nói một cách khác, ở
cái thuở chập chững của con người được gọi là “độc giả”, tôi cứ thấy
mảnh giấy
nào có chữ là dí vào mắt. Rồi lớn lên dần, trước là bằng những món ăn
dành cho
thiếu nhi, một Ông Đồ Bể, một Cái Ấm Đất của Khái Hưng, hay Lên Bẩy,
Lên Tám
(hình như của Tản Đà thì phải)…. Truyện con nít cũng chẳng có nhiều,
thế là mò
tới sách báo tiểu thuyết dành cho người lớn. Cuốn Việt Nam Sử Lược của
Trần
Trọng Kim đã được “thằng bé” thuộc nằm lòng! Ông cậu đi đâu cũng mang
thằng
cháu ra khoe, một bữa, bị một ông truy: công chúa Chiêu Thánh, truyền
ngôi
chồng là Trần Cảnh hồi mấy tuổi? Chuyện cô con nít khi đang tắm đùa
giỡn, tạt
nước vào cậu con nít thì nhớ, nhưng truyền ngôi hồi mấy tuổi, là chuyện
đại sự,
sao lại hỏi một thằng con nít? Hoá ra chỉ thuộc lòng những trận đánh,
hoặc
những chi tiết lịch sử mang tính “giật gân”, nào là Phù Đổng Thiên
Vương về
trời, bỏ lại ngựa sắt; ông hoàng nhỏ Quốc Toản bóp nát trái cam, sông
Hồng
nghẹt xác giặc… sau này tôi hiểu ra một điều, trí nhớ của con người, dù
lớn, dù
nhỏ luôn luôn có lỗ hổng, hoặc lỗ đen.
Tôi
đã đọc Ba Người
Ngự Lâm Pháo Thủ,
bản dịch của Nguyễn
Văn Vĩnh, ngay từ thời còn con nít; và cứ thắc mắc về một chi tiết: tại
sao một
bông huệ khắc trên mình Milady lại làm cho A Tố, rồi Đác Ta Nhan khiếp
sợ, và
Milady chết vì nó, không phải một, mà tới hai lần trong đời?
Rồi
mê mải theo dõi
những cuốn tiểu
thuyết đăng từng kỳ trên
báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy (có chắc không đấy?), thí dụ như
Chớp Bể Mưa Nguồn, Ngậm Ngải Tìm Trầm…
Bây
giờ thì quên
sạch. Nhưng có một
cuốn tiểu thuyết, hồi
đó, không hiểu sao, bám chặt mãi vào trí nhớ của Jennifer tôi. Đó là
một cuốn
Lá Huyết Thư, tôi chỉ đọc đâu được vài kỳ, thiếu đoạn kết cục, rồi cứ
thắc mắc
mãi cho tới bây giờ: không hiểu đứa nhỏ trong đó, có gặp lại được người
cha của
nó hay không.
Lá
Huyết Thư, như
trong trí nhớ của
tôi còn giữ lại được,
hoặc tưởng tượng ra được, là câu chuyện thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh.
Chúa
Trịnh, một lần vào nam, trong một lần vi hành, đã gặp một cô gái quê.
Thế là
một cuộc tình xẩy ra giữa “chàng trai Bắc”, và “cô gái Nam”. Cô gái có
thai,
được Chúa Trịnh để lại “lá huyết thư” (huyết này không biết lấy ở đâu
ra, chắc
là của cả hai), và dặn dò, nếu ta chiếm được miền nam, sẽ đón nàng, còn
trong
trường hợp ta thua chạy về bắc, nàng và con ra gặp ta…
Thế
rồi lớn lên, theo với cuộc chiến,
ở miền nam, tôi cứ bị
ám ảnh hoài, bởi câu chuyện đọc từ hồi còn nhỏ, ở miền bắc. Rồi tôi tự
hỏi, tại
sao tác giả cuốn tiểu thuyết lại “tiên tri” được biến cố sau đó, ngay
từ hồi
còn thực dân, chưa hề có một “điềm triệu” nào cho thấy cuộc chiến
“người chết
hai lần, thịt da nát tan”, mãi sau này…
***
Phụ
trang văn học
(Dossiers &
Documents Littéraries),
của tờ báo Pháp, Thế Giới (Le Monde), số 28, tháng Bẩy 2000, là về tiểu
thuyết
lịch sử. Gồm nhiều bài viết, về những bậc thầy lớn; những thời kỳ lớn:
cổ đại,
trung cổ, và lịch sử hiện đại…
Trong
số báo, tác giả
Jacques Cellard,
trong một bài viết
(25 tháng Một 1983), định nghĩa, tiểu thuyết lịch sử đối với văn
chương, giống
như món xốt may-on-ne đối với bếp núc (Le roman historique est à la
littérature
ce que la mayonnaise est à la cuisine). Người ta xịt trong khi quay đều
đều,
tia (xốt) lịch sử lên mầu vàng của cuốn tiểu thuyết (on verse, en
tournant
régulièrement, le filet d’histoire dans le jaune du roman.) Phải có
thêm tiêu
muối nữa chứ, lẽ dĩ nhiên. Tôi (tác giả bài báo) muốn nói: phải có tí
sexe, tí
máu. Nhưng đừng nhiều quá! Vẫn theo ông, thể loại tiểu thuyết lịch sử
không
được giới hàn lâm, cũng như giới phê bình đánh giá cao: cho dù ký tên
Flaubert,
hay Hugo, những cuốn như Salammbô, hay
Nhà Thờ Đức Bà thua xa Bà Bovary, hay Những Kẻ Khốn Cùng. Theo ông, đó
là do sự
cài đặt (installation, thuật ngữ này tôi mượn của giới điện toán) một
tay tự sự
(narrateur) vào trong một quá khứ không phải của anh ta (một ông Nguyễn
Huy
Thiệp của thế kỷ 20 biến mình thành Nguyễn Huệ, Gia Long chẳng hạn),
chính điều
này đã làm tê liệt chức năng tiểu thuyết, và trong bất cứ trường hợp,
làm tê
liệt luôn hạnh phúc viết (le bonheur d’écrire). Nói theo Florence
Mothe, có hai
ông “không ưa nhau” nhưng lại cứ phải sống chung dưới một mái nhà là
cuốn tiểu
thuyết lịch sử: một ông nhà văn và một nhà nghiên cứu, tìm tòi (le
chercheur).
Vẫn theo Jacques Cellard, một cuốn tiểu thuyết lịch sử không thể, và
không được
quyền “lơ tơ mơ”, nếu nói về hình thức (của cái gọi là tiểu thuyết), và
ông nhà
văn lại càng không được quyền để cho ông nghiên cứu gia kia bóp cho
nghẹt thở!
Sở dĩ hiện nay, không có tiểu thuyết lịch sử lớn, so với những “muôn
đời đại
thụ” như của Walter Scott, hay Alexandre Dumas, đó là do thiếu dấu ấn
của tiểu
thuyết thứ thiệt, và dấu ấn này lại nằm ở bên dưới cái nền gọi là lịch
sử.