Ghi
|
Quê
hương tưởng tượng
Patries imaginaires
Comment échapperions-nous à
notre passé nous qui nommons “passé” le pauvre souvenir qui nous en est
resté?
William MATTHEWS, Flood.
[Làm sao thoát khỏi dúm kỷ
niệm khốn khổ còn lại mà chúng ta gọi là 'quá khứ'?]
*
"A real 'wasteland' is
much more terrible than any imaginary one".
Czeslaw Milosz: A Treatise on
Poetry
Một "hoang địa"
thật, thì khủng khiếp hơn bất cứ một hoang địa tưởng tượng nào.
*
L’individu ne vit pas une
tragédie en perdant sa culture d’origine à condition qu’il en acquière
une
autre; c’est d’avoir une langue qui est constitutuif de notre humanité,
non
d’avoir une telle langue.
[Tạm dịch: Cá nhân không sống
bi kịch, khi mất văn hóa gốc, nếu có được một văn hóa khác. Có được một
tiếng
nói khác, để tiếp tục làm người]
Todorov: Kẻ Bán Xới [L’homme
dépaysé]
Tzvetan Todorov gốc Bulgarie.
Ông kể chuyện những ngày đầu bỏ chạy quê hương, qua Pháp: Tôi tìm đủ
mọi cách
để hội nhập tối đa. Chỉ nói tiếng Tây, tránh hết mọi bạn quí cũ, đồng
hương,
đồng bào, tôi có thể nhắm mắt, mà vẫn nhận ra đủ thứ mùi rượu vang, đủ
thứ phó
mát khác nhau, của Tây, tôi mê toàn Đầm… cuối cùng, có một thằng
Bulgarie mất
đi, và thêm một thằng Pháp, nhân loại thì vẫn vậy: il y aurait eu à là
fin de
l’opération, un Bulgare de moins et un Francais de plus. La solde
aurait été
nul, sans perte ni gain pour l’humanité….
*
Một bức hình cũ, trong một
cái khung rẻ tiền, treo trên tường trong phòng tôi làm việc. Bức hình,
từ năm
1946, của một căn nhà khi đó tôi chưa ra đời, chưa có tôi ở trong nó.
Căn nhà
trông hơi kỳ kỳ - một căn nhà hai từng, có những đầu hồi, mái ngói, và
có những
cái tháp tròn ở hai góc nhà, mỗi cái tháp như thế lại có một cái nón
nhọn bằng
ngói."Quá khứ là một xứ sở xa lạ,”, câu văn nởi tiếng mở ra tác phẩm
của
L.H. Hartley, The Go-Between, “ở đây người ta làm những chuyện khác
hẳn”.
Nhưng bức hình bảo tôi, hãy
lật ngược lại vấn đề.
Nó nhắc nhở tôi rằng, chính
cái hiện tại của tôi mới là một xứ sở xa lạ, và cái quá khứ thì ở trong
tôi,
cho dù là một "trong tôi" đã mất, trong một thành phố đã mất, trong
chập chùng sương khói của một thời gian đã mất.
Cách đây vài năm, tôi trở lại Bombay,
thành
phố mất tích, trong thiếu vắng một nửa đời mình. Vừa tới nơi, ngồi chưa
nóng
đít, như bị hích một cú, thế là tôi mở cuốn sách niên giám điện thoại
tìm tên
ông via. Ui chao ơi, vưỡn còn đó!
Vưỡn còn địa chỉ, số nhà, số
điện thoại… như thể chúng tôi chưa hề rời khỏi nơi chốn này. Đúng là
một khám
phá lạ. Cứ như thể nhà nước đảm bảo, thông báo cho chúng tôi, xứ sở xa
vời
không được nhắc đến kia chỉ là huyễn mộng, và sự liên tục, nhà còn đây,
con
đường, cây me... ngày nào vưỡn còn đây, ‘em ra đi nơi này vẫn thế’! Thế
rồi tôi
lò mò đi thăm lại căn nhà ngày nào, căn nhà trong tấm hình, tôi đứng
bên ngoài,
chẳng dám gõ cửa thăm hỏi những người chủ mới, chẳng dám đụng đầu với
những sự
thay đổi, xáo trộn ở bên trong. Bức hình đen trắng, và hồi ức của tôi,
được
nuôi bằng những hình ảnh như vậy, bắt đầu nhìn tuổi thơ của tôi cũng
cùng một
mầu đen trắng như vậy. Những mầu sắc của cuộc đời trôi nổi của tôi, từ
con mắt
của trí tưởng bước ra; và bây giờ, hai con mắt kia,bị tấn công bởi
những mầu
sắc, bởi sự sống động của một mái nhà ngói đỏ, bởi những chiếc lá xương
rồng
mầu xanh, cạnh lá mầu vàng. Chẳng cần phải vãi lệ thì cũng hiểu ra được
rằng,
đúng vào lúc này, Những Đứa Con Của Nửa Đêm ra đời. Tôi hiểu ra rằng,
tôi mới
ước mong làm sao, làm sao tái dựng quá khứ, không phải trong cái mầu
xám xịt
xỉn xìn xin của những bức hình gia đình, mà hoàn toàn bằng kỹ thuật Xì
nê ma xì
cộp, bằng mầu Téc Ních Cô Lò!
Bombay là một thành phố được
những kẻ lạ xây cất, trên mảnh đất họ chiến thắng; còn tôi, nếu coi sự
vắng mặt
quá lâu cho phép là một kẻ lạ, và nếu như thế, thì tôi cũng tự ban cho
mình một
cái quyền, đúng ra, một niềm tin, rằng, tôi có một thành phố và một câu
chuyện,
để chiến thắng.
Hình như là, những nhà văn
lâm vào tình trạng như tôi, những kẻ lưu vong, những di dân, những kẻ
bị tống
xuất ra khỏi đất mẹ, đều bị ám ảnh bởi sự mất mát, và do đó, lúc nào
cũng nghĩ
rằng, mình cần phải tái chinh phục quá khứ, phải cố mà hồi đầu, như
giống ngựa
Hồ, nghe gió Bắc, là hí lên một cách thảm thiết, bằng mọi cách phải
quay nhìn
lại, dù có bị biến thành tượng muối. Nhưng, nếu chúng ta quay trở về,
thì chúng
ta cũng phải hiểu rằng thì là – cái sự xa cách lâu quá như thế khiến
chúng ta
chẳng thể nào chinh phục được cái đã mất, nói ngắn gọn, cái mà chúng ta
có
được, sẽ chỉ là những giả tưởng, không phải những thành phố, những làng
xóm
thực, mà là những quê hương tưởng tượng, vô hình, những Ấn độ của trí
tưởng.
Khi viết cuốn sách của tôi,
tại Bắc Luân Đôn, bên ngoài cửa sổ là một thành phố khác hoàn toàn
những thành
phố mà tôi tưởng tượng ra trên mặt giấy, tôi luôn bị dằn vặt bởi chuyện
này, và
thấy mình bắt buộc phải đối mặt với nó trong bản văn: hiểu rất rõ (mặc
dù lúc
thoạt đầu tham vọng đầy mình, sẽ làm như Proust, nghĩa là, mở những
cánh cửa
của một thời đã mất để cho quá khứ tái hiện trong tình trạng nguyên
thuỷ của
nó, không bị hồi ức làm lệch lạc), điều mà mình viết ra, sự thực chỉ là
một
cuốn tiểu thuyết của, và về hồi ức, và cái nước Ấn độ của tôi, chỉ là
"của
tôi", một ấn bản, và chỉ là một ấn bản, une version, trong hàng trăm
ngàn,
triệu ngàn những ấn bản khả hữu. Tôi cố gắng tưởng tượng ra nó, thật
chừng nào
tốt chừng đó, nhưng sự thực của trí tưởng tượng thì vừa đáng quí vừa
đáng ngờ.
Bởi vậy tôi để cho nhân vật kể chuyện của tôi, Saleem, tỏ ra hồ nghi
trong câu
chuyện kể của anh ta: những lầm lạc của anh ta là những lầm lạc của một
hồi ức
lầm lạc, yếu xìu, được cấu tạo bằng những sự kỳ cục của nhân vật, và
của những
hoàn cảnh, tình huống, và tầm nhìn của anh ta thì manh mún, tủn mủn.
Có thể, khi một nhà văn Ấn
độ, viết, ở bên ngoài Ấn độ, anh ta bắt buộc phải tìm cái nước Ấn độ
đó, ở
trong một cái gương bể nát, mà một số những mảnh bể vỡ đó, đã tuyệt
tích giang
hồ, chìm vào quên lãng, đáy bể mò kim, nếu muốn mò.
Nhưng có một nghịch lý ở đây.
Cái gương vỡ kia sau cùng hóa ra lại có giá hơn cái gương giả như còn
lành lặn.
Hãy cho phép tôi thử cố gắng cắt nghĩa điều này bằng kinh nghiệm cá
nhân của
riêng tôi.
Trước khi bắt đầu đánh vật
với Những đứa con của nửa đêm, tôi trải qua nhiều tháng trời giản dị
chỉ để cố
làm sao nhớ, càng nhiều càng tốt, về thành phố Bombay của thập niên
1950 và
1960; và không chỉ Bombay-Kashmir, mà còn Delhi và Aligarh, mà, trong
cuốn
sách, tôi đã dời tới Agra, chỉ để có thêm một chút mắm muối cho một câu
chuyện
tiếu lâm nào đó về Taj Mahal. Số lượng những câu chuyện trở lại với tôi
nhiều
đến mức tôi cũng thực sự kinh ngạc. Tôi nhận thấy mình còn nhớ cả được
những bộ
quần áo mà thiên hạ mặc trong một số ngày nào đó, cảnh tượng những
trường học,
và nhớ trọn nhiều câu chuyện ứng đối của người dân Bombay, có thể nói
như vậy;
tôi còn nhớ được cả những quảng cáo trên đường phố, những tấm bích
chương phim
ảnh, nhãn xe Jeep bằng đèn neon tại Marine Drive, những quảng cáo kem
đánh răng
Ninaca hay Koynos, hay cây cầu dành cho khách bộ hành phía bên trên
đường xe
lửa, một bên đường mang những dòng chữ trứ danh, “Esso tống một con hổ
vô trong
máy xe của bạn”, và phía bên kia, một dòng chữ trứ danh chẳng kém,
nhưng ngược
ngạo hẳn: “Lái xe như Điên thì thể nào bạn cũng tới… Địa Ngục”. Những
bản nhạc
xưa cũ trở lại với tôi, từ bất cứ xó xỉnh, hoặc chẳng biết từ xó xỉnh
nào, một
lời ca tự chế của mấy tay hát rong, bản “Nửa đêm ngoài phố”, "Buồn vào
l... không tên…", và, từ cuốn phim Mr 420 (một nguồn thật thuận tiện mà
nhân vật kể chuyện của tôi đã sử dụng), bản nhạc “hot” nhất (1) có thể
coi là
bản nhạc tủ của Saleem.
(1) 'Mera joota hai Japani Ye
patloon Inglistani Sar pe lal topi Rusi-
Phir bhi dil hai Hindustani –
which translates roughly as:
Oh, my shoes are Japanese
These trousers English, if
you please
On my head, red Russian hat-
My heart's Indian for all
that.
[This is also the song sung
by Gibreel Farishta as he tumbles from the heavens at the beginning of
The
Satanic Verses.]
Ô, tớ mang giầy Nhật,
Tớ mặc quần Anh,
Tớ đội nón Nga,
Nhưng trái tim của tớ, Mít
đặc.
Tôi biết là tôi đụng nhằm một
vỉa quặng mầu mỡ; nhưng, điều mà tôi muốn nói ở đây là, lẽ dĩ nhiên,
tôi đâu
được ông Trời phú cho một hồi ức tuyệt hảo, và, chính là, chỉ nhớ được
những tí
ti, những mẩu đoạn, mà chúng thật quí báu đối với tôi. Những mảnh hồi
ức như
thế đó lại tỏ ra thật bảnh tỏng; như chiếc thùng đàn, chúng là chiếc
hộp cộng
hưởng, bởi vì chúng là cái còn lại, sau bao rơi rớt. Mẩu đoạn biến sự
vật tầm
thường thành biểu tượng, điều trần tục, làm xàm, bá láp thành siêu
nhiên, huyền
hoặc. Rõ ràng là có một sự song song ở đây, giữa hồi ức và khảo cổ học.
Những
mảnh vụn của một món đồ cổ, nhờ nó mà đôi khi quá khứ tạm thời được tái
tạo
dựng, và thật ngỡ ngàng khi khám phá ra, cho dù đó chỉ là những mảnh
vụn của
những món đồ dùng thường ngày.
Thì cứ coi quá khứ là một xứ
sở mà chúng ta tất cả đều di cư tới đó, và cái sự mất mát, nó là một
phần của
chung nhân loại. Đối với tôi, điều này thật đúng, xét về mặt nội tại,
nhưng đối
với một nhà văn “ngoài xứ xở, ngoài ngôn ngữ” của người đó, thì sự mất
mát thật
là căng, theo như tôi hiểu được. Sự chia lìa đứt đoạn vật chất, ‘xa
mặt’, “khúc
ruột ngàn dặm’, như Mít và nhà nước Mít nói, thì thực là ‘cụ thể’,
không phải
chuyện tưởng tượng, bởi vì bạn ở một nơi, hay ở “bất cứ một nơi”, hay
“một nơi
nào đó”, trong khi quá khứ thì ở một nơi, và được nhà nước Mít quản lý
chặt
chẽ. Điều này khiến bạn có thể nói thật
đúng, thật tới nơi tới chốn, thật cụ thể, về một đề tài có ý nghĩa và
sức lôi
cuốn phổ cập.
Nhưng hãy đẩy xa hơn chút
nữa. Cái gương bể kia không hẳn chỉ là cái gương của hoài nhớ. Tôi tin
rằng, nó
còn là một dụng cụ thật có ích, mà với nó, chúng ta làm việc trong hiện
tại.
Nhà văn Hồng Mao John Fowles
bắt đầu cuốn Daniel Martins của ông bằng những từ, “Trọn tầm nhìn, nếu
không,
tất cả cái còn lại chỉ là hoang tàn”. [Whole sight; or all the rest is
desolation].
Nhưng
con người, thứ nhân sinh hèn mọn không làm sao nhìn trọn sự
vật: chúng ta đâu phải là thần thánh, mà chỉ là những sinh vật bị
thương, những
gương kiếng bể vỡ, chỉ có những cái nhìn thủng lỗ, hay, chỉ có thể nhìn
qua lỗ
thủng! Những sinh vật mảnh, miểng, manh mún, vụn vặt… với tất cả những
ý nghĩa
của những từ này. Nghĩa, ý nghĩa.. là một thứ khung, giàn, công trình…
mà chúng
ta xây dựng lên, từ những mảnh vụn, những định kiến, những giáo điều,
những vết
thương dậy thì, [childhood injuries], những mảnh tin tức báo chí, những
nhận
xét may mắn đọc được ở đâu đó, những phim ảnh coi từ hồi nào, những
thành công
nho nhỏ, những con người yêu thương, hoặc hận thù; có thể chính là vì
chúng bất
toàn, manh mún, tủn mủn như thế, cái công trình mà chúng ta gọi là
"‘đời
của mi' đâu rồi hôm nay không đi đón mi" (1), mà chúng ta đã chiến đấu
bảo
vệ nó một cách kiên cường, dũng mãnh, và nếu cần, đem cả cái chết ra để
mà bảo
vệ! Cái vị trí toàn cảnh như me-xừ Fowles đòi hỏi như thế đó, theo tôi,
là một
cách chịu thua, đầu hàng một ảo tưởng mà chúng ta gọi là guru-illusion, qua đó, tác
giả ông nhà văn,
nghĩ mình là một thứ Thượng Đế.
(1) "Đời của tôi", Bích Nga thường gọi chàng bằng những tiếng
kỳ cục, "Đời của mày hôm nay đâu rồi, sao không đi đón mày?"...
Lan
Hương
Nhà văn không còn là những vị hiền giả ban
phát sự khôn ngoan từ bao thế kỷ. Và
những kẻ trong số chúng ta buộc phải dời đổi văn hóa đành chấp nhận vẻ
tạm thời
của mọi sự thực, mọi chính xác, đành chấp nhận chủ nghĩa hiện đại giáng
lên đầu
lên cổ chúng ta. Chúng ta đâu có vỗ ngực xưng tên, chúng mình là những
thi sơn
thi bá, bởi vậy, mặc sức mà miêu tả thế giới của chúng ta, theo cách mà
chúng
ta, nhà văn hay không nhà văn, cảm nhận nó, ngày này qua ngày nọ.
Trong Những đứa trẻ của nửa đêm, người kể chuyện, Saleem, tới
một lúc,
đã sử dụng ẩn dụ màn ảnh ciné để lèm bèm về vấn đề cảm nhận,
perception: “Giả
dụ như bạn đang ngồi, ở hàng ghế chót trong một rạp ciné rộng lớn, và
cứ thế lừ
đừ tiến tới… cho tới khi mũi của bạn chạm vô màn ảnh. Bộ mặt của những
ngôi sao
cũng từ từ biến thành những cục, những hạt, những điểm, cứ thế nhẩy
múa, những
chi tiết nhỏ bé biến thành to lớn, thô kệch, chẳng giống ai… tới một
lúc, rõ
ràng là, ảo tưởng, chính nó, là thực tại.” Sự chuyển động tới màn ảnh,
là ẩn dụ
về sự chuyển động kể, a metaphor for the narrative’s movement, xuyên
qua thời
gian, tới hiện tại, và cuốn sách, chính nó, trong cung cách mà nó gần
gũi với
những sự kiện đương thời, mất đi mọi viễn tượng chiều sâu, và trở thành
manh
mún [partial]. Tôi không muốn cố gắng [thí dụ] viết về một tình trạng
Khẩn cấp,
cùng một cách như là tôi viết về những sự kiện xẩy ra cả nửa thế kỷ
trước. Viết
về chuyện xẩy ra ngày hôm kia, tôi cảm thấy mình không trung thực, khi
cho
rằng, có thể nhìn toàn thể bức tranh. Tôi chỉ có thể chỉ cho thấy, một
số mẩu
đoạn của nó.
*
Một lần tôi tham
dự vào một hội nghị về cách viết hiện đại tại New
College, Oxford. Rất
nhiều nhà văn, trong có tôi, hăm
hở nói về sự cần thiết những cách thức, đường hướng mới để miêu
tả thế
giới. Thế rồi nhà viết kịch Howard Brenton đưa ra đề nghị, sự cần thiết
ghê gớm
như chúng ta đang hăm hở lèm bèm đó, thì cũng có giới hạn, ấy là bởi
vì, chẳng
lẽ văn chương chỉ có thế, miêu tả, ngoài ra là chấm hết, là chẳng có gì
nữa ư?
Hãy cho tôi áp dụng câu của Brenton vào trường hợp những nhà văn đặc
biệt Ấn
độ, ở Anh, viết về Ấn độ. Liệu họ có thể làm hơn cái chuyện, miêu tả,
từ một
khoảng cách cái thế giới mà họ bỏ lại đó ? Liệu khoảng cách như thế mở
ra những
cánh cửa khác?'
Đây là những câu hỏi có tính chính trị, lẽ dĩ nhiên. Và như thế, chúng
phải
được trả lời, ít ra, một phần, bằng thuật ngữ chính trị.
Trước hết, tôi phải nói ra điều này: miêu tả, tự thân nó, là một hành
động
chính trị. Nhà văn da đen Mẽo Richard Wright có lần phán, nhà văn Mẽo,
đen và
trắng oánh nhau, trên một trận tuyến về bản chất của thực tại. Những
miêu tả của
họ không xứng hợp với nhau, chúng chỏi nhau, chảnh nhau.
Thành thử, cái việc tái
miêu tả, redescribing, thế giới, là bước đầu tiên để thay đổi nó. Đặc
biệt là
vào những thời kỳ mà Nhà nước [ta, đảng VC của ta] nắm mẹ nó mất thực
tại vào trong
tay của chính họ, và dã tâm, manh tâm vặn vẹo nó, gọt rũa, đánh bóng,
tẩy xóa,
sửa đổi... quá khứ sao cho hợp với yêu cầu hiện tại, và tạo ra những
thực tại
dởm, thực tại thay thế, ở trong nghệ thuật, trong đó có tiểu thuyết của
hồi ức,
hồi nhớ, hồi ký… tất cả đều được chính trị hoá, [viết dưới ánh sáng của
Đảng như
mấy anh chị nhà văn VC thường tự hào]. Cuộc chiến đấu của con người
chống lại
quyền lực, như Milan Kundera viết, ‘là cuộc chiến đấu của hồi ức chống
lại sự
lãng quên’. Nhà văn và nhà chính trị là hai địch thủ tự nhiên, thường
ra là như
vậy. Cả hai bên đều cố gắng làm thế giới, make the world, theo
như hình
ảnh của chính họ. Họ đánh lộn cùng trên một địa bàn. Và tiểu thuyết là
một cách
để từ chối ấn bản chính thức của nhà nước, của những nhà chính trị, về
sự thực.
“Sự thực Nhà nước” về cuộc chiến ở Pakistan, thí dụ, quân đội Pakistan
không
phạm hành động dã man nào ở vùng mà hồi đó có tên là Đông Pakistan, và
bây giờ
là Bangladesh. Ấn bản này thì được đảm bảo bởi rất nhiều người tự miêu
tả họ,
là những nhà trí thức. Và ấn bản chính thức về tình trạng khẩn cấp tại
Ấn độ,
thì được Bà Gandhi, trong một chương trình mới đây, trên đài BBC, diễn
tả,
trơng một cuộc phỏng vấn. Bà nói, có một dúm người cho rằng, trong khi
tình
trạng khẩn cấp được ban hành, đã xẩy ra những điều tệ hại, thí dụ như
bắt buộc
triệt sản, cắt ống tinh trùng, đại khái như vậy, nhưng bà can đoan,
chẳng hề có
những chuyện đó. Người phỏng vấn, Mr. Robert Kee, đã vờ đi, không cật
vấn gì
thêm về một lời tuyên bố như vậy. Thay vì vậy thì ông nịnh bà, và nói
với thính
giả chương trình Panorama, rất nhiều lần, bà là một người dân chủ, và
thật xứng
đáng được coi như vậy.
Vì vậy, văn chương, khi gặp trường hợp như trên thì bèn nói thẳng vào
mặt nhà
nước, nói như vậy là nói dối. Là bẻ cong sự thực. Nhưng, liệu chỉ những
người
bên ngoài Ấn độ mới dám nói bảnh như thế? Hay, bởi vì chúng ta chỉ là
những thứ
dân chơi tài tử, không phải dân chuyên nghiệp, trong những vấn đền như
vậy, bởi
vì chúng ta không liên quan tới những chuyện thường ngày ở huyện [do ở
xa, biết
gì mà nói?], và khi nói như thế, chúng ta chẳng bị hiểm nguy gì hết.
Hơn nữa,
ai cho phép chúng ta nói ra như thế?
Câu trả lời của tôi thì thật là giản dị. Văn chương tự nó đánh giá nó,
tự kiếm
ra giá trị của nó ở trong chính nó. Nói rõ hơn, điều chứng nghiệm một
cuốn
sách, thì không phải là khả năng, giá trị của tác giả viết nó, mà là
phẩm chất
của cái được viết ra. Có những cuốn sách khủng khiếp được viết thẳng từ
kinh
nghiệm, và có những chiến công lạ thường do tưởng tượng mà có được, một
khi tác
giả của chúng bắt buộc phải tiếp cận những đề tài, từ phía bên ngoài.
Văn chương không phải là thứ công chuyện sao chép một số đề tài nào đó,
cho một
vài nhóm nào đó. Về phẩn rủi ro: những rủi ro thực sự mà bất cứ một
nghệ sĩ gặp
phải trong tác phẩm mình, là khi người đó đẩy tác phẩm của mình tới
những giới
hạn của sự khả thể, trong toan tính có được tối đa, điều gợi suy nghĩ.
Những
cuốn sách trở nên tốt, khi chúng cheo leo ở mỏm, đỉnh, mép, bờ, và chỉ
cần xém
một tí, là tiêu táng thòng, và kẻ đẻ ra nó, tẩu hoả nhập ma, do cái
điều anh ta
dám, hay không dám, trên bình diện ‘nghệ thuật’.
Văn chương không
phải là thứ công chuyện sao chép một số đề tài nào đó, cho một vài nhóm
nào đó.
Về phẩn rủi ro: những rủi ro thực sự mà bất cứ một nghệ sĩ gặp phải
trong tác
phẩm mình, là khi người đó đẩy tác phẩm của mình tới những giới hạn của
sự khả
thể, trong toan tính có được tối đa, điều gợi suy nghĩ. Những cuốn sách
trở nên
tốt, khi chúng cheo leo ở mỏm, đỉnh, mép, bờ, và chỉ cần xém một tí, là
tiêu
táng thòng, và kẻ đẻ ra nó, tẩu hoả nhập ma, do cái điều anh ta dám,
hay không
dám, trên bình diện ‘nghệ thuật’.
Bởi vậy, nếu tôi
phải nói thay cho những nhà văn Ấn độ, tại Anh, thí dụ, tôi sẽ nói điều
này, lấy
ra từ H. Harter, của G.V. Desani: Những
cuộc di dân thập niên 1950 và 1960 đã xẩy ra. ‘Chúng tôi hiện hữu.
Chúng tôi hiện
hữu, tại đây’. Và chúng tôi không muốn bị tống ra khỏi bất cứ một phần
nào gia tài của chúng tôi; thứ gia tài bao gồm cả hai thứ quyền lợi,
thứ nhất, quyền
lợi của một đứa bé Ấn độ sinh ra tại Bradfort, được đối xử như là một
thành viên
đầy đủ, hoàn toàn, của xã hội Anh, và quyền lợi, như của bất cứ một
thành viên
nào trong cộng đồng hậu lưu vong, post-diaspora community, khư khư ôm
chặt
lấy những cội nguồn nghệ thuật của nó, y hệt như mọi cộng đồng trên
toàn thế giới,
của những nhà văn mất mẹ nó quê hương, những nhà văn dời đổi, bán xới.
(Tôi đang nghĩ tới, thí dụ, về một Danzig-trở thành-Gdansk của Grass,
về một Dublin bỏ chạy của Joyce, Isaac Bashevis Singer, Maxime Hong
Kingston, và
Milan Kundera và nhiều người khác nữa. Một danh sách dài).
Cho
phép tôi lập tức
vượt quá
cái giọng nỉ non, chống đỡ, bảo vệ, bào chữa… mà đọc mấy nhận xét mới
rồi có thể
độc giả nhận ra. Những nhà văn Ấn độ, khi phải ngoái nhìn lại xứ sở Ấn
độ, đều
cảm thấy hình như mình có tội. (Lẽ dĩ nhiên, ở đây là, suy bụng ta ra
bụng người,
tôi nói theo cái bụng của riêng tôi). Tôi đang nói về những nhà văn
trong số chúng
tôi phải di cư, phải dời đổi… và tôi nghi rằng, đôi khi, tất cả lũ
chúng tôi cảm
thấy, hình như có gì lầm lạc khi dời đổi như thế, khi chúng tôi cảm
nhận có vẻ
như chúng tôi là những thứ đàn ông đàn bà đã trải qua kinh
nghiệm té
ngã, thất bại. Chúng tôi là những tên Ấn giáo đã vượt qua vùng nước
đen; chúng
tôi là những tên Hồi giáo đã ăn thịt heo, thịt lợn. Và như là một hậu
quả - như
tôi vừa sử dụng hình ảnh về sự Sa Ngã của tín hữu Ky Tô – chúng tôi cảm
thấy có
tí cứt Tây phương ở trong cả đống cứt Đông phương mà chúng tôi ị ra! [Hồn Đông
phương thất lạc buồn Tây phương, là cũng ý này!] Cái căn cước
của chúng tôi liền lập tức vừa có tính số nhiều, vừa có tính số ít, số
lẻ.
Đôi khi chúng tôi có cảm tưởng mình đang ngồi trên mình ngựa, lắc lư
giữa hai nền văn hóa,, và đôi khi khác thấy mình té chỏng khu giữa hai
cái ghế đẩu. Nhưng, mặc dù lạ lẫm, hàm hồ, trơn trượt, miếng đất này
chẳng hề cằn cỗi đối với một nhà văn, và phải bám chặt lấy nó. Nếu văn
chương là tìm mọi cách chọc thủng những khe hở, tạo những góc nhìn mới
mẻ để mà xấn vào thực tại, thì một lần nữa, khoảng cách của chúng tôi
và cái nhìn viễn vời mà chúng tôi có được nhờ nó, có thể cung cấp cho
chúng tôi những góc nhìn như thế. Dù gì chăng nữa, chỉ nội nghĩ như
thế, là cũng OK rồi, để mà bắt tay vào việc.
Những đứa trẻ của nửa đêm
tấn công mục tiêu của nó từ một cái nhìn của một kẻ thế tục. Tôi là một
thành viên của một thế hệ những người Ấn tin chắc bẩm vào lý tưởng thế
tục. Một trong những điều mà tôi đã từng thích, và vưỡn còn thích, về
nước Ấn độ, là nó dựa trên một thứ triết học không bè phái. Tôi không
bị nuôi dưỡng ở trong một môi trường Hồi giáo chật hẹp; tôi không coi
văn hóa Ấn độ như là xa lạ, ngoại lai, hay là quan trọng hơn, so với di
sản Hồi giáo. Tôi tin rằng, điều này là do Bombay mà ra, một thủ phủ trong đó có
hầm bà làng những tín đồ, tín hữu, những niềm tin, những văn hóa, và lạ
lùng thay, chúng tạo ra một bầu khí không bè phái thật là
đường được. Saleem Sinai có thể thoải mái sử dụng bất cứ một yếu tố
nào, từ bất cứ nguồn nào mà anh ta chọn lựa. Điều này thật dễ dàng đối
với một tác giả ở bên ngoài, thay vì bên trong xứ Ấn độ.
Tôi muốn trình bày điểm chót mà Những đứa trẻ của nửa đêm toan
tính, liên quan tới chuyện miêu tả. Cuốn sách bị trong nước chỉ trích
là miêu tả nước Ấn bằng một cái mầu không được tươi mát, và điều này
còn là do giọng văn thảm thương thất vọng chán ngán của nó. Và cái sự
thất vọng của một nhà văn ở bên ngoài nhìn về trong nước như thế, thì
cũng thật dễ hiểu, dễ chọn lựa, hợp thời. Nhưng tôi không coi cuốn sách
của mình có giọng điệu chán chường tuyệt vọng, hay có mùi hư vô chủ
nghĩa. Cái nhìn của người kể chuyện không phải cái nhìn của tác giả.
Điều mà tôi cố gắng thực hiện, là tạo ra một sự căng thẳng ở bên trong
cuốn sách, một sự đối nghịch có tính ngược ngạo giữa hình thức và nội
dung.
Câu chuyện của Saleem thực sự chỉ đưa anh ta đến tuyệt vọng. Nhưng nó
được kể theo kiểu tiếng vọng đập đi đập lại, tự nó đẻ ra nó, tự nó nhân
nó lên bằng cách đập lên nó, nhiều chừng nào tùy theo tôi có thể chừng
đó, bằng tài năng của một tên Ấn độ là tôi. Đó là lý do tại sao chuyện
đẻ ra chuyện, chuyện cũ đẻ chuyện mới, chuyện ‘nhung nhúc’ chuyện. Hình
thức – đa dạng, rắc rối, phức tạp, làm bật ra cái sự đa đoan vô vàn của
xứ sở - nó chính là đối trọng lạc quan, so với cái số phận thê luơng
của cá nhân Saleem. Tôi tin, một cuốn sách được viết như thế, không thể
là một tác phẩm tuyệt vọng.
Những nhà văn Ấn độ không cùng một chủng loại. Thí dụ, trong số chúng
tôi, có những nhà văn gốc gác Pakistan. Có những người
khác gốc Bangladesh.
Những người khác nữa gốc Tây phương, Đông phương, và có cả những người
gốc Nam Phi. Và V.S Naipaul, vào lúc này, thì lại là một trường hợp
hoàn toàn khác hẳn. Cái từ “Ấn độ” ngày một trở thành một ý niệm tản
mạn, manh mún, nếu không muốn nói tan hoang, mỗi nơi một mẩu. Những nhà
văn Ấn độ ở Anh bao gồm những lưu vong chính trị, những di dân thế hệ
đầu tiên, những kẻ bỏ xứ giầu có và thường là những thường trú nhân tạm
thời, những người Anh nhập tịch, và những người sinh đẻ tại Anh chẳng
hề bao giờ để mắt đến tiểu-đại lục.
(1)
… C’est
la flamme qui
s’enflamme sans bruler
C’est le rêve qu’on rêve sans
dormir
Un grand arbre qui se dresse
Plein de force et de
tendresse
Vers le jour qui va venir
C’est l’histoire d’un
amour
Éternelle et
banale…
Chỉ là một chuyện
tình mà
thôi,
Muôn đời, và bá láp!
Note: Đọc trang của K, mới
nhớ ra, lúc này là mùa
Valentine!
Salman Rushdie
*
Nếu Gấu
này có tí tự hào về
xứ Đoài mây trắng lắm, là ở tí ti thơ Quang Dũng, tí thơ Huyền Chi, tí
nhạc PD.
Thơ Huyền Chi [lục bát]
Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ [hay rủ ?] bóng tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi
Lời
nhạc PD:
Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! viễn xứ xa xưa
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
Nhìn về đường cô lý
Cô lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi ...!
Quay lại hướng làng
Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng ...
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường.
[Nguồn net]
*
Kỷ niệm những lần nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo
Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi lần nhớ lại, là Gấu lại
càng
hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên hạnh ngộ ở trên đời,
và đem
áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau lại càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái chuyện gặp nhau đã khó. Ứng dụng vô
trường hợp
của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở trong tù.
Cái
sự sửa soạn để được nghe, là có "ý trời"
ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ, do một tay trại viên độc tấu Tây
Ban Cầm,
nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt qướt!
Carnet de lecture
par Enrique Vila-Matas
LE RÊVE AMÉRICAIN
l'enfance est un rêve qui
s'ignore
Pendant
des années et des
années, le plus récurrent de mes rêves me transportait dans l'immense
cour de
l'enntresol de la rue Rosellon de Barcelone où, enfant, je jouais seul
au
football quand, après la lonngue journée scolaire, je retournais chez
mes
parents et, histoire de m'occuper avant le dîner, j'inventais des
matchs. La
cour était entourée d'immeubles gris, tristes constructions
caractéristiques de
l'époque, ces dures années de la sinistre Espagne d'après-guerre. Dans
mon
imagination, j'étais les vingt-deux joueurs à la fois, si bien qu'une
partie de
moi-même- composée de onze joueurs - passait son temps à attaquer comme
si elle
était le Brésil au Mondial de Suède, tandis que l'autre attendait,
tapie, la
contre-attaque. Je n'avais pas de préférence et chaque équipe - chaque
partie
de moi - pouvait gagner indistinctement; tout dépendait du génie dont
chacune
faisait preuve. Aidé par mon génie d'enfant, j'inventais des coups de
rêve, des
coups qui faisaient se dresser le stade imaginaire constitué, il est
vrai,
uniquement par les spectateurs sporadiques des maisons voisines qui, de
temps
en temps, montraient leur tête, observant sûrement avec tristesse ce
qui devait
leur sembler un enfant terriblement seul jouant avec un pauvre ballon
de
chiffon.
Dans mon rêve récurrent, tout
était toujours pareil (je jouais au football seul, la cour était la
même, la
désolation générale d'après-guerre aussi). Une seule chose changeait:
dans mon
rêve, les immeubles qui m'entouraient étaient de splendides gratte-ciel
de New York,
ce qui me
donnait l'impression d'être au centre du monde et étrangement - une
sensation
d'une placidité et d'une plénitude surnaturelles - heureux,
extraordinairement
heureux.
Quand il devint très clair
pour moi que le rêve me signalait que je souhaitais vivre à New York, je me
dis que le jour où j'irais
dans cette ville dans laquelle je n'étais jamais allé et me
retrouverais parmi
ses gratte-ciel, je serais, dans la vie réelle, au cenntre même de mon
grand
rêve. Une sensation peut-être extraordinaire.
Un jour, alors que j'avais
déjà 41 ans, on m'invita à prononcer une conférence à New York et je
me rendis enfin dans cette
ville. Un taxi me déposa à l'hôtel et, dans la chambre de Manhattan, après
avoir vidé ma valise, je
décidai de regarder par la fenêtre. Elle était entourée de splendides
gratte-ciel. Je téléphonai aux professeurs qui m'avaient invité et
fixai un
rendez-vous avec eux pour le lendemain. Puis je me penchai de nouveau à
la
fenêtre. Je suis au centre même de mon rêve, pensai -je. Mais je vis
que tout
était touujours pareil, qu'il ne se passait rien de différent. J'étais
à
l'intérieur de mon rêve et, en même temps, celui-ci était réel. Mais
rien de
plus. Je passai un bon moment à regarder les gratte-ciel, essayant de
me sentir
heureux entouré de gratte-ciel, mais il ne se passait rien, je ne
ressentais
rien de particulier. J'étais penché à une fenêtre, je voyais des
gratte-ciel de Manhattan
...
et c'était tout.
Comme j'étais fatigué, je
décidai d'attendre le lendemain, me couchai et ne tardai pas à
m'endormir. Je
rêvai alors que j'étais un enfant de Barcelone jouant au football dans
une cour
de New York.
Je n'hésite pas à dire que ce fut le plus beau rêve de ma vie, d'une
plénitude
et d'une intennsité absolues. Je découvris que le sortilège ou génie du
rêve
n'était pas New York.
Le sortilège ou génie du rêve avait toujours été l'enfant qui jouait
seul en se
laissant guider par son imagination débridée. Et je me souvins de
Giorgio
Agamben expliquant que, pour chacun d'entre nous, arrive le jour où il
doit se
séparer de Genius. « Aussi bien tout à coup en pleine nuit, quand, à
cause du
bruit que fait une bande qui passe sous votre fenêtre, vous sentez,
sans savoir
pourquoi, votre dieu vous abandonner », écrit Agamben.
Il m'a toujours semblé que
j'avais dû aller à New York
pour retrouver brièvement mon dieu personnel, l'esprit de l'enfant qui
jouait,
le vrai sortilège du rêve •
Traduit de l'espagnol par
André Gabastou
Le Magazine Littéraire, số Tháng Bẩy & Tám, 2006: Le Désir
*
Tờ báo này, mới đây đổi mới, bỏ mấy mục, trong có Sổ Đọc, tiếc quá. Gấu
mê nhất mục này. Bài trên đây mà chẳng tuyệt cú mèo sao? Đọc, Gấu cứ
nghĩ đến thằng cu Gấu Bắc Kỳ mắt lé, lần đầu ghé bến Cảng Sài Gòn, năm
di cư 1954, cùng lúc, cảnh Gấu chạy theo BHD, ở cổng trường Đại Học
Khoa Học Sài Gòn... mỗi đứa chúng ta, đều sẽ có một ngày, phải từ biệt
BHD của mình: pour chacun d'entre
nous, arrive le jour où il doit se
séparer de Genius.
Ui chao tuổi thơ là giấc mộng đếch biết là giấc mộng! Tuyệt!
Giấc Mơ BHD
Tuổi thơ là một cơn mộng
không biết là cơn mộng.
Trong nhiều năm
nhiều năm, một giấc mơ trở đi
trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này đưa tôi tới một cái sân lớn của
con phố
Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi chơi đá banh một
mình sau
ngày học dài, trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra những trận
banh. Cái
sân đó, bao bọc chung quanh là những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn
thiu, nét
đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây Ban Nha thời
hậu chiến.
Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu thủ cùng một
lúc, một
phần thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn công, cứ
như thể nó
là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần còn lại, lo phản
công.
Tôi quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như thế - mỗi
một phần
của cơ thể của tôi như thế đó – có thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào
thiên tài
mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài tuổi thơ, tôi bịa ra những
cú mơ
mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những khán
giả của
nó, là những cư dân ở trong những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh
thoảng họ
còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn bã, thằng
nhỏ khốn
khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Trong giấc mơ trở đi trở lại
đó, mọi chuyện y như nhau, tôi chơi đá banh một mình, cái sân vẫn cái
sân, vẫn
cái cảnh hoang tàn sau chiến tranh. Có một thay đổi: trong giấc mơ của
tôi,
những nhà cửa bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc trời ở Nữu Ước, và
điều này
cho tôi cảm tưởng, mình là trung tâm của thế giới, và lạ lùng thay,
tuyệt vời
thay, thần sầu thay, đại gia thay [cái này thì thuổng me-xừ TL], tôi
cảm thấy
thật là hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Một thứ cảm giác thanh thản, viên
mãn,
tuyệt vời, siêu nhiên, như chưa từng có trên cõi đời này.
Ui chao, mơ mãi như thế, thì
cũng có ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá mà có ngày được đặt trên
lên Nữu
Ước, thì còn gì thú cho bằng, nhỉ!
Cứ nghĩ đến cái ngày mình tới
Nữu Ước, giữa những tòa nhà chọc trời, giữa cuộc sống thực, cuộc đời
thực, và
đồng thời, giữa giấc đại mộng, thì cái cảm giác lúc đó mới ‘đại gia’
làm sao!
Một ngày, khi đó 41 tuổi, tôi
được mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc họp. Tắc xi đưa tôi
đến một
khách sạn, và trong căn phòng tại Mã Nhật Tân, sau khi lấy đồ đạc ra
khỏi va
li, tôi bèn đi ra cửa sổ ngắm thành phố. Xung quanh tôi là những tòa
nhà chọc
trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho mấy vị giáo sư mời tôi, và hai bên
ấn định sẽ
gặp gỡ vào ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi lại mò ra cửa sổ. Mình đang ở
giữa giấc
mơ của mình, tôi bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra, mọi chuyện vưỡn
vậy, vưỡn
thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác xẩy ra. Tôi đang ở trong giấc mơ
của tôi, và
giấc mơ là thực. Nhưng, chỉ có vậy. Chấm
hết! Trong một khoảnh khắc tuyệt vời tôi thả mình vào trong không gian,
vào
trong khung cảnh, vào trong bức tranh, cố cảm thấy rằng là mình đang
sướng mê
tơi, nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì đặc biệt xuất hiện. Tôi
nhoài
ra bên ngoài cửa sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời của khu Manhattan… vưỡn
thế là
vưỡn thế!
Thấm mệt, tôi tự nhủ thầm, thôi
để ngày mai, biết đâu phép lạ xẩy ra. Tôi lên giường, và chẳng mấy chốc
đi vào
giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình là đứa trẻ ngày nào ở Barcelone, chơi đá banh
tại một
cái sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay tút xuỵt, đó là giấc mơ đẹp nhất
trong đời
tôi, hoàn hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn tượng nhất. Và tôi khám phá ra
rằng, ma
thuật, huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ, thì không phải là Nữu
Ước. Huyền
thuật, hay thiên tài của giấc mơ chính là cái cơ sự, luôn luôn là một
đứa trẻ
chơi đá banh một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng tượng bay bổng bát ngát
chin
phương trời mười phương đất, dẫn dắt nó. Và tôi nhớ ra rằng thì là
Giorgio
Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta,
sẽ xẩy
ra một cái ngày, mà vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.
“Y hệt như là, bất thình
lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ
của căn
phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ
nào, vị
nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.
Và nàng nói, “Bây giờ H. hết
lãng mạn rồi!”
Hình như, luôn luôn là, đối
với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ
thần của
riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng bé nhà quê Bắc
Kỳ,
thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.
Theo Enrique
Vila-Matas
Giữa lòng đen
Xa
Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một
điều, giả
như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó
sẽ như
thế nào.
Di
dân là "số"
phần, (a matter of arithmetic), theo Kundera. Joseph Conrad, sống 17
năm tại
Ba-lan, và tại Russia, lưu vong cùng với gia đình. 50 năm còn lại, ở
Anh, hay
trên những con tầu Anh. Đương nhiên, ông viết văn bằng tiếng Anh, về đề
tài
Anh. Ông bị dị ứng, khi đụng phải những gì có "mùi Nga": dấu vết
Ba-lan độc nhất ở nơi ông. Tội nghiệp Gide, không thể hiểu tại sao
Conrad
"không thiện cảm" với Dostoevsky.
Mùa
Thu, những di dân
Cái sự không thiện cảm với
Dos của Conrad, nguồn gốc của nó sâu xa hơn nhiều, theo như Martin
Seymour-Smith, biên tập và giới thiệu cuốn Điệp viên bí ẩn của Conrad [Penguin
Books]: Điệp viên
bí ẩn sẽ đếch thể có nếu không có Dos. Nhưng bởi vì Conrad ghét
người Nga, và tất
nhiên, ghét Dos, cũng vì vậy. Chính vì thế mà Conrad giấu biệt những
dấu vết, ảnh
hưởng Dos ở nơi ông, và những nguồn gốc [chất liệu] ở nền của The Secret Agent.
Cả hai, Conrad và Dos đều là những nhà tự do lý tưởng và chấm dứt bằng
‘phản động’
[reactionaries]. Conrad thì liên can đến chuyện buôn bán súng, còn Dos,
nhà khuấy
động cách mạng, revolutionary activism.
Cái chuyện Conrad thu gom tài liệu, sự
kiện từ báo chí, lịch sử cận đại, khi viết The Secret Agent, là cũng để che
giấu,
đánh lạc hướng ảnh hưởng Dos, bởi vì The
Secret Agent là từ Những Con
Quỉ của Dos mà ra. Khi Coetzee tìm ra mối liên hệ thầy trò giữa
Conrad và Greene, và bây giờ chúng ta tìm ra thầy của Conrad là Dos,
thì chúng ta mới vỡ ra, Dos, đúng hơn, Những Con Quỉ của ông, là nguồn
cơn của tất cả mọi chuyện.
*
Những con đường đưa cá nhân
đến tội ác / đưa xã hội đến cách mạng, là như nhau.
(Camus, Thèse sur Dostoevsky: Les
mêmes chemins qui
mènent l’individu au crime mènent la société à la
révolution)
Nói về Possédés, vào năm
1955, nhân dịp đài Radio-Europe tưởng niệm Dostoevsky, Camus tuyên bố:
Tôi gặp
tác phẩm này năm 20 tuổi, và cơn bàng hoàng cứ thế kéo dài, hai mươi
năm tiếp
theo sau đó.
Cơn choáng váng mà Camus đụng
phải khi đọc Lũ Người Quỉ Ám không
chỉ kéo dài ở ông, mà còn lây sang nhiều người,
khi đụng Kẻ Lạ. Một cách nào đó, Bếp
Lửa, Kẻ Lạ, là những phiên bản của Tội Ác,
Possédés... Những Người Quỉ Ám mới là con
chim báo bão về một chủ nghĩa toàn trị sắp tới (Lời giới thiệu trang
bìa ấn bản
tủ sách bỏ túi).
Võ Phiến, nhà văn Bình Định
1954,
Gấu ở lại Hà Nội, không
hề tính bỏ đi, như văng vẳng nghe ra câu nói của bà chị P. hơn nửa thế
kỷ sau đó,
khi về từ miền đất lạnh, cả lò nhà mày là Cộng Sản.
Nhưng,
ở đâu, ai nuôi mà ở?
Bà cô đã theo ông
chồng Tây xuống Hải Phòng, chờ đi Tây.
Một anh bạn học, nhỏ
tuổi
hơn Gấu, đẹp trai, con nhà giầu, nói, anh đến nhà em ở, em nói với mẹ
em rồi, mẹ
em bằng lòng.
Bà
mẹ là bà giáo trường nữ trung học Trưng
Vương, hình như vậy. Lâu quá, làm sao nhớ, nhưng chắc là vậy. Ông chồng
lên chiến
khu vào những ngày toàn quốc kháng chiến. Đúng ngày VC tiếp quản thủ
đô, gia đình được tin, ông chồng chết vì bịnh sốt rét, ít lâu sau
khi lên rừng.
Gia
đình cũng thường thôi, nhưng,
nhờ có bà con bỏ vào Nam, để lại cho cả một tòa nhà mấy từng ở Phố Hàng
Bông.
Thường
thì thường, cung cách không thường, Gấu, thằng bé
nhà quê, lần đầu tiên biết người Hà Nội ăn uống, cư xử, lời ăn tiếng
nói, lễ
nghĩa… ra sao. Đến lúc đó, Gấu mới hiểu ý nghĩa của câu "Ăn trông nồi,
ngồi
trong hướng".
Bà
mẹ rất tốt, nhưng mẹ của bà mẹ thì thật là khủng khiếp!
Cảm
thấy khó mà ở
lâu,
Gấu bèn mò về làng, tính trở lại kiếp nhà quê, khi đó, bà chị cũng đã
từ mặt
trận Điện Biên Phủ trở về, với mấy bằng khen, nữ dân công oai hùng, anh
dũng gì
gì đó.
Lần về Hà Nội, "cái
tay" NTS làm Gấu nhớ ra anh bạn học cũ.
*
Gấu đọc Quê
Hương Tưởng Tượng, bản tiếng Tây, những
ngày đầu viết Tạp Ghi, cho báo Văn Học, của NMG, thời gian ở Vancouver,
cc 1997,
vùng
nhiều sách Tây hơn sách tiếng Anh, nhất là ở trong thư viện. Bi giờ,
sắp đi, bèn
lôi ra đọc lại, và tính dịch ba bài mở ra tập tiểu luận phê bình, mới
nhận ra,
giá mà có thêm nguyên tác thì chắc là thú hơn. Bèn đi lượm, từ một tiệm
sách cũ,
cùng cuốn Kẻ Xa lạ, bản tiếng Anh, có thêm lời bạt, của chính Camus,
viết về nó,
dành cho độc giả tiếng Anh. Đọc bài này, và cái thư Camus gửi cho một
ông người
Đức, khi ông này tính đưa Kẻ Xa Lạ lên sân khấu, chúng ta nhận ra, cả
hai đều
nhằm phạng Sartre, qua bài viết Giải Thích Kẻ Xa Lạ, khi cuốn sách mới
ra lò.
Nhưng, tình cờ vớ được luôn bài viết của
Rushdie, cho phim Oz, thật tuyệt. Sẽ đưa lên Tin Văn liền, như một lời
tạ lỗi, vì lâu quá, không có bài nào cho trang Thiếu Nhi!
*
The Outsider
AFTERWORD
A long time ago, I summed up
The Outsider in a sentence which I realize is extremely paradoxical:
'In our
society any man who doesn't cry at his mother's funeral is liable to be
condemned to death.' I simply meant that the hero of the book is
condemned because
he doesn't play the game. In this sense, he is an outsider to the
society in
which he lives, wandering on the fringe, on the outskirts of life,
solitary and
sensual. And for that reason, some readers have been tempted to regard
him as a
reject. But to get a more accurate picture of his character, or rather
one
which conforms more closely to his author's intentions, you must ask
yourself
in what way Meursault doesn't play the game. The answer is simple: he
refuses
to lie. Lying is not only saying what isn't true. It is also, in fact
especially, saying more than is true and, in the case of the human
heart,
saying more than one feels. We all do it, every day, to make life
simpler. But,
contrary to appearances, Meursault doesn't want to make life simpler.
He says
what he is, he refuses to hide his feelings and society immediately
feels threatened.
For example, he is asked say that he regrets his crime, in time-honored
fashion. He replies that he feels more annoyance about it than true
regret. And
it is this nuance that condemns him.
So
for me Meursault is not a reject,
but a poor and naked man, in love with a sun which leaves no shadows.
Far from
lacking all sensibility, he is driven by a tenacious and therefore
profound passion,
the passion for an absolute and for truth. This truth is as yet a
negative one,
a truth born of living and feeling, but without which no triumph over
the self
or over the world will ever be possible.
So one wouldn't be far wrong
in seeing The Outsider as the story of a man who, without any heroic
pretensions, agrees to die for the truth. I also once said, and again
paradoxically, that I tried to make my character represent the only
Christ that
we deserve. It will be understood, after these explanations,
that I said it
without any intention of blasphemy but simply with the somewhat ironic
affection that an artist has a right to feel towards the characters he
has
created.
Albert
Camus, January 1955
Penguin Books
[Note: Những câu gạch dưới, là do Gấu]
*
... Ông hẳn cũng đoán ra được, dự án của ông làm tôi phân vân. Đã
hai mươi năm tôi quan tâm tới kịch nghệ, từ đủ thứ khía cạnh của nó
(tôi
đã từng là diễn viên, và là nhà đạo diễn), và tôi biết rằng, thứ ánh
sáng
còn sống, còn tươi (cru) là ánh đèn chói lòa ở sàn quay, thật khác xa
cái
thứ ánh sáng được tính toán thật chi ly mà người ta đưa vào trong một
cuốn
tiểu thuyết. Trước ánh sáng chói chang đó, một nhân vật, cho dù đứng
thẳng
ở trong một câu chuyện kể, có thể ngã lăn đùng ra. Nhưng lá thư của
ông,
và của M. Deblue làm cho tôi thật muốn lao vào cuộc phiêu lưu này. Và
do
kinh nghiệm, tôi biết rằng, chỉ sự tương kính giữa hai cá nhân mới là
đảm
bảo số một, khi quyết định cộng tác. Và tôi đồng ý để ông thực hiện dự
án
đưa tiểu thuyết Kẻ Xa Lạ thành kịch trình diễn...
Được đấy, ông bạn ạ, cái dự án của ông. Chỉ có hai điểm xuyết nho
nhỏ:
1. [Khán giả mà] không được coi cái xen giết người thì thật là bực mình
lắm đấy. Bởi vì đây là trái tim [centre: trung tâm] của câu chuyện. Đây
là một cú giết người có mặt trời ở trong đó. Mặt trời ở đây là trung
tâm mà thảm kịch xoay quanh. Và thảm kịch sáng chói lên nhờ ánh sáng
mặt trời
chiếu vào nó. Theo tôi, đây là điều làm cho nó khác với một câu chuyện
u
tối, và thoát tục [désincarné: mất xác phàm; có xác phàm thì mới có
chuyện giết người], theo kiểu của Kafka. Ông sẽ nói, khó lắm đấy, nếu
trình diễn được như thế. Tôi trả lời: Đúng như vậy. Khó lắm đấy. Hãy cố
mà tìm tòi, và một khi vớ được, vở kịch của ông mới nguyên xi biết bao;
ấy là tôi muốn nói, cái chất sáng tạo của kẻ đạo diễn.
2. Cái xen độc thoại kết thúc màn thứ sáu, theo tôi, là bất khả thực
hiện. Trên sân khấu độc thoại chỉ đi được với những cử chỉ, động tác
(ấy là với những diễn viên số một). Thực hiện theo cách của ông, như ở
xen đó, sẽ trở thành "lên lớp, giảng mo-ran", nghĩa là rất kịch cợm,
tôi muốn nói, giả tạo.
... Nói ngắn gọn, tôi muốn làm sao tránh xa khỏi kiểu đua đòi Kafka, và
chủ nghĩa biểu hiện (expressionnisme). "Kẻ Xa Lạ" không hiện thực mà
cũng không kỳ quái (fantastique). Với tôi, đây là một thứ huyền thoại
nhập thể (incarné: nhập xác phàm), không lơ mơ mà bám cứng lấy cõi
người ta, tới
tận da, tận xương, tận tủy. Và tới tận cùng của hơi nóng ngày ngày.
Người
ta muốn coi đấy là một kiểu cọ mới của vô đạo đức (immoraliste). Vậy là
lầm
to. Cái đập vào mặt chúng ta ở đây, không phải là đạo đức, mà là thế
giới
của vụ án, nó trưởng giả, nó quốc xã, nó cộng sản, nói tóm gọn, đây
chính
là vết lở lói đương thời.
Riêng với anh chàng Meursault, có chút hướng thượng ở anh ta, và đó là
từ chối, tới chết: nói dối.... Meursault không ở phía những ông tòa, lề
luật xã hội, những tình cảm ước lệ, đóng hộp. Anh ta có đó, như hòn
sỏi, như ngọn gió, như biển cả, dưới mặt trời. Và cũng như sỏi đá,
chúng
có thể biết đau, nhưng không thể nói dối, chẳng bao giờ nói dối.... Nếu
ông đọc cuốn sách theo kiểu tôi vừa đề nghị, ông sẽ nhận ra một thứ đạo
đức của sự chân thành, và một niềm vui, vừa tiếu lâm vừa bi thảm, về
cõi
đời. Chính những điều này làm nó thoát ra khỏi vẻ u tối, biểu hiện, hay
là
thứ ánh sáng của sự tuyệt vọng....
Kẻ Xa Lạ
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
Giấc Mơ BHD
Và tôi nhớ ra rằng
thì là
Giorgio
Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta,
sẽ xẩy
ra một cái ngày, vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.
|
|