*
Ghi



















Fowles viết, Miền đã mất, The Lost Domain [Le Grand Maulnes], là, về nỗi nhức nhối sâu thẳm, và niềm bí ẩn của tuổi mới lớn [the deepest agony and mystery of adolescence].
Tuổi mới lớn, tuổi vào đời, thời thanh niên… không được giới nghệ sĩ hâm mộ, nhất là nữ nghệ sĩ. Bà nào thì cũng đau đáu đến tận già, tới khi xuống lỗ, về một 'vết thương dậy thì', như Tuý Hồng đã từng miêu tả, chẳc hẳn thế?
Chàng quay ra đóng cửa phòng, và quay vô đóng đinh tôi lên giường! Tuyệt, tuyệt!
Còn Trần Thị NGH, thì, ôi má ơi, má ơi, nó làm thịt con rồi! [Dzui thôi mà, đừng giận nhé! NQT]
Sự khôn ngoan, wisdom, trưởng thành, maturity, và vai vế trong cộng đồng, là những điều mà chúng ta tìm kiếm, cả ở trong giới nghệ sĩ lẫn phê bình, như Thomas Hardy chỉ ra trong cuốn tiểu thuyết sau cùng của ông, The Well-Beloved. Tuổi thơ thích đáng, childhood proper, bất hạnh hay không bất hạnh, thì cũng đành chịu. Nhưng tuổi vào đời thì có thể là một tuổi người lớn rất không ư hoàn hảo, a very imperfect adulthood. Nó, tuổi mới lớn, thì lý tưởng, nổi loạn, dữ dằn, mơ hồ, một mầu xanh trải dài, không chín, chưa chín, còn non, unripe – tuổi ‘lãng mạn’ theo đủ nghĩa xấu xa của từ này.
Và, giờ đây, với cuốn này, Miền Đã Mất, Anh Môn: cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất về thời mới lớn của văn chương Âu Châu.

Le Grand Maulnes (1913), Mặc Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác phẩm, cũng nổi tiếng chẳng kém. Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott Fitzgerald đã từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby? “Bạn nào biết, làm ơn viết thư cho tôi hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác giả, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là 'bản gốc' của nhiều tác giả - nổi tiếng, lẽ tất nhiên - thí dụ như như John Fowles. Nhà văn Hồng Mao này có cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông.
Với ông này, Anh Môn có tên là Miền Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:

"Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”. [I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].
*

Fowles viết, Miền đã mất, The Lost Domain [Le Grand Maulnes], là, về nỗi nhức nhối sâu thẳm, và niềm bí ẩn của tuổi mới lớn [the deepest agony and mystery of adolescence].
Tuổi mới lớn, tuổi vào đời, thời thanh niên… không được giới nghệ sĩ hâm mộ, nhất là nữ nghệ sĩ. Bà nào thì cũng đau đáu đến tận già, tới khi xuống lỗ, về một 'vết thương dậy thì', như Tuý Hồng đã từng miêu tả, chẳc hẳn thế?
Chàng quay ra đóng cửa phòng, và quay vô đóng đinh tôi lên giường!
Tuyệt, tuyệt!
Còn Trần Thị NGH, thì, ôi má ơi, má ơi, nó làm thịt con rồi!
[Dzui thôi mà, đừng giận nhé! NQT]
Sự khôn ngoan, wisdom, trưởng thành, maturity, và vai vế trong cộng đồng, là những điều mà chúng ta tìm kiếm, cả ở trong giới nghệ sĩ lẫn phê bình, như Thomas Hardy chỉ ra trong cuốn tiểu thuyết sau cùng của ông, The Well-Beloved. Tuổi thơ thích đáng, childhood proper, bất hạnh hay không bất hạnh, thì cũng đành chịu. Nhưng tuổi vào đời thì có thể là một tuổi người lớn rất không ư hoàn hảo, a very imperfect adulthood. Nó, tuổi mới lớn, thì lý tưởng, nổi loạn, dữ dằn, mơ hồ, một mầu xanh trải dài, không chín, chưa chín, còn non, unripe – tuổi ‘lãng mạn’ theo đủ nghĩa xấu xa của từ này.
Và, giờ đây, với cuốn này, Miền Đã Mất, Anh Môn: cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất về thời mới lớn của văn chương Âu Châu.
*

“Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc mà chẳng bao giờ tìm hiểu, analyze, nó. Tôi nhớ ra là chính mình khám phá ra cảm nhận này khi đọc nó lúc còn là học trò, nhiều năm trước đây. Đó là một kinh nghiệm về một sức mạnh kỳ lạ, đụng tới rất nhiều vùng bí ẩn của bản chất của riêng tôi, mà tôi thực tình chẳng muốn bất cứ kẻ nào nói cho tôi biết, như thế nghĩa là gì. Nếu phải so sánh cuốn sách với bất cứ một cuốn sách nào khác, thì đó là một điều báng bổ, chẳng khác gì một cô thiếu nữ vô tư thoải mái phô bầy nơi chốn đặc biệt cho kẻ phàm phu tục tử nhòm vào.
Mãi sau này trong đời, tôi viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của riêng tôi, The Magus, dưới ảnh hưởng đậm đà của Miền Đã Mất. Kể từ đó, tôi hầu như đọc tất cả những gì Alain-Fournier viết, và vài cuốn sách viết về ông, và tôi thực hiện những chuyến hành hương về đất thánh, là hầu hết những nơi chốn chủ yếu của cuốn sách và của cuộc đời tác giả của nó. Nói ngắn gọn, tôi là một fan hạng nặng đến trở thành mụ mị, của ông, và vưỡn cảm thấy gần gụi với ông hơn là với bất cứ một tiểu thuyết gia nào khác, còn sống hay là đã chết.