Ghi
|
Hot
Trên
net, đang có mấy cú nóng
hổi, chắc không phải do gần tới 30 Tháng Tư.
PD vinh
qui bái tổ.
TCS bị
một ông bạn thân lôi ra tố,
có tham vọng chính trị.
V/v PD. Tình cờ đọc một đoạn
trong Tổng Quan văn học, Lời Nói Đầu, cũng đã tiên đoán chuyện PD sẽ
trở về, nhưng hoàn toàn khác hẳn:
Hãy
tưởng tượng trường
hợp chúng
ta đưa nhạc sĩ Phạm Duy ra thả dù ở một vùng biên giới Hoa Việt nào đó,
đổi tên
ông là Trần Doai… rồi trốn nấp trong khoảng núi rừng Bắc Việt, cứ cất
lên đều đều
tiếng nói của nhân dân cách mạng, nhân dân giải phóng miền Bắc được
chăng?
Võ Phiến
*
Kỷ niệm những lần
nghe nhạc
PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi
lần nhớ
lại, là Gấu lại càng hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên
hạnh ngộ
ở trên đời, và đem áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú
mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau
lại
càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái
chuyện gặp nhau đã khó. Ứng
dụng vô trường hợp của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở
trong tù.
Cái sự sửa soạn để được nghe,
là có "ý trời" ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ,
do một tay trại viên độc tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có
ông Trời sắp xếp là trớt qướt!
Lúc đó là thời gian Gấu đã
mua được cái chức Y Tế Đội, không còn ăn ngủ tại lán trại viên, mà là
được đưa lên… Đội.
Chỉ ở trên Bộ Chỉ Huy của Đội, thì mới có cây Tây Ban Cầm dành cho
những buổi
sinh hoạt Đội. Gấu tuy không biết đàn TBC, nhưng có thể sử dụng nó như
là một cây
măng đô lin, bấm nốt tỉ tì ti, thì dư sức.
Thế là, buổi tối hôm đó, khi đi
từng lán ghi tên trại viên khai bịnh, ngày mai cho nghỉ lao động đưa
qua bệnh xá,
xin vài viên Xuyên Tâm Liên, bèn xách cây đàn đi theo. Tới một lán, gặp
tiệc trà,
dựng cây đàn kế bên, nhập cuộc. Trong đám ngồi dự tiệc trà, có một tay,
trong lúc
hứng quá, bèn cầm cây đàn lên.
*
Nói Thuyền Viễn Xứ
được sáng tác cho những
thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được
một nửa
lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước,
tức những
kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn"
chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng
thể ngờ,
vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc
Thuyền Viễn Xứ, là
đám tù cải tạo.
Nói,
"nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng
không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây
là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích
dẫn Lévi-Strauss,
sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu,
tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên
'quê hương'
xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm
về khổ
đau", mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.
Nhạc PD Tù VC
*
Nói
về nhạc phản chiến , cứ gì phải dựa vào Đại Bác Ru Đêm ?
Đặng
Tiến: Trịnh Công Sơn
Cái
nhận định, hình học là nghệ thuật lý luận đúng, trên một hình vẽ sai,
Gấu thực
sự không hiểu Đặng Tiến moi ở đâu mà ra, hay là đây chính là điều thầy
Nguyễn
Văn Phú gọi là đường may mắn. Ai đã từng học toán, môn hình học, đều
biết, có
những bài toán hình học, không thể nào giải được, nếu không tự dưng
"phịa
ra" một đường, thế là bài toán được giải!
Vả
chăng, Gấu này không nghĩ như Đặng Tiến, khi ông cho rằng: Tình Nhớ thì
liên
can gì tới phản chiến?
Và đây không phải là một trường hợp có thể qui về phạm trù văn học có
tên là 'liên
văn bản'.
Tình Nhớ chính là nhạc phản chiến,
hiểu theo cái nghĩa cao quí nhất
của từ này.
Của nhạc này.
Nếu có một phần liên văn bản
của nhạc TCS, thì cái phần này phải được hiểu theo
nghĩa của Gide, khi ông phán về tác phẩm nghệ thuật, nhân đọc
Dostoevsky: Tác
phẩm lớn có sự tham dự của Quỉ.
Nhạc Trịnh
Công Sơn có sự tham dự của con quỉ chiến tranh.
Nói rộng ra,
có vẻ như, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật của Miền Nam
trước đây,
đều được viết theo cách nhìn đó: Viết, sáng tác, trong nỗi lo sợ, hoặc
nghệ
thhuật, hoặc tác giả, bị trù ẻo, nguyền rủa, huỷ diệt....
Thanh Tâm
Tuyền coi đây chỉ là bước đi [nhịp điệu] của thời gian.
Brodsky nói
khác một tí: Thời gian được tái sắp xếp lại.
Cái nhịp của
nhạc TCS chính là đại bác ru đêm.
Đó là phần
liên văn bản của nó!
Tưởng
niệm TCS
Trong
tù VC, có lần Gấu đã
được nghe Hạ Trắng, tấu bằng một cây khẩu cầm, harmonica, giữa trưa
nắng gắt,
đói, một thằng cha tù nào đó, bất thình lình, như quá nhớ nhà, nhớ Sài
Gòn, lôi
cây kèn ra mà gào mà rống, đếch thèm để ý đến lệnh cấm nhạc vàng của
quản giáo.
Gấu vừa
nghe vài đường kèn,
là run rẩy như "con thằn lằn đứt đuôi", trưa nắng gắt, đói như thế,
mà cảm thấy "nhẹ tênh". Sau này, nhiều lần nghe ông nhạc sĩ Trần Mạnh
Tuấn, nổi tiếng chơi saxo, tấu bài này, vậy mà cũng chẳng thể nào cảm
thấy
"phê" như lần ở trong trại cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
Hạnh
phúc nhất, và cũng đau
thương nhất, là lần nghe Tình Nhớ, tại Trung Tâm Ba, Quang Trung.
Hạnh
phúc này, Gấu đã từng
khoe, nhiều lần rồi, nhưng cứ muốn khoe tiếp. Vả chăng, còn rất nhiều
chi tiết,
vừa hạnh phúc vừa bi thương, chưa từng kể.
Lần
này, chơi xả láng!
Cũng là
một cách tưởng nhớ
ông nhạc sĩ tài ba. NQT
*
Từ lúc
đưa em về, là biết xa
nghìn trùng.
Bất hạnh độc thân
"Không tổ tiên, hôn nhân, con cái, cho dù mong đến phát khùng.
Tất cả giơ tay ra, nhưng quá xa, làm sao tôi với tới?"
Nhật ký [Kafka],
21 Tháng Giêng 1921
*
Viết về TCS, một lần, Gấu này
đã viện tới Elias Canetti, nhà văn Đức, Nobel văn chương, khi ông mừng
sinh
nhật lần thứ năm mươi nhà văn Herman Broch:
Đừng sợ nữa. Bạn sợ như vậy
là đã quá đủ cho đám tụi mình rồi. Tất cả chúng mình đều phải chết.
Nhưng bạn
chưa chắc đã phải chết. Có lẽ những bản rất tình ca của bạn, là cái
phải đại
diện cho cả lũ chúng mình với hậu thế. Bạn đã phục vụ chúng tớ bằng
tình bạn
trung thành và chân thực. Thời của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha
cho bạn
đâu.
[Nguyên văn tiếng Đức, bản
dịch tiếng Anh của Joachim Neugroschel, trong Lương Tâm Của Chữ, The
Conscience
of Words : Don' t be afraid, you have been afraid enough for us. We
have all to
die; but it is still not certain whether you too have to die. Perhaps
your very
words are what must represent us to posterity. You have served us with
loyalty
and honesty. The age will not release you].
TCS
vs LS
Chiều qua [4.4.09], xuống
phố, vô
tiệm sách cũ, vớ được một cuốn viết về Camus, của Germaine Brée,
[Habinger Book, Harcourt, Brace & World]. Theo
bà Brée này, Camus
gọi thế kỷ của chúng ta là ‘thế kỷ của sự sợ hãi’, (1) nhưng rất
nhiều trong chúng
ta, do sợ nó, nên vờ nó, giấm giúi nó, đẩy nó vào trình trạng
ngủ đông [dormant]. Camus coi đây, sự sợ hãi, là một xì căng đan
không thể bỏ chạy được, và sức mạnh của ông, như là một nghệ sĩ, là, từ
chối
những tác phẩm vờ đi những âu lo, sợ hãi của thế hệ của mình.
Âu lo, angoisse là một
trong những phạm trù bảnh nhất của chủ nghĩa hiện sinh là vậy.
“Tôi lớn lên cùng với những
người cùng tuổi, cùng với tiếng trống trận của Đệ nhất thế chiến, và
lịch sử từ
đó, không ngừng chỉ là sát nhân, bất công, và bạo lực”
“Nỗi đau của con người là
một
đề tài lớn lao quá, đến nỗi đếch có ai dám sờ vô nó.” Camus phán.
Thời của lũ chúng ta chắc là
chưa buông tha
cho bạn
đâu!
Tuyệt!
Đúng là bói mu rùa, vớ được
con rùa già TC!
NQT
(1)
FOREWORD
[by David Carroll]
Albert Camus-Political
Journalist: Democracy in an Age of Terror
Our twentieth century is the
century of fear .... We live in terror.
-ALBERT CAMUS,
"The Century of
Fear" (Combat, November 19,1946)
I have always believed that
if people who placed their hopes in the human condition were mad, those
who
despaired of events were cowards. Henceforth there will be only one
honorable
choice: to wager everything on the belief that in the end words will
prove
stronger than bullets.
-ALBERT CAMUS,
"Toward Dialogue"
(Combat, November 30, 1946)
Camus @ Combat. Writing
1944-1947 [Princeton
University
Press 2006]
Trên
net, đang có mấy cú nóng
hổi, chắc không phải do gần tới 30 Tháng Tư.
PD vinh
qui bái tổ.
TCS bị
một ông bạn thân lôi ra tố,
có tham vọng chính trị.
Trong
những bài chửi TC, bài
này thảm hại nhất.
Tại sao?
Ấy là
bởi vì, sau khi anh VC
nằm vùng này lên lớp đủ thứ, [Tôi
ngạc nhiên đến bây giờ rồi mà ông
không nhận
ra được rằng chính vì trong quá khứ, ai cũng tin sống tin chết vào
những cái
mình cho là “chân lý” là “chính nghĩa” gì gì đó mà chúng ta chia phe ra
tàn hại
lẫn nhau, tạo điều kiện cho các thứ ngoại nhân đưa bom đạn và ý thức hệ
vào phá
tan tành đất nước? Chẳng lẽ tới tuổi này rồi, sau khi cuộc chiến đã tàn
từ lâu
với bao nhiêu là thay đổi khắp mọi nơi, ông hoạ sĩ họ Trịnh vẫn khư khư
tự cho
mình cái sứ mệnh ôm mãi tấm cô trung cho một thực thể chính trị bóng
ma, coi đó
là cao sang, lý tưởng có thể làm mẫu mực để kết án một cách không khoan
nhượng
các kiểu cách ngây thơ chính trị khác không cùng tính chất với sự xác
tín của
ông?], thì bèn gán cho TC cái tội, viết bài tố TCS, chỉ để góp
tiếng
nói
cùng với lũ Chống Cộng điên cuồng hải ngoại trong tưởng niệm Tháng Tư
Đen!
Bởi vì cái nền móng xã hội
mang chở những oán hận dai dẳng ấy vẫn chưa được dọn sạch. Những tâm
thức tàn
dư của một thời xung đột đã qua, nay vẫn còn đè nặng lên tâm tư nhiều
người
Việt, từ bên đây đến bên kia, vung vãi ra cả trên mặt trái đất….
Lữ Phương.
Sở dĩ như vậy, là do những
gì
xẩy ra sau 30 Tháng Tư 1975, chứ không phải trước đó. Và tưởng niệm
Tháng Tư Đen,
là cũng do đó. Ông VC nằm vùng này sao không tự hỏi, giả như sau 30
Tháng Tư
1975 chúng ta có một đất nước Việt Nam ‘tươm tất’, thì liệu có
‘từ bên
đây đến bên kia’ chăng?
Không phải oán hận
dai dẳng, không phải tâm thức tàn dư. Đây là một câu hỏi
sống chết đối
với tất cả chúng ta. Nhìn như nhà thứ trưởng văn hóa MTGP, "oán hận dai
dẳng, tâm thức tàn dư", theo Gấu, là cố tình chạy tội,
bởi vì nếu không có đám VC nằm vùng, là
không thể nào mất Miền Nam. NQT
|
|