Dọn
Ngoảnh mặt với cuộc chiến (1)
Thật sự mà nói, chúng ta chưa
có tác phẩm đích thực về cuộc chiến. Ở Miền Bắc, những tác phẩm về cuộc
chiến,
thí dụ như Thời Xa Vắng của Lê Lựu, chỉ cho thấy một mặt, mặt chính
thức, tập
thể, phải đạo của cuộc chiến. Phải đến Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo
Ninh, thì
mới có tiếng nói thực sự của một cá nhân, như là người lính, như là nhà
văn.
Nên nhớ, tiểu thuyết, là câu chuyện của một cá nhân, không phải của tập
thể.
Một thứ kinh thánh của chỉ một con người.
Tuy nhiên, Nỗi Buồn Chiến
Tranh, thời điểm của nó, là cuối cuộc chiến. Sau cuộc chiến, chưa hề có
một tác
phẩm nào, tiểu thuyết cũng như phê bình văn học, viết về nó.
Cái sự ngoảnh mặt với cuộc
chiến ở những nhà văn Mít ở trong nước, có nguyên nhân.
Nếu viết, là phải đối đầu với
nó, thí dụ, như DTH, chẳng hạn.
Hay như Steiner phán:
Chúng ta tới "sau",
và đây là [vấn đề] cân não của thân phận chúng ta. Sau, là sau cái điêu
tàn
chưa từng có trước đây - do tính thú vật chính trị của thời đại chúng
ta - về
những giá trị con người, và những hy vọng.
Điêu tàn là điểm khởi đầu của
bất cứ một suy nghĩ nghiêm túc về văn chương và chỗ đứng của văn chương
trong
xã hội. Văn chương đụng - một cách thiết yếu, một cách liên tục - tới
hình ảnh
của con người, tới vóc dáng và động cơ hành xử của con người. Bây giờ,
chúng ta
không thể xử sự - cho dù là nhà phê bình hay giản dị là một con người
hữu lý -
như thể chẳng có một liên quan riết róng nào đã xẩy ra cho sự cảm nhận
của
chúng ta, về khả năng của con người; như thể việc làm cỏ - bằng cái đói
và sự
hung bạo - cỡ chừng 70 triệu đàn ông, đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và
Nga Xô
trong thời kỳ 1914 và 1945: chuyện như vậy đã không lay động tới gốc rễ
phẩm
chất nỗi quan hoài, niềm âu lo của chúng ta. Chúng ta không thể giả đò
rằng
[trại tù] Belsen chẳng liên quan gì
tới cuộc
sống có trách nhiệm của trí tưởng tượng. Điều con người làm tổn thương
con
người, vào ngay đúng lúc này, đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của
nhà văn -
cái giếng sâu không thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người -
và nó đè
lên não, một vết đen mới.
Hơn thế nữa, nó đặt thành câu
hỏi, về những ý niệm đầu tiên của một nền văn hóa nhân văn. Ngay ở trái
tim Âu
Châu, từ đó nở ra, chủ nghĩa man rợ chính trị, với đỉnh cao tối hậu của
nó. Hai
thế kỷ sau khi Voltaire tuyên bố hết rồi: tra tấn trở thành một tiến
trình bình
thường của hành động chính trị. Không phải chỉ là vấn đề: rằng việc
gieo giắc
đại cương những giá trị văn học, văn hóa đã tỏ ra chẳng ngăn bờ rào
giậu gì
được, trước chủ nghĩa toàn trị; nhưng trong nhiều thời điểm đáng kể,
nghệ thuật
và học vấn mang tính nhân bản ở những vị thế cao, đã đón mừng và hỗ trợ
nỗi
kinh hoàng mới mẻ này. Chủ nghĩa man rợ đã lấn lướt, ngay tại mảnh đất
từ đó nở
hoa chủ nghĩa nhân bản Ky-tô, nền văn hóa Phục hưng và chủ nghĩa thuần
lý cổ
điển. Chúng ta biết, một số người nghĩ ra và điều hành [lò thiêu] Auschwitz, họ đã được dậy một điều: hãy đọc và
tiếp tục
đọc Shakespeare và Goethe.
Điều này thật hiển nhiên thật
tởm lợm, cho
việc nghiên cứu và giảng dậy văn chương. Nó làm chúng ta phải đối đầu
với câu
hỏi, rằng sự hiểu biết những bản văn, những tư tưởng tối hảo hạng: liệu
chúng
mở rộng, làm tinh khiết những suối nguồn tinh thần nhân loại, như
Matthew
Arnold khẳng định? Nó bắt buộc chúng ta tự hỏi, điều mà Dr. Leavis gọi
là
"tính gốc người" ("the central humanity") thực sự hướng tới
hành vi nhân đạo, hay ngược lại: có một khoảng trống rộng lớn hay một
tréo cẳng
ngỗng, giữa đạo đức trí tuệ phát triển trong nghiên cứu văn chương, và
đạo đức
trí tuệ do chọn lựa xã hội và chính trị, đòi hỏi. Cái khả năng sau mới
thật bực
mình. Có chứng cớ rằng một sự dấn thân chuyên nghề và đeo đẳng vào đời
sống của
chữ in, một khả năng, nhập sâu mà có tính phê phán, vào các nhân vật và
các
tình tự tưởng tượng, làm suy giảm tính tức thời, sắc bén của hoàn cảnh
thực.
Chúng ta có khuynh hướng đáp ứng một cách sắc bén với nỗi buồn văn
chương hơn
là sự khốn cùng của người hàng xóm. Chính nơi đây, mà cái thời mới xẩy
ra, cho
chúng ta những bằng chứng cay nghiệt. Những người khóc khi coi truyện
tình lãng
mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng họ đi qua địa
ngục thực sự.
Nhân
Văn
Chúng ta, Mít, cũng
tới “sau”. Sau Lò Cải Tạo, và đó
là vấn đề cân não của thân phận chúng ta!
Chúng ta có, ngoài Nỗi Buồn Chiến
Tranh ra, Nỗi Buồn Văn Chương: Không chỉ Ngoảnh Mặt Với Cuộc Chiến, mà
còn với
Văn Chương.
Nhưng,
khác với Steiner, một nhà văn TQ nói, cái sự vờ chiến tranh, vờ chính
trị, của nhà văn [TQ], là do cái máy tẩy
não mà ra!
Mít
thì cũng rứa. mà còn hơn rứa. Cái sự vờ chiến tranh, chính là do
nhục nhã vì quá tin tưởng vào nó, vào chân lý Đường ta trận mùa này đẹp
lắm! Nhục
nhã, vì, "Chúng ta đã bị lừa, bị lừa!" như DTH đã từng than.
*
Cái sự ngoảnh mặt với chiến tranh, có khi còn là do anh chị nào cũng
hưởng tí sái, sau chiến thắng Miền Nam, cũng nên!
*
The
document below, signed by more than two thousand Chinese citizens, was
conceived and written in conscious admiration of the founding of
Charter 77 in
Czechoslovakia, where, in January 1977, more than two hundred Czech and
Slovak
intellectuals formed a loose, informal, and open association of
people...united
by the will to strive individually and collectively for respect for
human and
civil rights in our country and throughout the world.
The
Chinese document calls not for ameliorative reform of the current
political
system but for an end to some of its essential features, including
one-party
rule, and their replacement with a system based on human rights and
democracy.
The
prominent citizens who have signed the document are from both outside
and inside
the government, and include not only well-known dissidents and
intellectuals,
but also middle-level officials and rural leaders. They chose December
10, the
anniversary of the Universal Declaration of Human Rights, as the day on
which
to express their political ideas and to outline their vision of a
constitutional, democratic China.
They want Charter 08 to serve as a blueprint for fundamental political
change
in China
in the years to come. The signers of the document will form an informal
group,
open-ended in size but united by a determination to promote
democratization and
protection of human rights in China
and beyond.
Following
the text is a postscript describing some of the regime's recent
reactions to
it.
Perry Link
Được gợi hứng từ
Hiến chương
77 của Czechoslovakia, Hiến chương 08 của
Trung Quốc không kêu gọi cải thiện cải
thiếc, đổi mới đổi miếc, cởi trói cởi chiệc, cái hệ thống chính trị
hiện thời,
mà là dẹp mẹ nó một số quái trạng xung yếu của nó, thí dụ như luật độc
đảng, và
thay thế bằng một hệ thống dựa trên nhân quyền và dân chủ…
*
Liệu
mấy bạn văn VC của Gấu chơi được cú xêm xêm, chăng?
*
“the history of modern China is a
history of negation, a denial of the value of humanity, a murder of
individuality. It is a history without a soul.”
Ma Jian
Tiananmen's wake
Lịch sử Trung Quốc
hiện đại là
lịch sử của sự phủ định, chối từ giá trị nhân loại, và sát hại
cá thể. Đó là một
lịch sử không có một linh hồn.
*
Gấu này sợ rằng, Mít cũng rứa. Chứng cớ, báo net trong nước, một chiếc
xe đò lỡ đi vô đường cấm, anh cớm giao thông VC bèn chạy ngang xe, gõ
cửa, tài xế hạ kiếng xuống, anh cầm dùng dùi cui gõ đầu tài xế chảy máu
ròng ròng, rồi bỏ đi.
Nhưng Mít làm gì có Thiên An Môn, Bắc Kinh Hôn Thụy, Hiến Chương 08?
Tài xế bị nện dùi cui
*
Chúng ta tự hỏi, tại
sao
Yankee mũi tẹt không thể làm nổi một cú Thiên An Môn, tại sao những nhà
văn của
họ không viết nổi một Hôn Thụy Hà Lội, tại sao không có nổi một hiến
chương
007, thí dụ?
Theo
Gấu, ấy là vì anh nào cũng
được hưởng một tí chiến lợi phẩm sau cú chiến thắng Miền Nam!
Tệ lắm, thì cũng chút sái. Một nhà văn ra đi từ Miền Bắc, dân Hà
Nội, kể, chút sái đầu tiên mà bà được thưởng thức, là "Thi ơi Thi, Thi
không chết đâu Thi", từ cái loa AKAI nhà hàng xóm, tặng phẩm của Miền
Nam, thay cho cái loa ở đầu ngõ.
Ma
Jian trả lời Người Quan Sát Mới
N.
O.
Ông muốn chúng minh tới
điểm nào, cuộc Cách
mạng văn hoá, vốn là một chấn thương tập thể khổng lồ, đã thiếu vắng
trong trường
qui chiếu [champ de référence] của thế hệ
Thiên An Môn?
Thực tại Cách mạng văn hoá đã bị bóp méo,
dồn ép, vào lúc xẩy ra cú Thiên An Môn, và điều đáng buồn, Thiên An
Môn, đến lượt
nó cũng bị bóp méo, dồn ép, đẩy lùi, vào lúc bây giờ. Tôi có mặt ở Bắc
Kinh, khi
có Thế Vận Hội. Bắc Kinh khi đó biến thành một trại lính khổng lồ với
200.000 binh sĩ tuần tiễu không
ngưng. Điều này làm nhớ tới Mùa Xuân 1989.
Nhưng chẳng có
ai nói đến
điều này. TQ bây giờ được cả thế giới nhìn nhận, nhắc chi chuyện cũ đau
lòng lắm
người ơi! Nói cho cùng, có bao nhiêu người chết đâu, chừng hai hoặc ba
ngàn
người, và đa số mọi người cùng gật gù, “Hà cớ gì mua giây buộc vào
mình. Chúng tôi
bây giờ sung sướng, hạnh phúc, đừng làm phiền chúng tôi với ba chuyện
lẩm cẩm đó”.
Đây là tâm lý đa số, tâm lý thống trị, và cái này thì thật có ích cho
Đảng CS.
*
"Trong
cuộc sống thường ngày của những người trẻ
hôm nay, chính trị chỉ đóng một vai trò rất nhỏ", Nguyễn Việt Hà - một
trong những cây bút tiên phong thuộc thế hệ các nhà văn trẻ - cho biết.
Nguyễn
Việt Hà thường viết về cuộc sống đô thị ở Hà Nội.
Nhà
phê bình văn học Đoàn Cầm Thi cho rằng, độc giả ở
một đất nước có 2 phần 3 dân số dưới độ tuổi 35 và không còn ký ức về
những nỗi
kinh hoàng của chiến tranh như Việt Nam hiện nay mong chờ những tác
phẩm nói
lên trải nghiệm của chính bản thân họ."Hiện thực chiến tranh đang bị
đẩy
ra ngày càng xa", chị nói. Đoàn Cầm Thi cũng nhấn mạnh rằng, những
trang
viết về cuộc sống cũ "đã không còn giúp gì nhiều cho những người trẻ
trong
việc khám phá thế giới mà họ đang sống".
Bảo
Ninh, cây bút nổi tiếng với tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh trong thập kỷ 90 cho rằng, các nhà văn trẻ hiện nay bán
được sách,
nhưng họ tránh đề cập đến những vấn đề "gây tranh cãi".
"Lớp
trẻ có xu hướng tránh, làm ngơ trước những
khó khăn mà Việt Nam
đang phải đối mặt", ông nói.
e_Văn
Bảnh nhất, lại vẫn là Bảo Ninh.
Trên
Tin Văn, Gấu này đã nhiểu
lần "hùng dũng lèm bèm", chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, cái
tâm bằng ba cái
tài, [Nguyễn Du] Cái Mỹ Là Mẹ Của Đạo Hạnh [Brodsky]… là cũng theo
nghĩa đó.
*
Cái sự khốn nạn nhất của đám Yankee
mũi tẹt, khi ra được hải ngoại, cách này cách nọ cách nào thì cũng là
hậu quả
của chiến thắng đỉnh cao, chúng đều vờ Miền Nam.
Bạn để ý đám làm cho Bi Bì Xèo là đủ biết, mỗi lần Sến Cô Nương, thí
dụ, hắt
hơi, đau bụng, xì cái mùi gì ra là chúng ngửi nhanh lắm, xúm xít vấn
an. Chưa
một lần nào chúng phỏng vấn, hay viết về một nhà văn ly khai ra đi từ
Miền Bắc,
chưa một lần chúng nhắc tới những nhà thơ nhà văn Miền Nam, nhất là
những người
đã trải qua trại tù, hay một diễn đàn của đám Miền Nam
Tin Văn khỏi nói, chúng coi như hủi.
Khốn nạn như thế, mà hễ có chuyện là lại ra rả, Chống Cộng điên cuồng,
không
chịu hồi đầu về với Dân Tộc.
Cái sự vờ này, theo Gấu, là mặc cảm thắng trận, mà vẫn phải bỏ chạy,
sống nhờ
sự bố thí của thế giới. Cái sự vờ này còn lập lờ bằng cách viết về văn
học quốc
tế, về nhạc nhiệc quốc tế. Ra cái điều thanh cao lắm. Nghe chúng khen
một bản
nhạc hay nào là Gấu "buồn nôn", hết còn muốn nghe nhạc! Chính là
trong nghĩa như vậy, mà Steiner chửi: Những người khóc khi coi truyện
tình lãng
mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng họ đi qua địa
ngục thực.
Hay như nhân vật trong Cát Lầy của TTT: Tại sao tôi không thể yêu những
gì chúng
yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, tôi thành hư vô.
*
Không
hiểu có phải hơi bị nhột,
mà Bi Bì Xèo post bài viết về Viện Bảo Tàng Tội Ác Mỹ Ngụy?
Bài viết cho thấy "ký ức", "hiện thực" chiến tranh chưa hề bị đẩy lùi.
*
(1) Bài BBC, dịch một bài viết của AFP. Dịch ẩu, bỏ đi một câu viết về
Nguyễn Ngọc Tư. Xin coi Blog Nhị Linh
Khốn nạn quá!
Không chỉ BBC mà eVăn
cũng vờ NNT!
"Adieu ma
tourterelle", Vĩnh biệt chim cú
gáy [?] thì mắc mớ gì tới chính trị mà không dám nhắc tới? Gấu chưa
được đọc.
Cũng lạ, tại sao AFP lại lôi nó ra, trong số những tác phẩm của NNT?
*
Bài “Ngoảnh mặt với cuộc chiến” trên BBC tiếng Việt dịch lại từ bài
báo trên AFP. Hẳn là dịch từ bản này.
So sánh một chút
thì thấy bản dịch phải nói là rất tệ, người dịch gần như không nắm được
tinh thần bài viết, vốn hiểu biết về văn học Việt Nam, đặc biệt là các
nhân vật ở trong đó, quá kém cỏi, nên có những chỗ dịch cực kỳ buồn
cười. Tính sơ sơ có hai chỗ rất hài là đoạn nói “Thuận, tác giả sống ở
bên Pháp, sẽ sớm trình làng cuốn Chinatown”. Người dịch chắc không biết
Chinatown đã in từ đời nào rồi, bản tiếng Anh cũng
viết rất rõ là “will soon release in French”, và bản gốc tiếng Pháp:
“roman à paraître en février dans l'Hexagone”. Đoạn thứ hai là nói về
bác Nguyễn Chí Hoan :) Nói thế này có chết không: “nhà phê bình văn học
Nguyễn Chí Hoan, người có bài đăng trên tuần báo Văn Nghệ”, trong khi
bản tiếng Anh thế này: “who writes for the weekly literary journal Tuan
Bao Van Nghe” và bản tiếng Pháp thì cực kỳ rõ ràng: “de l'hebdomadaire
vietnamien des Arts et des Lettres (Tuan Bao Van Nghe)”.
Rồi lại còn “politically engaged” hóa ra là “sắc bén về chính trị”,
very Mặt trận Tổ quốc hehe. “Critics” thì thành “một số nhà chỉ trích”.
Và một đỉnh cao chói lọi: mất phéng đi đâu đoạn viết về Nguyễn Ngọc Tư.
Tuyệt diệu.
Bản tiếng Pháp hơi khó tìm trên Internet, thôi paste thẳng vào đây:
HANOI, 21 jan 2009 (AFP) - Avec
l'ouverture du Vietnam, une nouvelle littérature s'affirme, détournée
des douleurs de la guerre, des désillusions de la Révolution.
Une littérature qui
parle d'amour, de sexe sans tabou, du désoeuvrement d'une société qui
s'urbanise, en mal de repères dans un monde en rapide changement. Une
littérature trop peu engagée pour certains, plus fidèle au nouveau
visage de la jeunesse vietnamienne pour d'autres.
La politique du "Doi
Moi", politique du renouveau ou d'ouverture lancée par le pouvoir
communiste en 1986, avait ouvert la voie à une génération d'écrivains
parfois anciens révolutionnaires et soldats, mais en rupture avec la
littérature patriotique des guerres de libération.
Un espace de liberté
s'ouvrait à des auteurs comme Bao Ninh, Nguyen Huy Thiep ou Duong Thu
Huong, qui allait vite se retourner contre eux mais sans museler leurs
plumes, acerbes chacune à leurs façons, dans la peinture des horreurs
du conflit, du désenchantement de l'après-guerre, ou du système dévoyé
enfanté par la Révolution.
Ces écrivains,
largement traduits, restent des références, au Vietnam ou à l'étranger.
Ainsi, la romancière Duong Thu Huong vient de régler des comptes avec
le régime communiste dans son dernier roman, "Au Zénith".
Mais de nouvelles
générations, trop jeunes pour s'être battues pendant la guerre du
Vietnam ou nées après la fin du conflit en 1975, occupent aujourd'hui
l'espace.
Pour une population
dont les deux tiers ont moins de 35 ans, "la réalité de la guerre
s'éloigne", explique Doan Cam Thi, critique littéraire qui a traduit et
regroupé certains de leurs textes dans "Au rez-de-chaussée du paradis".
Aujourd'hui selon
elle, des auteurs comme Bao Ninh, Nguyen Huy Thiep, Duong Thu Huong
"proposent peu de clés aux jeunes pour comprendre leur monde". En
revanche, estime-t-elle, les nouvelles figures de la littérature
"racontent de manière lucide leur époque".
A Hanoï, Nguyen Viet
Ha met en scène le vide spirituel des citadins.
Dans "Adieu ma
tourterelle", Nguyen Ngoc Tu, référence du Sud qui vit dans sa province
du bout du delta du Mékong, Ca Mau, raconte la rupture d'un couple qui
s'aime mais laisse, sans mélodrame, la vie le séparer.
Thuan, établie en
France, retrace dans "Chinatown", roman à paraître en février dans
l'Hexagone, le parcours d'une "Viet Kieu", Vietnamienne de l'étranger,
de Hanoï à Paris, en passant par l'ex-Union soviétique.
Pour Nguyen Chi Hoan,
de l'hebdomadaire vietnamien des Arts et des Lettres (Tuan Bao Van
Nghe), les nouvelles générations se concentrent, comme leurs aînés, sur
l'individu. Individu qui, "pendant les décennies de guerre, devait
s'effacer derrière la communauté".
Mais leur
préoccupation, explique-t-il, est notamment d'écrire sur cette
"contradiction" qui se présente aujourd'hui aux Vietnamiens à mesure
que leur pays s'industrialise et enchaîne des taux de croissance de
plus de 6%: désir de vie "aisée" et maintien ou reconquête d'une "vie
spirituelle".
La jeune littérature
laisse sans doute en revanche davantage de côté la politique, plus
éloignée d'une confrontation avec un régime qui continue de la
censurer, de faire la guerre aux éléments contestataires, écrivains ou
journalistes, qu'il juge "réactionnaires".
Sévère ou blasé, Bao Ninh, dont "Le chagrin de la guerre"
avait fait scandale dans les années 90, estime que les nouvelles
générations ont d'une certaine façon démissionné.
L'auteur déplore des oeuvres dans lesquelles sont éludées
"les difficultés réelles du Vietnam". "Les jeunes écrivains",
juge-t-il, "ont tendance à s'éclipser".
Pour Nguyen Viet Ha,
parfois considéré comme l'un des chefs de file de cette nouvelle
littérature, c'est l'époque qui veut ça. "Dans la vie réelle des jeunes
gens aujourd'hui", souligne-t-il, "la politique occupe une très petite
place".
Claude Genet
*
Ngoảnh mặt với cuộc chiến
Tác phẩm mới nhất của nhà văn
Nga, Andrei Makine, Goncourt 1995, Cuộc đời của một người vô danh, La
Vie d’un
homme inconnu, vẫn là một tác phẩm viết về cuộc chiến. Nhân vật
người
lính già của
ông, Volki, đã từng kinh qua cuộc vây hãm Leningrad,
cuộc chiến, trại tù Goulag… Nước Nga được làm nên từ những con khủng
long vô
danh, tuyệt tích giang hồ đó.
Khi được hỏi, “Comment est-ce
possible?” Làm sao có thể có chuyện đó? [L’Express,
29 Tháng Giêng, 2009], ông trả lời:
Có cả một thế hệ những con người như thế bị bỏ vào thùng rác của lịch
sử. Họ đã
dâng hiến hết cuộc đời của họ cho xứ sở, cho cuộc chiến, và bây giờ họ
bị coi
như là những quái vật, des extraterrestres. Tôi muốn viết về họ, những
con quái
vật bị bỏ lại khi con nước thủy triều lịch sử đã rút xuống. Nếu văn
chương có một
lý do hiện hữu, thì đó là, nó cho những con người đó lời nói của họ.
Nhìn như thế, thì Mít chưa hề
có thứ văn chương tham dự cuộc chiến, đừng nói chuyện ngoảnh mặt. Chẳng
lẽ bao đời
sau, nhìn lại cuộc chiến, thì lại vẫn thứ “Đường ra trận mùa này đẹp
lắm” ư?
Trong
chiến tranh, làm chuyên viên vô tuyến viễn ảnh
cho hãng UPI, Gấu này đã từng nhìn thấy những chùm ảnh, thí dụ, của ba
anh bộ đội
bị xiềng vô một khẩu súng máy, vô phương bỏ chạy, và khi anh thứ nhất
bị bắn chết,
thì anh thứ nhì dùng chiếc xích sắt kéo khẩu súng về chỗ anh nằm, và
bắn tiếp.
Chúng ta chưa hề được nghe tiếng nói của những con người đó, hay của
một anh đào
ngũ, hay trốn vô chiến trường Miền Nam, và cả gia đình bị liên lụy, bố
mẹ bị bắt
giam, gia đình bị cúp tem phiếu lương thực, bị phỉ nhổ, bị làm nhục
Và Makine nói thêm, luôn có một điều
gì đó để mà gìn giữ trong một thời đại. [Il y a toujours quelque chose
à sauver
dans une époque]