*
Ghi



















Buồn Nôn, La Nausée

*
*
Tôi thấy quanh tôi những mầu sắc quay lòng vòng, một cách chậm chạp, tôi muốn ói. Và như vậy đó: kể từ đó, Buồn Nôn tóm lấy tôi, quyết không rời

Khi Buồn Nôn vừa ra lò, 1938 có hai tay viết về nó, một, bạn lâu năm của Sartre, Paul Nizan, một, sau thành bạn, và sau, thành kẻ thù của Sartre: Camus.
Paul Nizan.
M. Jean-Paul Sartre mà như tôi biết là giáo sư triết, và đã từng xb một cuốn sách nổi cộm về Những hình ảnh, vừa mới cho ra lò một cuốn tiểu thuyết, và đây là một khởi đầu thật hách xì xằng, trong thể loại văn học này. Tôi sẽ nói là M. Sartre là một Kafka Tây, do ở tài năng của ông, trong khi miêu tả sự ghê rợn, l’horreur, của một số hoàn cảnh trí thức, nếu như tư tưởng của ông, khác hẳn tư tưởng của tác giả Vạn lý Trường Thành TQ, không hoàn toàn xa lạ với những vấn đề đạo đức. Kafka luôn tra hỏi về ý nghĩa cuộc đời. Sartre chỉ tra hỏi về sự kiện hiện hữu ở đời [le fait de l’existence], một đòi hỏi về thực tại, trực tiếp hơn, tức thời hơn, so với những phát triển nhân văn và xã hội của cuộc sống, và điều này nhiều khi vượt ra khỏi cuộc sống.
Buồn Nôn, nhật ký của Antoine Roquentin, là một cuốn tiểu thuyết về sự cô đơn tuyệt đối… Chẳng nghi ngờ chi, đây là một cuốn tiểu thuyết triết học số 1, đầu bảng [un roman philosophique de premier plan]: Chúng ta biết, kể từ Voltaire, thứ tiểu thuyết triết học ở Tây bị coi rẻ, và để ở phiá bên dưới, thứ gọi là ngụ ngôn, fable. Cuốn tiểu thuyết của Sartre chẳng mắc mớ gì với thứ làm xàm, bá láp, frivole, này. Nó đem đến cho chúng ta một ý nghĩ thật rõ ràng về điều có thể gọi là một nền văn chương kết hợp, associée, với triết học về hiện sinh. Người ta thật lầm lẫn khi vội vàng ghép Sartre với Martin Heidegger. Cái gọi là âu lo, angoisse, ở triết gia người Đức này, là về hư vô. Còn ở Sartre, là về hiện hữu. Cái thứ luật, loi, đối với một con người cô đơn, trần cô đơn, thì không phải là sự sợ hãi hư vô, mà là sợ hãi hiện hữu. Phát giác này còn dẫn chúng ta đi xa.


Hữu Thể và Hư Vô
Tout existant nait sans raison, se prolonge par faiblesse et meurt par rencontre. Sartre: La Nausée
Mọi hiện hữu đều vô lý, kéo dài do yếu đuối, chết do tình cờ.
Hay: Cái sống nào mà chẳng cứ thế lòi ra chẳng cần lý do, cứ thế lòng thòng do chết nhát, và chết đứ đừ, do ngẫu nhiên
Sartre: Buồn Nôn.
*
Tout existant nait sans raison, se prolonge par faiblesse et meurt par rencontre.
Đó là câu văn 'định nghĩa' Buồn Nôn, có thể nói như vậy.
Simone de Beauvoir kể, trong La Force de l'âge, sau khi cuốn La légende de la vérité của Sartre bị nhà xb vứt vô thùng rác, ông bèn tính viết, vào Mùa Thu năm 1931, một tác phẩm mới mà ông đặt tên tạm cho nó là "factum sur la contingence'.
factum, gốc gác của của nó, từ 'pamphlet' [bài văn đả kích], của thế kỷ thứ 18, và là quá khứ phân từ của động từ tiếng La Tinh, facere (faire: làm), được Nizan và Sartre, và Rabelais, trước đó, sử dụng để gọi một bản văn mà thể loại của nó chưa được xác định, và nội dung còn phải bàn cãi. Trong bản thảo đầu tiên, nó rất giống cuốn bị nhà xb chê: Lèm bèm, une longue et abstraite méditation, về ngẫu nhiên, tình cờ. Và bà bèn đề nghị Sartre hãy thêm vô tí mùi mẫn, tí nghẹt thở, suspense, thì mới ăn khách, và Sartre bèn gật đầu  [J’insistai pour que Sartre donnât à la découverte de Roquantin (sic) une dimension romanesque… FA p.124]. Đây là “chiến dịch thứ nhất”.
Bản thảo đầu hì hục mất hai năm.
Nhưng sau đó, Sartre khám phá ra Husserl, và chính sự khám phá ra hiện tượng học đã để một dấu ấn nặng nề lên Buồn Nôn, lên cái gọi là ‘ngẫu nhiên’. Đây là ‘chiến dịch thứ nhì’.
Thời gian 1933-1934, Sartre từ giã trường trung học ở Havre, qua Học viện Pháp ở Berlin, và tại đây, ông đọc Ideen, một tác phẩm quan trọng của Husserl, xb tại Fribourg, năm 1913, và chỉ được dịch ra tiếng Tây vào năm 1950. Thế là buổi sáng đọc Husserl, ghi chú, viết, sau đó lòi ra cuốn La Transcendance de l’ego; buổi chiều dành cho “factum’.
Chiến dịch thứ ba, vào năm 1935, kéo dài 1 năm, và đưa đến hoàn thành bản thảo. Cái tít thay đổi, ‘Factum sur la contingence’ sửa thành “Nỗi buồn”, “Melancholia”. Trong chiến dịch thứ ba, có Olga, nữ đệ tử của de Beauvoir, và là người Sartre chết mê chết mệt, tham dự.
Và thời gian thứ tư [chiến dịch thứ tư] của sự phát triển một cuốn sách thường là của sự bi quan, chối từ, phủ định, le quatrième temps de l’élaboration du livre est négatif: c’est celui de l‘autocensure, theo như nhận định của Michel Contat và Michel Rybalka. Thời gian này, kéo dài hai năm, từ 1936 tới 1938. Sau đó, Nizan trịnh trọng mang bản thảo tới trình Gallimard. Bị từ chối. Sartre đau quá, sụm luôn!
*
Phong thần bảng

Anh Môn
Hà Nội là cái quái gì!
Tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hà Nội khi về
Thanh Tâm Tuyền

Le Grand Maulnes (1913), Mặc Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác phẩm, cũng nổi tiếng chẳng kém. Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott Fitzgerald đã từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby? “Bạn nào biết, làm ơn viết thư cho tôi hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác giả, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là bản gốc cho nhiều tác giả - nổi tiếng, lẽ tất nhiên - thí dụ như Fowles, nhà văn Hồng Mao, có cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông. Với ông này, Anh Môn có tên là Miền Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:
"Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”.
[I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].
Fowles viết: Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu nó.
Đúng là ao ước về một độc giả lý tưởng, người yêu lý tưởng: Hãy chiêm ngưỡng, nhưng nhớ đừng tra hỏi. Như thể họ sợ rằng, “sờ” vào đó, hoặc quá nữa, mở nó ra, là một việc làm báng bổ, phạm thánh! Một cuốn sách như thế, một nhan sắc như thế, là để thờ phụng chứ không phải để sàm sỡ!
Tuy nhiên, Fowles nói, nếu độc giả Anh ngữ, muốn tìm hiểu, có thể đọc cuốn“Anh Môn” của Robert Gibson, trong loại sách hướng dẫn đọc những bản văn tiếng Pháp, của nhà xb Grant and Cutler, London, 1986.
*
Le Dur Désir De Durer: Ao ước cương cứng được trường tồn.
Frédéric Beigbeder truy tìm nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp đầu ngữ “de”, “de” là từ tiếng Latinh “siderere”: ngôi sao. Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi sao đã mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi với”, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp. Và đây chính là thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không phải một cuốn sách. Tôi là một giấc mộng.
Như tác giả của nó, đã viết cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm 1910: “Je cherche l’amour” [Tôi tìm tình yêu].
Ở miền nam, Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này lắm.
Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội! Người tình mà bạn tôi tìm kiếm, là Hà Nội, theo như tôi hiểu được, qua lời kể của bà xã của anh, Chị Văn, qua một lần trò chuyện viễn liên, sau khi Gấu tôi được tin anh mất, và xin được số điện thoại của gia đình. Gia đình không còn ở con hẻm đường Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa số 6 nữa, mà rời về Phú Nhuận. Cô con gái lớn đã lập gia đình, và hiện đang ở Mỹ.
Chị cho biết, thời gian trước khi mất, anh Hiến [Joseph Huỳnh Văn] vui lắm, chứ không như những ngày đó đâu. Bạn nhiều lắm, nhất là mấy anh trẻ, rất mê thơ, và rất quí mến anh Hiến. Họ định ra một tạp chí Thơ, y như hồi các anh làm tờ Tập San Văn Chương, nghĩa là kéo nhau ra quán tối ngày. Anh Hiến mất cũng tại một quán cà phê. Chị bùi ngùi nói, anh có bịnh tim, đang ngồi nói chuyện gục xuống, giá mà mấy người bạn để anh nằm nghỉ thoải mái, và thoa bóp cho anh, thì chắc không sao. Họ cuống lên chở vội tới một tay bác sĩ, tay này sợ trách nhiệm, hối chở ngay tới bệnh viện, dọc đường anh mất… À, mà anh biết không, anh Hiến có một bài thơ về Hà Nội.
Tôi hỏi: Anh Hiến có ra Hà Nội lần nào, chị nói chưa.
Hỏi bài thơ, không có. Không có chứ không phải không còn. Và nói có, thì bài thơ cũng chỉ ở trong đầu anh Hiến…
Chuyện như thế này:
Vào những ngày anh Hiến như sống lại, nghĩa là anh lại có hứng làm thơ, anh cứ lẩm nhẩm ở trong đầu, một bài thơ về Hà Nội. Lâu lâu, hứng lên, giữa đám bạn bè mới quen, anh đọc một, hoặc hai câu. Nghe họ kể lại, hay lắm. Nhưng hỏi xong chưa, anh nói chưa xong, chưa được…
Rồi anh mất, và bài thơ đi luôn cùng với anh.
Lạ một điều hỏi mấy anh từng nghe anh đọc, một hay hai câu mà họ nói là hay đó, chẳng ai nhớ, dù chỉ một từ, một hình ảnh…
Nghe kể lại, tôi biết, anh nhớ tới thằng bạn Hà Nội đã đi xa, và những ngày đầu hai đứa quen nhau, khi làm tờ Tập San Văn Chương.
Cũng là những ngày hai đứa luôn nói về Thơ,
Và, lẽ tất nhiên, về Huế.
Và Hà Nội.
*
Frédéric Beigbeder viết: Có thứ tình kiểu cách, có thứ đam mê lãng mạn. có thứ tình thăng hoa kiểu Stendhal; Alain-Fournier sáng tạo ra cú sét đánh một chiều (coup de foudre unilatéral). Ngay một khi hai chiều, nó trở nên chán ngấy! Yêu thì đẹp, nhưng trường kỳ được yêu, là không thể chịu đựng nổi. Trong một cặp như vậy, một người đau khổ, và một người buồn bực. Tốt nhất, nên làm kẻ đau khổ, nghĩa là kẻ đi tìm tình yêu, chứ đừng làm một kẻ buồn bực.
Và như tất cả những cuốn tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn: chúng đòi hỏi một điều thật là ác nghiệt, rằng, những kẻ đẻ ra chúng tôi, phải chết trẻ. Kẻ Xa Lạ của Camus, Ông Hoàng Nhỏ của Xanh-Tếch, Boris Vian, năm 39 tuổi, Raymond Radiguet, 20 tuổi… Alain-Fournier, trung uý, tử trận năm 28 tuổi, tại khu rừng Saint-Rémy, ngày 22 tháng Chín năm 1914.
Fowles đọc Anh Môn hồi còn trẻ, và sau này, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của riêng mình, Magus, dưới bùa chú của Anh Môn [“ảnh hưởng rất nhiều bởi Anh Môn”: very much under its influence, như ông viết trong tiểu luận nói trên]. Hơn thế nữa, ông hành hương tới những thánh địa, của cả hai, cuốn sách và tác giả của nó. “Nói gắn gọn, tôi trở thành một cây si, lúc nào cũng cảm thấy mình gần gụi với Fournier hơn bất kỳ một tiểu thuyết gia nào khác.”
Cũng là thường tình, theo ông, bởi vì đây là một khía cạnh thuộc bùa chú của một cuốn sách mà bạn đọc vào lúc mới lớn, và bị nó hớp hồn. Sau này, cho dù bạn cay đắng khắc nghiệt hơn, trong cách đọc của mình, nhưng chẳng thể nào nặng lời với mối tình đầu tuyệt vời đó. Tôi nhắc lại, đây chỉ là một khía cạnh của bùa chú, bởi vì, trong rất nhiều trường hợp, khi đọc lại một cuốn sách mà hồi nhỏ bạn đã từng say mê, bạn ngạc nhiên về chính mình, một cuốn sách dở như vậy, mà cớ sao…
Con gái thấy chó đái cũng cười: Vấn đề trên thực sự không liên quan tới văn chương mà tới tuổi đầu đời, khi con người [còn] ngạc nhiên vì sự tự nhiên của sự vật: thời đại hoàng kim của nhà văn đếch cần văn chương [écrivain sans littérature]. Nếu ao ước có nghĩa là ao ước một vì sao đã mất, điều mà Fournier chỉ ra, chính là một trong những phát giác cay đắng nhất của tuổi trẻ. Cái cô con gái nhìn chó đái cũng cười, vào một buổi tắm sông, cảm thấy, rồi nhìn thấy một dòng nước nong nóng, hồng hồng chảy từ trong mình xuống hai bên đùi, biết rằng mình đã ra khỏi tuổi thơ, và biết thêm một điều, về sự mất mát do thời gian trôi qua đi và không hề trở lại, rằng không thể tắm hai lần trong một dòng sông… Đó là cái tuổi mà chúng ta biết rằng chúng ta chẳng thể làm mọi điều mà chúng ta mơ mộng, rằng nước mắt là bản chất của mọi chuyện ở trên đời, “buồn hay vui đều cần tới nó” như cô viết trong truyện ngắn Những Dòng Sông [Thảo Trần]…. Nói gắn gọn: đột nhiên, chúng ta nhận ra rằng cái nghịch lý đen thui, khốn khổ khốn nạn nằm ở ngay trái tim của phận người: thoả mãn ao ước là cái chết của nó [… that the satisfaction of the desire is also the death of the desire].
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến… nhé!
Như bài thơ mang theo cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới được…
Merde!


Hữu Thể và Hư Vô
Phong thần bảng

N# 1: L'ÉTRANGER d'Albert Camus (1942)

Le n # 1 de ce classement des 50 livres du siècle, choisis par le vote de 6.000 Français, n'est pas moi mais je m'en fous, même pas vexé, je serai dans le «Premier Invenntaire» du XX le siècle, non? Non plus? ?
Il faut souligner que notre grand vainqueur rassurera les paresseux : un roman très court (123 pages en gros caractères). Pas besoin de se fatiguer : on peut donc écrire un chef-d'œuvre sans noircir des millliers de pages comme Proust.
Chef-d'œuvre que nous pouvons lire en une demi-heure montre en main. Autre bonne nouvelle : le n# 1 de notre liste est un premier roman. Il s'agit donc d'un premier roman premier. Enfin, mauvaise nouvelle pour les xénophobes : le roman préféré des Français s'intitule L'Etranger.
Il nous narre l'histoire de Meursault, un type décalé qui se fout de tout : sa mère meurt - il s'en fiche; il tue un Arabe sur une plage algérienne - ça lui est égal; on le condamne à mort - il ne se défend même pas. La célèbre première phrase du livre le montre bien : «Aujourd'hui maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas. » Le gars ne sait même pas quel jour sa mère est morte! On ne se rend pas toujours compte d'une chose : tous les losers magnifiques, les meurtriers paumés, les anti-héros désabusés de la littérature contemporaine sont des héritiers de Meursault. Ce sont des Sisyphe heureux, des révoltés pas dupes, des nihilistes optimistes, des naïfs blasés : bref, des paradoxes ambulants qui contiinuent de respirer malgré l'inutilité de tout.
C'est que, pour Albert Camus (1913-1960), la vie est absurde. Pourquoi tout ça? A quoi bon? Pourquoi cette chronique inutile? N'avez-vous rien de mieux à faire que de lire ce livre? Tout est vanité en ce bas monde (Camus, c'est l'Ecclésiaste chez les pieds-noirs). Cette lucidité taciturne n'a pas empêché Camus d'accepter le Prix Nobel de Littérature en 1957 (à 44 ans, ce qui faisait de lui le plus jeune lauréat après Kipling). Pourquoi? Parce qu'il a résumé son existentialisme en une devise simple : «La vie est d'autant mieux vécue qu'elle n'a pas de sens. » Rien ne rime à rien - et alors? Et si c'était justement cela, «le bonheur inévitable»? Contrairement au refus snob de Sartre, 7 ans plus tard, qui confère de l'importance à la récompense, Albert Camus accepte le Nobel précisément parce qu'il s'en moque. On peut se foutre de l'univers, et l'accepter tout de même, voire l'aimer. Ou bien il faut se suicider tout de suite, puisque tel est le seul « problème philosophique vraiment sérieux ».
Même la mort de Camus sera absurd.
Bien que tuberculeux, ce play-boy, sosie d'Humphrey Bogart, fut assassiné à 47 ans par un platane en bordure de la Nationale 6 entre Villleblevin et Villeneuve-la-Guyard, avec la complicité de Michel Gallimard et d'une Facel Vega décapotable.

La seule chose qui n'est pas absurde, c'est le style que Camus a inventé : des phrases courtes  (« sujet, verbe, commplément, point », écrivit Malraux dans sa note de lecture à l’éditeur), une écriture sèche, neutre, au passé composé, qui a fortement influencé tous les auteurs de la seconde moitié du siècle, Nouveau roman inclus. Ce qui n'interdit pas les Images fortes - par exemple, pour décrire les larmes et la sueur sur le visage de Perez : «Elles s'étalaient, se rejoignaient et formaient un vernis d'eau sur ce visage détruit. » Même si on l'a un peu trop étuudié à l'école, il faut relire L'Etranger, dont le désespoir ensoleillé, reste, comme dit la publicité pour la Suze, «souvent imité, jamais égalé ». L'humanisme gentille d'Albert Camus peut parfois lasser, mais pas son écriture tranchante.
Au moment de conclure ce dernier inventaire avant liquidation, alors que la fin du monde approche tranquillement et que l'homme organise sa propre disparition en souriant, n'y a-t-il pas une légère ironie à voir Camus s'emparer de la première place (donc la dernière du compte à rebours), lui qui nous a expliqué que le secret du bonheur consistait à s'accommoder de toutes les catastrophes?
Những cuốn sách được đưa lên bảng phong thần cuối cùng, trước khi quăng vào lửa.
Dernier inventaire avant liquidation
Nhà xuất bản Grasset 2001
Năm muơi cuốn sách của thế kỷ, do bạn chọn, nhưng Frédéric Beigbeder: làm công việc của Thánh Thán.
Đứng đầu bảng là Kẻ Xa lạ của Albert Camus.

Cái ngôi vị số dzách, năm bơ oăn, của Bảng Phong Thần Cuối Cùng gồm 50 cuốn, thuộc về Kẻ Xa Lạ của ông Tây thuộc địa Albert Camus, và là do 6000 độc giả Tây chọn. Tuy không được hân hạnh đó, nhưng tôi đếch cần. Cũng chắng vếc xê vếc xiếc gì hết trơn hết trọi. Biết đâu nhờ vậy, tôi sẽ có tên trong Bảng Phong Thần Đầu Tiên của thế kỷ 21. Tại sao không?
Phải nhấn mạnh một điều là kẻ chiến thắng vĩ đại này rất được lòng phái... nữ - ấy chết xin lỗi - mấy tướng đại lãn, hay nói theo người miền bắc, lười chảy thây ra: đây là một cuốn tiểu thuyết rất ngắn, 123 trang, chữ bự tổ trảng... Đâu cần phải bôi đen hàng ngàn trang giấy mới đẻ ra được một đại tác phẩm, như Proust...
«La vie est d'autant mieux vécue qu'elle n'a pas de sens. »: Đời đáng sống, và nếu nó đếch có một ý nghĩa nào, thì lại càng đáng sống!
Contrairement au refus snob de Sartre, 7 ans plus tard, qui confère de l'importance à la récompense, Albert Camus accepte le Nobel précisément parce qu'il s'en moque. On peut se foutre de l'univers, et l'accepter tout de même, voire l'aimer. Ou bien il faut se suicider tout de suite, puisque tel est le seul « problème philosophique vraiment sérieux ».
Trái hẳn cái trò xì tin dởm của Sartre, 7 năm sau đó, Camus chấp nhận Nobel, vì ông đếch cần. Người ta có thể ị vào mặt cả vũ trụ, có Đảng ở trong đó, thì hà cớ gì từ chối Nobel?
Hay là tự tử liền tù tì, bởi vì đó là vấn đề triết học nghiêm túc.
Đây là muốn nhắc tới câu của Camus: Suy nghĩ, cuộc đời đáng sống hay không đáng sống, là trả lời câu hỏi nghiêm túc của triết học.

Phi lý của Camus ở đâu mà ra?

Tôi đọc Camus, đâu đó trước khi đọc Dos và Borges, vào lúc 18 tuổi, dưới ảnh hưởng của cha tôi, một nhà kiến trúc sư về xây cất. Vào thập niên 1950, nhà xb Gallimard cho Camus ra lò hết cuốn này tới cuốn tới, cha tôi cho mua chúng đều đặn, và được chuyển tới Istanbul, nếu ông không ở Paris. Còn ở đó thì ông tự mình đi mua, lẽ tất nhiên! Ông đọc chúng một cách tới nơi tới chốn, và bèn lèm bèm về chúng, với thằng con. Mặc dù đôi lúc hứng lên, ông lèm bèm về cái gọi là “triết học của sự phi ní” [ấy chết xin lỗi, phi lý], bằng những từ ngữ mà tôi chẳng làm sao hiểu nổi, chỉ đến mãi sau này, thì tôi mới ngộ ra rằng thì là tại sao ông lèm bèm về Camus, về phi lý: Cái triết học phi lý đó đến với chúng ta không phải là từ những thành phố lớn của Tây Phương, cũng không phải từ những nội thất của những đền đài tưởng niệm hay những căn nhà của họ, nhưng mà từ một thế giới bên lề, có tí ti hiện đại, có tí ti Hồi giáo, có tí ti Địa Trung Hải, giống như thế giới của chúng tôi.
Cái khung cảnh mà Camus đặt để ở trong đó, khi viết Kẻ Xa Lạ, Dịch Hạch, và nhiều truyện ngắn của ông là khung cảnh của thời thơ ấu của chính ông, và tình yêu của ông, những miêu tả tỉ mỉ những con phố, những khu vườn ngập ngụa ánh mặt trời, chúng thuộc về không Đông phương mà cũng chẳng Tây phương.
Ngoài phát giác về phi lý ở nơi Camus, cha tôi còn sững sờ vì một Camus huyền thoại văn học, và càng sững sờ hơn khi nghe tin ông chết vì tai nạn xe hơi, và đành coi đây là ‘phi lý’.
Như mọi người, cha tôi nhìn ra hào quang của tuổi trẻ ở nơi văn xuôi của Camus. Tôi cũng cảm thấy điều này, mặc dù bây giờ câu văn phản ảnh nhiều về thời đại, và cái nhìn ra thế giới bên ngoài của tác giả, so với trước đó. Khi tôi đọc tác phẩm của ông, có vẻ như đối với tôi, Âu Châu ở trong những cuốn sách của Camus vẫn là một nơi chốn trẻ, và mọi chuyện vẫn có thể xẩy ra. Như thể những nền văn hóa của nó chưa rạn nứt, như thể nhìn ngắm thế giới vật chất bạn vẫn có thể lọc ra yếu tính của nó. Có thể điều này phản ảnh không khí lạc quan thời hậu chiến, khi nước Pháp chiến thắng tái khẳng định vai trò trung tâm của nó trong văn hóa thế giới và đặc biệt là trong văn chương. Đối với giới trí thức từ các phần khác trên thế giới, nước Pháp hậu chiến là một lý tưởng bất khả, an impossible ideal, không hẳn chỉ vì văn chương, mà còn do lịch sử của nó. Bây giờ, chúng ta nhìn ra thật rõ ràng, chính là tính ưu việt về văn hóa của nước Pháp đã đem đến cho chủ nghĩa hiện sinh và triết học của sự phi lý một thế giá bảnh bao như vậy ở trong nền văn hóa văn học, the literary culture, của thập niên 1950, không chỉ ở Âu Châu mà còn ở Mỹ, và những xứ sở không phải Tây phương.
Chính là từ một thứ lạc quan thời trẻ tuổi [của bất cứ ai trong chúng ta], đã khiến Camus tạo ra cú làm thịt anh chàng Ả Rập, và coi vụ “giết người không suy tư” này, the thoughtless murder, là một vấn đề mang tính triết học hơn là thực dân thuộc địa.
Và khi một nhà văn sáng láng với một tấm bằng về triết học nói về một vị truyền giáo tức giận, hay một nghệ sĩ vật lộn với danh vọng, hay một người què leo lên một chiếc xe đạp, hay một người đàn ông đi ra bãi biển với người yêu, từ những tình huống đó Camus chiết ra những suy tư siêu hình sáng chói, mang tính giả dụ, đề xuất. Như một nhà luyện kim, ông biến đổi những chi tiết trần tục, những mảnh vụn của đời sống, chuyển hoá chúng vào một bài tản văn siêu hình. Nằm bên dưới nó, lẽ dĩ nhiên, là cả một truyền thống, cả một lịch sử dài của tiểu thuyết triết học của Pháp, mà Camus, cũng chẳng kém gì Diderot, thí dụ, đều thuộc về nó. Chẳng tỏ ra một chút cố gắng khi quyện mình vào truyền thống, đó là tài năng riêng của Camus. Và điều này là nhờ ở sự cực kỳ thông minh của ông, thêm một chút thông thái, một giọng nói quyền uy, có thể nói như vậy - với những câu văn ngắn giống như của Hemingway, và một cách tự sự mang tính hiện thực. Mặc dù những truyện ngắn của ông thuộc vào truyền thống truyện ngắn triết học trong có Poe và Borges, nhưng của ông, do mầu sắc, do sự sống động, do không khí truyện, khiến có thể coi ông là một tiểu thuyết gia miêu tả, Camus, the descriptive novelist.
Hai tuyệt chiêu của Camus, tạo khoảng cách giữa ông và đề tài, và giọng kể thầm thì. Như thể chính ông cũng không làm sao quyết định được, có nên đẩy độc giả lậm sâu vào câu chuyện, và sau cùng đành đem con bỏ chợ, nghĩa là bỏ mặc chúng ta lơ lửng giữa những âu lo, thắc mắc siêu hình của tác giả, và bản văn, chính nó. Đây có thể là sự suy tưởng về những vấn đề nhức nhối thương đau mà Camus gặp phải trong những năm cuối đời. Chúng ta có thể nhận ra điều này, ở đoạn mở ra Người  Câm, khi Camus tự ý thức về tuổi già. Hay trong một truyện khác, Nghệ sĩ làm việc, The Artist at Work, chúng ta có thể cảm nhận vào những ngày tận cùng của ông, sống căng thẳng, và gánh nặng vinh quang đè lên ông mới khủng khiếp làm sao.

Nhưng cú ‘bức tử’ Camus, chính là Cuộc Chiến Algérie. Là một anh Tây mũi lõ ở thuộc địa, [an Algerian Frenchman], ông bị sức ép của tình yêu của ông dành cho thế giới Địa Trung Hải này, và sự dâng hiến mình cho nước Pháp. Một khi ông nhìn ra sự giận dữ, Tây mũi lõ hãy cút về nước, và cuộc nổi dậy hung bạo từ đó mà ra, ông không thể chọn thái độ chống đối nhà nước của Sartre, bởi vì những bè bạn của ông bị giết bởi những người Ả rập - những tên "khủng bố", như báo chí Pháp gọi – trong cuộc chiến giành độc lập. Ông đành chọn thái độ im lặng. Trong bài ai điếu thật cảm động về người bạn cũ của mình, khi Camus mất, Sartre đã khai triển những chiều sâu nhức nhối mà Camus giấu kín chúng bằng sự im lặng đầy cao ngạo, đầy phẩm giá của mình.
Bị ép buộc phải chọn bên, Camus thay vì chọn, thì khai triển ‘địa ngục tâm lý’, trong Người Khách, The Guest. Truyện ngắn tuyệt hảo mang tính chính trị này diễn tả chính trị, không như là một điều mà chúng ta hăm hở vồ lấy nó, theo cái kiểu đường ra trận mùa này đẹp lắm, nhưng mà là một tai nạn chẳng sung sướng tí chó nào, mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận.
Thật khó mà 'phản biện' ông, về điều này, nhất là Mít chúng ta!
Pamuk: Albert Camus
*
V/v giọng văn thầm thì:

Have U ever seen the rain
Et pourtant le miracle se poursuivait. Le monde durait, pudique, ironique, et discret (comme certaines formes douces et retenues de l’amitié des femmes). Un équilibre se poursuivait, coloré pourtant par toute l’appréhension de sa propre fin. Là était tout mon amour de vivre: une passion silencieuse pour tout ce qui allait peut-être m’échapper, une amertume sous une flamme. ...
Đó, là tất cả tình yêu sống của tôi: Một đam mê lặng lẽ đối với tất cả những gì có thể vượt khỏi tầm tay tôi, một nỗi đắng cay dưới một ngọn lửa. Albert Camus: Amour de vivre. L’envers et l’endroit

[Note: To U, CM. NQT]
Nếu có tí mắc míu giữa NNT và Camus, có thể, là qua truyện ngắn Người Khách. Câu chuyện một anh giáo làng tại một vùng xôi đậu, ngày Quốc Gia, đêm VC. Tay giáo làng này một bữa đang dậy học thì được một ông cảnh sát Ngụy tới nhờ giữ giùm một anh VC nằm vùng, trong khi ông ta lên tỉnh xin thêm chi viện, để giải giao về tỉnh. Khi ông cảnh sát đi rồi, tay giáo làng bèn cởi trói của anh VC nằm vùng, giúi cho 10 ngày luơng thực [đám sĩ quan Ngụy sau đi trình diện cải tạo, phải mang theo 10 ngày lương thực, là do chuyện này mà ra], và chỉ hướng trốn vô rừng, không ngờ đúng hướng đó, có Ngụy quân đang nằm sẵn!
Và khi anh giáo làng nhìn lại tấm bảng đen, thì đã có hàng chữ phấn trắng: Mi bán chiến sĩ giải phóng cho Ngụy, mi phải thường mạng!

Kẻ Xa Lạ

Tông tông Pháp hết lời nâng bi Camus