*
Ghi




















V/v Thiên Sứ và Peter Pan: Đứa trẻ không bao giờ trưởng thành.

Lost Heroes
Phil Baker đọc Piers Dudgeon: Captived: J.M. Barrie, the Du Mauriers and the dark side of Neverland
[TLS 28.11. 2008]

Cũng khó mà coi là một phát giác mới mẻ, điều sau đây: Những nhà văn viết truyện nhi đồng thường còn là những cây viết biếm văn rất độc: Duyên Anh vs Thương Sinh, Lê Tất Điều vs Kiều Phong, Gấu của BHD vs Tên Sa Đích Văn Nghệ…
Danh sách còn dài dài.

Và tất nhiên: Thiên Sứ vs Sến Cô Nương!
*
Tuy nhiên, khủng khiếp nhất, có lẽ là J.M. Barrie với nhân vật Peter Pan của ông.
*
Peter Pan: Đứa bé từ chối không muốn làm người nhớn, suốt đời trẻ thơ: Gấu của Hà Nội?
Và trong thế giới trẻ thơ đó, thiếu, và phải đem vô, một Bông Hồng Đen?
*
Cuốn tiểu sử J.M. Carrie, Captived này hiện đang chấn động giang hồ net, một phần do lời trù yếm của chính J.M. Barrie, một phần còn liên quan đến Du Maurier, tác giả của những Jamaica Inn (1936) Rebecca (1938)...
*
'May God blast anyone who writes a biography of me,' said Peter Pan creator J.M.Barrie [Đ.M. thằng nào viết tiểu sử tao!]... and author Piers Dudgeon appears to have put himself right in the firing line!
*
Phim hoạt họa đầu tiên mà Gấu được coi, là Peter Pan. (1953). Coi xong, là mất Hà Nội. Sau người hùng Zorro, ở rạp Lửa Hồng, của hội hướng đạo, là tới Peter Pan, ở  một rạp nào đó, của Hà Nội. Trong những kỷ niệm về Hà Nội, không thể thiếu Peter Pan, và biết đâu, chính vì thế mà sau này, xa nó, tìm cách thay thế Peter Pan [Hà Nội], bằng BHD?
Tay Barrie này, như Piers Dudgeon viết, làm Gấu nhớ ngay đến những ông bố Bắc Kít. Chỉ mãi đến khi BHD mất rồi, thì Gấu mới hiểu được, tại sao nàng từ bỏ Gấu. Một mình em gọi ông ta là Bố là đủ rồi. Mỗi lần Bố em vô phòng của chúng em là con Bé bỏ ra ngoài. Anh không làm được việc đó đâu.
Trước hết, phải nói, ông bố này không phải là một ông bố bịnh hoạn như Barrie, mà là một bố truyền kiếp Bắc Kít luôn muốn con cái phải quì phục trước mình. Kiểu bố của Kafka, đại khái như vậy
“Anh không làm nổi chuyện đó đâu”.
Đúng là tri kỷ của Gấu.
*
Đó là thời gian Sài Gòn hay xẩy ra đảo chánh. Gấu lần đó gọi điện thoại, và hỏi thăm về 'boyfriend' của BHD.
Anh ấy được lòng bố em lắm. Vừa mới nghe rục rịch đảo chánh là đã khệ nệ vác mấy bao gạo đến nhà rồi.
Em ngưng một lát, nói tiếp:
Anh không làm được như vậy đâu!
*
Ui chao, Gấu làm được, nhưng không nghĩ ra được!
*
Cha đẻ của nhân vật Alice Xứ Thần Tiên, Lewis Carroll, mà chẳng quái đản sao? Chỉ mê con nít. Mê chụp hình con nít. Viết truyện vì con nít order.
Gần đây nhất, sau Nabokov, là Garcia Marquez. Trong Inner Workings, Coetzee liên kết được cả bốn tác giả, khi viết về Bướm Buồn: Dos, Nabokov, Garcia Marquez và Kawabata.
Càng làm Gấu nhớ BHD, chẳng hề giống bất cứ một nhân vật nào của bất cứ tác giả nào.
*
BHD học y khoa một phần là do muốn trả ơn ‘sinh thành', sau khi ông bố thất vọng về hai ông anh.
Còn một ông em trai. Khi Gấu quen BHD, cậu này mới mấy tuổi. Sau đi du học, thành tài, không hề về lại Việt Nam. Không hề liên lạc với bất cứ một ai trong gia đình, trừ BHD. Khi BHD mất, tay này có đưa chị mình tới nơi yên nghỉ cuối cùng.
Những ngày nghe tin BHD bịnh, Gấu có nhờ một anh bạn, gọi điện thoại cho Em, nói Gấu muốn nói chuyện. Cô nói, cho cô số điện thoại của Gấu, rồi cô sẽ gọi , khi nào rảnh.
Vậy mà quên.
*
Viết chuyện thần tiên, khi được con nít order.
Cô bạn cũng đã từng order Gấu: Đọc vậy đủ rồi. Viết đi.