*
Ghi



















Kẻ lạ ở quảng trường

Đầu năm viết về chuyện tình có lẽ thú vị hơn là viết về mấy đấng bạn quí!
Kẻ lạ ở quảng trường kể cuộc tình của Koestler với cô thư ký, và là bà vợ sau cùng của ông, tự nguyện chết theo cùng với ông. Đây là tác phẩm do hai người cùng viết.
Trong lời dẫn, introduction, Harold Harris viết:
Cuốn sách này, yếu tính của nó, in essence, là một câu chuyện tình, nhưng không giống thứ mà tôi đã đọc. Có lẽ đúng hơn nên gọi là câu chuyện về một ám ảnh, obsession.
Vào tháng Bẩy 1949, Cynthia Jefferies, một cô gái từ Nam Phi, đẹp, ưa hổ thẹn một cách rất ư là đáng thương, và khá vụng về, trả lời một mục rao vặt. Một nhà văn cần một người thư ký tạm, temporay. Nhà văn là Arthur Koestler. Ông lúc đó sống tại một căn nhà gần Fontainebleau, với Mamaine Paget, một trong hai cô gái xinh đôi, xinh đẹp, và sau lấy làm vợ khi ly dị xong bà thứ nhất. Cynthia khi đó sống tại Paris.
Cô được nhận làm, và sau đó, là thư ký cho ông trong  sáu năm, khi ở Pháp, khi ở Anh, khi ở Mẽo. Cô có chồng nhưng đã ly dị. Vào năm 1955, cô bỏ việc làm của mình tại New York, khi nhận được điện tín của K. và trở lại London làm thư ký toàn giờ, full time, cho ông. Vào lúc này, họ là người yêu của nhau, nhưng độc giả của cuốn sách này phải quyết định, điều này: cô gái đã yêu ông nhà văn, ngay lần thứ nhất cô gặp, trong cuộc phỏng vấn tại Paris, khi cô đáp lời mục rao vặt.
Từ cuộc tái hợp, 1955, họ cùng chia sẻ cuộc đời của họ, và kết hôn vào năm 1965. Vào ngày 3 Tháng Ba, 1983, tử thi của họ được kiếm thấy tại phòng khách trong căn nhà của họ tại Montpelier Square, tức quảng trường được nêu tên trong cái tít của cuốn sách. Koestler ngồi trong ghế bành, ly rượu brandy còn trong tay. Cynthia nằm trên sô pha, một ly rượu whisky trên bàn kế bên. Cả hai đều sử dụng quá liều thuốc ngủ.

Koestler khi đó 77 tuổi. Trong bẩy năm chót, ông bị bịnh Parkinson, lúc đầu còn kiểm soát được, nhưng sau đành chịu. Trong bốn năm chót, thêm bịnh hoại huyết, thời kỳ chót. Cynthia lúc đó 55 tuổi, và hoàn toàn mạnh khoẻ. …
Bản thảo này nằm trong mớ giấy tờ tìm thấy trên bàn làm việc của K. Và là một thứ tự thuật kết hợp giữa hai người. Bên cạnh ghi chú giã từ cuộc đời của K, là của Cynthia: “Tôi có lẽ nên tiếp tục công việc của tôi với K, còn dở dang - một câu chuyện bắt đầu khi hai con đường chúng tôi giao nhau vào năm 1949. Tuy nhiên, tôi không thể sống khi không còn K, mặc dù tôi cũng có một số nguồn riêng.”
*
Trong bộ ba
Những Tên Giác Đấu, Đêm giữa Ngọ, thì cuốn thứ ba, Tới và Đi, Arrival and Departure, hợp với tâm trạng của mấy anh VC nằm vùng, viết về sự xung đột giữa đạo đức và tính thời cơ, giai đoạn, bằng những thuật ngữ phân tâm học. Peter Slavek một nhà cách mạng trẻ, tại một xứ sở bị Nazi thống trị, mù mờ về những động cơ vô thức liên quan tới những hành động của riêng anh, without much insight into the unconscious motives of his own actions, khi chiến tranh bùng nổ, trốn qua một xứ “Neutralia” [Bồ Đào Nha], và phải chọn lựa, hoặc theo vị hôn thê đi Mẽo, lúc đó vẫn còn trung lập, hay tự nguyện chiến đấu trong lực lượng Đồng Minh. Trong quá khứ anh ta từng bị đánh đập, tra tấn, và khi đối diện với nan đề nhức nhối, bỏ chạy hay không bỏ chạy, lên rừng hay không lên rừng, vết thương tiềm ẩn bộc phát, cả về tâm thần lẫn vật chất, và một chân của anh bị tê liệt.