*
Ghi



















Văn chương và Siêu hình: Về cuốn Linh Sơn
May 1991, Stockholm (bài đọc tại Viện Đông Á, Đại học Stockholm).
Cao Hành Kiện
TQ là một nhóm ngôn ngữ rộng lớn trên thế giới hiện nay nếu tính đến con số những người nói thứ ngôn ngữ này, nhưng với một người sử dụng nó, người đó có được bao lăm tự do. Trước hết, đây là một vấn đề chính trị, rồi tới những sức ép xã hội, chúng gây tự chế ở nơi nhà văn, và sau hết, đây là một vấn đề tự thân của chính ngôn ngữ. Nhà văn đối đầu chỉ với ngôn ngữ, trong những gì ông viết ra, nhưng trước tiên người đó phải đụng [deal] tới không biết bao nhiêu là sức ép và tìm kiếm cách để vượt qua [transcend] chúng. Nhà văn viết bằng tiếng TQ thường xuyên chiến đấu một cách vô vọng với những gánh nặng cực kỳ nặng này, bởi vậy, tới khi ông phải đương đầu với nghệ thuật ngôn ngữ, thì đã mệt nhoài, hết hơi. Người ta có thể nói nhà văn TQ quả là có quá nhiều điều để mà vật lộn với chúng.
Vào năm 1981, tôi được một người bạn khuyến khích cho xuất bản một cuốn sách mỏng, về nghệ thuật ngôn ngữ, cho tầng lớp đông đảo độc giả, có tên là Những thám hiểm, khai phá sơ sơ về Nghệ thuật Giả tưởng Hiện đại, Preliminary Explorations into the Art of Modern Fiction. Tôi nghĩ thật khó xuất bản, nhưng cứ thử mở ra một con đường cho nó. Tôi đã từng gửi một tuyển tập truyện ngắn tới năm nhà xb ở TQ, và sau cùng ở Hongkong, nhưng chẳng nơi nào in.
Lạ làm sao, cuốn sách mỏng dính đó, chẳng mắc mớ gì đến chính trị lại lôi kéo thật nhiều bàn cãi, tranh luận, và nổ lớn mãi ra, về chủ nghĩa hiện đại vs chủ nghĩa hiện thực. Nó gây đủ vấn đề cho tôi và gây rắc rối cho rất nhiều bạn của tôi, và một số nhà văn lão làng tỏ ra quan tâm tới tôi như Ba Jin, Xia Yan, Ye Junjian, Yan Wenjing, và Dhong Dianpei. Tệ hại đến nỗi, Wang Meng, người viết một thư ngỏ cho tôi, trở thành mục tiêu tấn công. Thành thử có thể nói, bàn về nghệ thuật ngôn ngữ không dễ dàng, mà còn là quá khó khăn tại TQ.
Vào mùa xuân 1982, một biên tập viên của một nhà xb muốn biết liệu mọi chuyện có khác đi chút nào, và hoàn cảnh bây giờ chắc là khá hơn, và đề nghị tôi viết một cuốn tiểu thuyết, tôi bằng lòng với điều kiện không được cắt bỏ bất cứ cái gì. Linh Sơn đã được toan tính cho ra đời là như thế. Tôi cũng phải nói thêm, anh ta chẳng chút ất giáp cuốn tiểu thuyết của tôi sẽ như thế nào, giản dị là, anh tin tôi. Sau đó, anh đưa tôi chút tiền tạm ứng lấy từ nhà xb, khi tôi nói, tôi tính làm một chuyến giang hồ vặt: vào lúc đó, chiến dịch phạng tôi đã bắt đầu được tiến hành. Và trong tình hình như vậy, chỉ nội cấu trúc cuốn sách không thôi, cũng khó mà in ra được, nhưng lỡ lấy tí tiền còm rồi, tôi tính, khi nào có dịp thì cứ đưa cho anh ta mớ bản thảo, thì cũng đặng. Vậy là thoát gánh nặng tâm lý.
Vào tháng Chín, 1989, tôi hoàn tất mớ bản thảo tại Paris. Tuy nhiên sự kiện Thiên An Môn còn nóng hổi, ngay cả chuyện gửi bản thảo cho nhà xb cũng hơi bị nguy hiểm không cần thiết cho họ, thế nào tôi quyết định không gửi đi.
Cái sự viết ra được cuốn sách, ấy là nhờ cái sự cấm trình diễn vở kịch Bus Stop, Trạm ngừng xe buýt, mà có được. Nếu chỉ một hài kịch về cuộc đời như vậy [this lyrical comedy on life], mà bị coi là một vấn đề chính trị, và bị đưa ra đấu tố trong chiến dịch làm trong sạch sự ô nhiễm tinh thần, thì hẳn nhiên, cuốn tiểu thuyết này sẽ phạm vào một tội ác nghiêm trọng. Thế là, tôi tự cởi trói cho mình, ra khỏi xã hội, nhân dân, đạo đức, và ngay cả cái được gọi là trách nhiệm của nhà văn, và tội tổ tông, và cứ thế thoải mái viết, đối mặt với chỉ một, là, tiếng mẹ đẻ của tôi, ngôn ngữ Trung Quốc, như nó được trường tồn cho tới bây giờ.
Theo cái nhìn của tôi, thì trách nhiệm độc nhất của một nhà văn là với ngôn ngữ mà người đó viết. Anh ta có thể tái tạo, reform, những sự sáng tạo của anh ta, his creations, nhiều chừng nào như anh ta muốn chừng đó, nói hoài hoài, vô tận, viết về không cái gì, write about nothing, và chơi đùa, play, với ngôn ngữ, nhưng anh ta phải tôn trọng, respect, những luật lệ nội tại của ngôn ngữ, nếu không sẽ chẳng có nghệ thuật của ngôn ngữ.
Thời kỳ vận động ngôn ngữ địa phương 4 Tháng Năm, ngôn ngữ Trung Quốc cổ xưa trải qua một kinh nghiệm tái sinh, rebirth, nhờ đó tăng thêm khả năng diễn tả những cảm nghĩ của con người hiện đại. Ở một mức độ rộng lớn, sở dĩ được như vậy, là một số nhà văn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông, mặc dù chính ông là một văn gia, a stylist, sau đó, đã khiến ngôn ngữ Trung Quốc lâm vào tình trạng hãi hùng, trong một thời gian dài ông trị vì. Tôi tin tưởng rằng, điều mà những tác giả viết bằng tiếng Trung Quốc bây giờ, có thể cùng nhau làm, để thêm thắt vào những thành quả cá nhân và những tư tưởng, ý nghĩ của họ, là khai triển tiềm năng của ngôn ngữ, nhờ vậy mà nó có thể diễn đạt đầy đủ những cảm nghĩ của dân chúng, con người hiện đại. Đây là nhân tố căn bản, dựa trên đó mà tôi viết Linh Sơn: tôi muốn chứng minh, rằng còn có chỗ, còn không gian, trong ngôn ngữ, cho sự sáng tạo lớn lao hơn.
Tôi nhận thấy, thứ ngôn ngữ Trung Quốc Âu Châu hóa, không thể chịu nổi. Việc áp dụng cú pháp, hình thái học Tây phương vào ngôn ngữ TQ khiến không thể đọc được. Thoạt đầu là một số bản dịch tồi tệ, sau tới những tác phẩm văn học, và sau cùng, một số nhà lý thuyết không có chút hiểu biết về những ngôn ngữ Tây phương bắt đầu cổ võ việc canh tân này, lầm lẫn coi đây là văn phong hiện đại. Những câu văn què quặt, cách viết không thuận lý, không văn phạm được coi như là những xu hướng mới mẻ nhất, và được đem ra thảo luận, thêm thắt, bổ xung. Những nhà lý thuyết như thế đó, họ hoàn toàn mù tịt sự kiện là, trong khi Beckett thì ngắn gọn, xúc tích, và Roland Barthes thì có tính lan man, tản mạn, những trò tiêu khiển về ngôn ngữ và những cuộc trình bầy, triển lãm những bản văn của họ thì đều được viết bằng một thứ tiếng Pháp ở dạng tinh khiết nhất. Cái sự mắc bệnh truyền nhiễm và cái cảnh hỗn mang trong ngôn ngữ TQ mà  những vị bạo chúa ngôn ngữ nổi loạn sáng tạo ra đó, thì chẳng nên dung nạp mà làm gì, ngay cả khi coi đây là một giai đoạn cần thiết không thể nào tránh được, trên con đường chiến đấu để có được tự do diễn đạt, tự do ăn nói. Bây giờ, ngôn ngữ TQ đang trải qua nỗi đau đớn khổ sở này, một hình thức mới mẻ, tuơi mát của ngôn ngữ nên ló đầu lộ diện là vừa.


Note: Thời gian gần đây, dời nhà mấy đợt, sách vở, báo cũ cho vô túi, vô bị, vô thùng giấy, ngổn ngang dưới basement, nhìn chúng, là Gấu tiên tri ra được chuỗi ngày tàn đang điểm! Chẳng còn thời giờ sắp xếp "Tàng Kinh Các", lâu lâu chui xuống, vớ được số nào thú thú, ngồi đọc vài dòng, như mới đây, vớ tờ TLS viết về thế giới văn Tây, đúng số kỷ niệm ông thân sinh của Ông Hoàng Nhỏ, cũng là số viết về Nobel văn chương 2000.
‘Giải thưởng văn chương Nobel năm nay được sử dụng vì mục tiêu chính trị và chẳng đáng bàn tới”, Bộ trưởng Ngoại Giao TQ phán, khi biết giải về tay Cao Hành Kiện.
Nhân đang giới thiệu một số bài tiểu luận của ông, Tin Văn sẽ scan bài viết, và dịch sau.
... ten years waiting for a bus? what kind of realism is that? :
"10 năm rồi lại 10 năm nữa", chỉ để đợi xe buýt, hiện thực chủ nghĩa quái gì dzậy?
Gao's reasons for exile emphasized the artistic over the political: on leaving China, he remarked, "an artist who wishes to express freely would not want to stay in this country unless he goes against his conscience".
Một nghệ sĩ muốn tự do diễn đạt sẽ không muốn ở lại đất nước ngoại trừ anh ta muốn đi ngược lại lương tâm của mình.