*

Ghi

1 2 3 4 5
6





















Hello Gấu,
Gặp lại bác sau hai muơi mấy năm rất vui. Đúng là ‘gấu’, vẫn rất ‘gấu’ một cách bình thản, và ‘hách’ như hồi nào! Dám cả gan đòi đắc đạo mà không cần phải nghiên cứu kinh điển Phật Giáo thì quả là ‘gấu’ thật!
Cho hỏi thăm bà chị. Chẳng hiểu lần sau (sang tháng 7) có dịp gặp nhau chăng?
*
Tiến Dế, bạn của thằng em trai đã tử trận, sau khi đi tù cải tạo về, rất giỏi về Phật học, quái thế, không lẽ trại tù cải tạo VC cũng có thư viện Thiền, bởi vì nếu không, làm sao TTT viết được những dòng ẩn mật như trong Thơ ở đâu xa?
Tuy nhiên, v/v "thành Phật không cần đọc kinh Phật",Tiến Dế đếch hiểu Gấu. Chẳng có gì kiêu ngạo, nghị hách nghị hiếc gì gì hết ở đây.
Điều mà Gấu "băn khoăn", là như thế này:
Một khi bạn sống đời bạn thật đàng hoàng, không hề biết gì tới kinh Phật, hay tới bất cứ một thứ kinh gì, kể cả kinh VC [ui chao có cả kinh VC nữa ư ?], thì khi nằm xuống, có thành Phật, hay nói khiêm tốn có được vô nước Phật không?
Cái vụ này, lần đi thăm Paris, qua Thầy Thanh Tuệ, được tá túc tại ngôi chùa Khánh Anh nổi tiếng, nhân một bữa nghe Đại Hoà Thượng trụ trì giảng Kinh, Gấu đánh bạo hỏi, Ngài trả lời, thành Phật chứ, nhưng mà là một ông Phật Kiêu Ngạo.
Khổ thế đấy.

**

Kỳ cục làm sao, đúng vào lúc viết những dòng trên, "thành Phật không cần đọc kinh Phật", cũng là lúc Gấu tình cờ lướt qua vài dòng cuốn The Reader, Người đọc sách, và "ngộ" ra rằng thì là, cái cô quản giáo trại tù Nazi, mù chữ này, chính là hình ảnh nhập thân của cái tư tưởng trên, thành Phật, là do mù chữ không làm sao đọc được không chỉ Kinh Phật, mà do không đọc được Kinh Phật, nên làm quản giáo Trại Tù Nazi, hơi bị được mời tham dự vào Cái Đại Ác của thế kỷ.

[Chúng ta tự hỏi, mấy anh chị quản giáo VC, có bao nhiêu người đọc được chữ Mít?]

The Reader [lần đầu Gấu đọc qua bản tiếng Tây, cũng “tình cờ”, vì thường đọc tiểu thuyết trinh thám của tay Bernhard Schlink này], đã được giới thiệu trên Tin Văn, câu chuyện một anh chàng học sinh, một bữa đi xe buýt, bị trúng gió độc, và được cô gái già tài xế đưa về nhà săn sóc. Sau đó, cậu học sinh này mang một bó hoa tới nhà cô gái già để tạ ơn. Thế rồi chàng và nàng yêu nhau, và chàng vừa làm tình vừa đọc truyện cho nàng nghe, vì nàng mù chữ. Sau này, chàng thành luật sư, và gặp lại nàng, tại tòa án. Nàng từ chối không chịu biện hộ cho chính mình, về tội ác đã phạm, và trong khi nhìn nàng, chàng bắt đầu nhận ra, có thể nàng giấu diếm một bí ẩn, còn tủi hổ hơn cả tội sát nhân, that Hanna may be guarding a secret she considers more shameful than murder.
*
Gấu gặp lại Tiến Dế, hình như vào khoảng 1996 ở Montreal, khi TD từ Úc qua thăm ông via bà via, định cư tại đây, còn Gấu thì từ Toronto lên. Có chụp cái hình, cả hai đứng dưới tuyết, khi hẹn gặp nhau tại một hàng quán, hình như vậy. Gấu cũng không ghé nhà. Không hiểu sao. Sau đó, trong một chuyến tới, TD hình như còn đưa cả gia đình đi Mẽo, gặp đám Chiêu, Quyết. Có mấy đứa nữa, xưa cũng thân lắm, nhưng sau này, hết thân, cũng chẳng hiểu tại sao.

Thật vậy, chỉ vì cái dâm bôn của mụ đàn bà Khang Mẫn mà cái nguồn gốc cẩu Liêu của Tiêu Phong trở thành một bản án tử hình.
Nguồn Da Mầu

Nhận xét như vậy, là sai, theo Gấu. Cả bài viết của tay này, vẫn theo Gấu, nhảm. Đại nhảm! Đọc chưởng KD rồi viết theo kiểu này là tán phó mát, khiến đám ngoại đạo phì cười và càng khiến chúng ngoảnh mặt với chưởng, tội nghiệp cho chúng!
Cái tội của Kiều Phong, hay Tiêu Phong, là coi thường nhan sắc, thứ nhan sắc ngoài lề, ngoài da. Sở dĩ em KM thù KP đến mức khui ra cái gốc Liêu của ông, ấy là chỉ vì, trong phiên Chợ Hoa năm đó, KM là nhan sắc số 1, bất cứ ai cũng phải nhìn và con heo phải sùng sục muốn xổng chuồng, y hệt như trường hợp Người Đẹp Bay Lên Trời của Garcia Marquez, bất cứ ai nhìn người đẹp khỏa thân, heo lòng động, là chết. KP không thèm nhìn em, mà chỉ mải kết bạn, uống rượu, bàn chuyện võ lâm, giang hồ. Mi không biết đến nhan sắc của ta, thì mi sẽ biết đến cái độc của ta.
Nguyên nhân tai ương xẩy ra cho KP thu vào hai chữ 'độc và đẹp'. Trai tài gái sắc, một cách nào đó, là cũng theo nghĩa này. Với một người đàn bà chỉ có nhan sắc không có tâm hồn, thì quan niệm của họ về nam giới thật là giản dị, ta đẹp, ai cũng phải nhìn ta, và thèm ta. KM là thứ đàn bà đó. Nếu không nhìn ta, là coi thường ta, là phải chết, phải nếm độc chưỏng của ta.
Gấu này, sự thực, bị những đấng bạn hữu, những đấng mày râu thù cực thù, về già, nhận ra nguyên do, ấy chỉ là vì "cù lần" quá, em đến với mình, thì quá trọng, quá thương, chẳng dám đụng tới bất cứ sợi lông, dù chỉ sợi lông tay!
Và những bậc hồng nhan tri kỷ, nói về Gấu, anh ấy ngày xưa hiền quá, nghe, là đấng trượng phu phát điên lên rồi!
NTV có lần cũng chửi Gấu, theo nghĩa đó, đàn bà thường ra là họ muốn cái chuyện đó, mà mi vờ, thì chính những người đàn bà đó chẳng coi mi là đấng nam nhi.
Nhưng nói như thế, là quá coi thường đàn bà.
Cái cô Oanh đến với ông thầy Kiệt, chỉ để nói, em yêu thầy, rồi 'bye bye' thầy, em đi du học, em sẽ từ giã cái đất nước khốn kiếp này, cuộc chiến khốn nạn này, ông thầy Trung Uý khốn khổ này... cái cô đó mới là thậm ngu.
Chính vì thế, khi về Sài Gòn cô mới vỡ ra cái ngu của mình, và bèn đánh điện cho Thầy, nói, Thầy nói, Thầy cần em đi, là em lên liền, Thầy ‘muốn làm gì thì làm’, và khi chẳng thấy điện phúc đáp của Thầy, bèn phát điên lên, là vậy!
Cho nhau chẳng tiếc gì nhau, cho nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay! Ui chao, cái trong trắng, cái trinh nguyên, cái nội y...  đâu phải cái nón, mà qua cầu gió bay cho được?
*
Cái sự kính trọng nhan sắc, của Gấu, nguyên do thật giản dị, nhan sắc đó đếch phải của mình.
Khi gặp cô bạn, Gấu cám ơn ông Trời, vì nhờ có cô mà Gấu chịu đựng được nỗi đau thằng em trai tử trận, và cứ mỗi khi đau quá, là chạy đến cô, và nhìn thấy cô, là cái đau dịu đi. Sau này, cô nói ra giùm cho Gấu lý do tại sao của cuộc tình chỉ có phần hồn mà không có phần xác: You’re not available. Tôi biết, anh yêu tôi lo lắng cho tôi, như một người thân trong gia đình, chờ khi nào tôi có nguời bạn lòng thực sự, thì anh lui đi cho được việc nhà nước!
*
Cái chuyện Gấu vừa nghe đến tên của cô bạn, một cái tên thật bình thường, chẳng có gì là đặc biệt, vậy mà đã biết ngay đây là ‘người của mình’, vậy mà vẫn muộn, vẫn chào thua định mệnh, là chuyện có thực, và sau này, về già, Gấu cứ tự hỏi, liệu có cách nào thay đổi, nếu phải sống lại đời của Gấu.
Vừa nghe tên, biết ngay? Chắc không phải, chắc trí nhớ nhớ lộn? Nhưng có điều chắc chắn, là, vào đúng đi qua cây cầu gỗ ở nơi thị xã, và bất thình lình, pháo từ chi khu bắn đi, ầm một tiếng, và thế là hình ảnh cô bạn hiện ra trên mặt sông, trên mặt nước, run lẩy bẩy, đau thương, nhăn nhó, cùng với cả thị xã, và đúng lúc đó, Gấu mới biết ra là, chiến tranh có thực, và cô bạn cũng có thực, mối tình cũng có thực, và sau này, thằng em trai sẽ tử trận, mọi chuyện sẽ như thế, như thế, như thế….
*
Cái mẩu sáng tác đầu tiên, khi tới xứ lạnh, Ký Ức Còn Mãi, Gấu viết theo ‘order’, của một đệ tử của NTV, tay này lúc đó phụ trách một đặc san sinh viên học sinh Mít, Gấu nhớ đại khái.
Cô bạn là người đầu tiên đọc bản thảo, than, anh đâu phải là tôi, anh đâu phải là đàn bà, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi, như thế?
Còn Gấu Cái, thì bực lắm, và, lẽ dĩ nhiên, chê, đúng là thứ văn cải lương, vãi lệ!
Mẩu văn sau mất tiêu luôn cùng tờ báo, và Gấu viết lại, nhưng, mất mát, phiêu lạc, quên lãng, tất cả, chỉ còn một câu độc nhất:
Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…(1)
Câu độc nhất còn nhớ lại được đó, sau này Gấu lại sử dụng, để viết về một… cô gái khác, khiến "cô khác" này hiểu lầm, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, cô viết mail than phiền.
Ấy là vì, cô, dung nhan, phong thái y hệt cô bạn ở trong Cõi Khác, và trong Ký Ức Còn Mãi. Cái cô than thở, anh đâu phải là tôi, mà sao đọc ra lòng dạ của tôi, tại sao bao nhiêu năm rồi, mà những tình cảm của anh dành tôi ngày nào vẫn y như vậy?
Cái cô bạn, mà Gấu những ngày còn trẻ, khi, vừa nghe nói tên một cái, là đã đinh ninh, đây là một nửa linh hồn của mình, vậy mà vẫn muộn màng, không kịp với số mệnh, số mệnh theo nghĩa, đến thần thánh, Thượng Đế, ma quỉ… bất cứ cái gì gì cũng phải cúi đầu khuất phục!
Ngay cả Gấu Cái, lần đầu tiên nhìn thấy cô sau, cũng giật mình, sao mà giống ’cô phù dâu’ ngày nào thế!
(1) Câu văn, mãi sau này, Gấu tìm ra nguồn của nó, là của một nhà văn nước ngoài, nói về chuyện in thơ ở Mẽo, cứ như thả một cánh hoa xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng vọng của nó, đại khái như vậy.
Thú thực, không hiểu, Gấu viết câu của Gấu, rồi mới đọc câu của người, hay ngược lại.
Tuy nhiên, đọc kỹ, ngửi ra mùi hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia.

Tôi xa người xa môi rất tham
Em như gió núi, như chim ngàn
Em xa xôi quá làm sao biết
Tôi âm thầm như cơn mê hoang
Tôi xa người xa không hờn oán
Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
Mưa ở đâu về như vết thương...
Ui chao, già rồi mới thèm ơi là thèm, giá có tí kỷ niệm như trên với Thánh Nữ:
Tôi xa người xa môi rất tham!
Quê Nhà chắc là cõi Môi Người đã mất kia?

Gấu có một kỷ niệm, cũng thuộc loại để đời, về một đấng bạn quí, nhưng cứ ngần ngại không viết ra, ấy là vì, có thể đấng bạn quí lại nghĩ thằng khốn nạn Gấu già rồi, sắp chết rồi, không lo tu, mà cứ lo vạch lưng ra cho người ta coi, cứ nhè mấy thằng bạn quen từ thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trường mà phạng, nhưng không viết thì cứ tức anh ách, khốn nạn thế chứ. Và cũng không làm sao xếp nó vào vui hay là buồn?
*

One final legend, and my chronicle
Is finished: the task ordained by God...
Pushkin, Boris Godunov
Một giai thoại chót, và ký sự của tôi,
[về những ngày tháng đó], hoàn tất.
Đây là do Ông Trời hành tôi.
D.M. Thomas viết "Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong tao", "mê" nhất đoạn, trong lời tựa  Solz. mở ra "ẩn dụ" Lò Cải Tạo, hay Gulag:
Vào năm 1949 tôi và vài người bạn vớ được một ghi chú thật đáng tiền, trong tạp chí Nature, của Viện Hàn Lâm Khoa Học, về một vụ khai quật một vùng băng nằm dưới những tầng đáy ngầm của sông Kolyma River. Trong tầng băng ngầm đó, có một con suối, và trong con suối, họ khám phá ra một thứ sinh vật tiền sử [a prehistoric fauna] cách chúng ta chừng hàng chục ngàn năm. Chúng được bảo quản tuyệt vời đến nỗi, còn tươi rói. Thế là cả đám người bèn đập bể mảng băng ra, và cứ thế nhai sống nuốt tươi sinh vật tiền sử đó!
Solz tiếp tục tưởng tượng ra sự kinh ngạc của độc giả tờ tạp chí, về một thứ sinh vật từ bao nhiêu ngàn năm trước còn tươi rói, nhưng đồng thời, dúm bạn bè của ông cùng hiểu ngầm với nhau, về cái ý nghĩa đích thực và hùng tráng của một 'mẩu tin vô ý vô tứ như thế', ['thiếu cẩn trọng', chữ của Solz.], ấy là nói, về phiá 'nhà nước ta'.
Solz. viết, chúng tôi hiểu, liền lập tức, sự thực của câu chuyện, bởi vì chính chúng tôi, đã từng là đám người đó. "Chúng tôi, cũng như thế, cũng thuộc về cái bộ lạc zeks, độc nhất trên mặt đất này, những con người có thể ăn sống nuốt tươi, sinh vật tiền sử, với hứng thú, with relish".
Hai Lúa cũng đã từng trải qua kinh nghiệm trên đây rồi. Những ngày cải tạo. Và cái sinh vật tiền sử kia, thực sự chỉ là một con tép, tình cờ quơ được trong khi trầm mình dưới lòng kinh.
Đó là lần đầu, Hai Lúa biết cái ngon, cái ngọt, cái tươi, cái mát, của một con tép rẫy  lách nhách ở kẽ răng.
Di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, học hành, tốt nghiệp, làm việc ngay tại Sài Gòn, chỉ tới một ngày trầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua đó, Hai Lúa mới được thưởng thức một con tép tươi rói, quẫy ở giữa những cơn đói triền miên...
Bao nhiêu năm trời, Hai Lúa vẫn còn nhớ y nguyên những ánh mắt thèm thuồng của chúng bạn, và một thằng trong đó, hét lên:
-Đợp liền nó đi, thằng ngu!