Ghi
1 2 3 4 5
6
|
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
Sunday, January 11, 2009
11:43 PM
Re:
Cam on anh Tru .
Sau
mấy năm rồi, cũng vẫn câu
hỏi cũ : Làm sao mà vừa đọc, vừa viết, vừa chăm cháu ngoại, vừa nói
chuyện với
bạn bè được, hay quá .K thì chỉ đọc (internet) và xem là nhiều . Vừa
xem lại
"The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay
nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi .
*
Tôi
chưa coi phim đó.
Tks.
Chỉ
có tình là vĩ đại thôi.
Mà cứ phải mấy anh Tầu, mới vĩ đại. Tây Mẽo không bằng. Hồi ở VN
tôi có đọc một cuốn sách dịch chuyện
tình Tầu. Chuyện nào cũng hay. Có một
chuyện, về một anh học trò nhà quê, lên thành đô học, mê một em trong
xóm, chuộc
em ra. Rồi bố mẹ bắt về, trên đường về đi ngang thuyền một anh lái
buôn. Anh này
thấy cô vợ đẹp quá bèn dụ anh chồng đánh bạc, thua, cho vay, thua tiếp,
phải bán
vợ. Cô vợ, vào lúc sang thuyền khác, bèn mở mấy cái rương bạn bè trong
xóm tặng
ra, hoá ra toàn kim cương, hột xoàn, và cứ từ từ thả xuống sông, rồi
thả mình
theo.
Có
một lời bàn, đẹp thế, sao
ngu thế, chọn đúng thằng cực kỳ khốn nạn mà theo!
Chuyện
hơi giống chuyện nàng
Tuấn Khanh [hay Thiếu Khanh?], trong Truyền Kỳ Mạn Lục. Nhưng chuyện TK
có hậu hơn, anh
chồng hối
hận, lo nuôi con, cô vợ sau thành thần, về gặp lại chồng, trong mộng,
tất nhiên,
khuyên theo phò Lê Lợi.
*
Chuyện
tình Mít
kể, đương thời, thì có NNT. Truyện số 1 của nữ văn sĩ “miệt vườn, đặc
sản
Miền Nam”,
là
Một
Mối Tình.
Truyện ngắn mới nhất,
Có con thuyền đã
buông bờ Lâu
rồi mới viết chuyện tình mà
chẳng hay ư? Chuyện tình lồng trong chuyện tình, lồng trong
chuyện tình. Cái cô Bê phải có một mối tình lớn, vì nó mà bỏ xứ mà đi,
và mối
tình trắc trở này chắc là mắc mớ tới một người đàn ông có vợ, và bị vợ
bỏ chạy
theo thằng khác [đây là "mô típ đặc sản" của NNT, như trong Một Mối
Tình, trong Cánh Đồng Bất Tận]. nếu không, cô không để ý tới anh chàng
có đứa
con bị sốt], rồi còn mối tình thương hại anh học trò em trai cô chủ nữa.
Thú thực, viết
như thế, thì Gấu này phải chịu là Thầy!
Đặc sản Miền Bắc
thì có em Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, chửi anh Kiên, Yankee mũi
tẹt,
mày ngu quá, đâu còn đêm nào như đêm nay…. Hay em trong Trăng Goá, do
sặc sụa
mùi nước đái tại Ga Hàng Cỏ khi tiễn Yankee vào Nam
chiến đấu mà nhận lời cầu hôn Thủ
Trưởng, hay anh cu Sài của Nê Nựu, Đảng bảo lấy ai thì lấy người đó!
"Chẳng
còn đêm nào như đêm nay
đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự
nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó
trong
cuộc chiến này".
Gấu
đọc War
Sadness
Tại sao Bảo Ninh tịt
ngòi?
Gấu
tin rằng, chỉ Gấu mới trả
lời nổi câu hỏi hắc búa của đám mũi lõ, về nhà văn nổi tiếng nhất xứ
Mít.
*
Why
Vietnam's
best-known author has stayed silent
Fifteen
years after Bao
Ninh's admired war novel, he explains his fears about publishing a
sequel
Suzanne
Goldenberg in Hanoi
Sunday November 19,
2006
The Observer
*
Thời
gian tá túc nơi VHNT của
PCL, một bữa, bỗng Gấu bật ra ý nghĩ, hay là mình phịa ra một cái nick
mới
tinh, như thể đây là một hậu duệ Mít, đời thứ hai, ở hải ngoại, những
Kevin Dang,
Jimmy Nguyen, thí dụ, và thế là Jennifer Tran xuất hiện trên chốn giang
hồ gió
tanh mưa máu net hải ngoại.
Ngay
lập tức, chấn
động diễn đàn
VHNT. Cô chủ báo forward những messages thiên hạ hỏi thăm Jennifer
Tran, và cũng
hơi ngạc nhiên, hỏi ai đấy. Sau này, khi Gấu chuyển một số bài, của một
số tác
giả, thí dụ như NTV, cô còn hỏi, lại một hoá thân của NQT ư?
Nhưng phải đến khi
Jennifer
Tran xuất hiện trên Việt Báo online thì mới sướng mê tơi!
PTH mail cho
biết, ui
chao ơi, thiên hạ hỏi thăm Jennifer Tran ghê quá.
Và nhận xét, Jennifer
Tran viết
khác hẳn NQT. Vui hơn, nhẹ nhàng hơn, không lên gân, không, không..
Một nữ tác giả, ra đi
từ Miền
Bắc cũng nhận ra điều này. Jennifer Tran viết không có chất bác học như
NQT, và
hai vai không gánh gánh nặng Quốc Cộng, Bắc Kỳ Di Cư & Nhà văn Miền
Nam trước
1975… cho nên thoải mái hơn nhiều!
*
Khi viết cho bà chủ
quán cá,
Gấu sử dụng nick Jennifer Tran, một nữ phê bình gia viết văn
bằng tiếng
Tây, ở Paris, nhưng gốc Bắc Kít, đã hạch hỏi, tại làm sao gọi NHT là
nhà văn Miền
Bắc, ấy là vì, với một người viết đời thứ hai ở hải ngoại như thế, chỉ
còn có
nhà văn Mít, ngắn ngọn vậy. Bắc Nam
chung một mầu cờ rồi, hiểu chưa?
Sự ăn khách của
Jennifer
Tran, còn là ở chỗ đó nữa!
*
Subject:
Re: Text
Date: Wed, 7 Sep 1994 18:21:55 -0700
From:
To:
Anh
Quoc Tru o+i
Kho^ng overload dda^u. Nhie^`u ngu+o+`i ddang theo do~i co^ Jennifer
Tran
la('m.
Ba`i anh vie^'t ddo.c hay kinh khu?ng.
Tha^n a'i,
----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Saturday, September 09, 2000 6:30 AM
Subject: Text
> Ban PTH: Neu thay overloaded, xin cho biet, de ngung! Tks, nqt
>
*
Note: Như vậy là Jennifer Tran viết cho Viet Bao online vào năm 2000.
Cái mail trả
lời, 1994, không đúng. Tháng 11/1994, Gấu mới được đi tái định cư tại
Đệ Tam
quốc gia
*
Cái
nick Jennifer Tran xuất
hiện, khi Jennifer Tran thực sự ở ngoài đời xuất hiện. Nhân dịp ăn thôi
nôi
cháu ngoại, Gấu hứa bỏ hút thuốc lá, và như một cách phong kiếm qui ẩn,
những,
nào tên "sa đích văn nghệ", nào thằng NQT là con củ xê nào, nào Sơ Dạ
Hương, nào Tuấn Anh, nào Lý Thương Ẩn... hãy đi cho khuất mắt cháu
ngoại ta!
Cũng là một cách
mô phỏng một đại nhạc sĩ, trong ngày trở về, xin quê hương tha tội cho
đứa con
hoang đàng, và “xin cho tôi đi lại từ đầu”, và “tôi sẽ chẳng tha một em
nào!”.
Ui
chao, tưởng đã thoát, đâu ngờ lại lòi ra Hai Lúa, Gấu!
Hai
Lúa, là của một
em Bắc Kít ban cho.
Gấu,
của BHD. Nhưng
mới đây, NKL cho biết, của tao. Nhưng thôi, cho BHD luôn!
*
Trong số những bạn văn, PTH
là người rất quí Gấu. Mỗi lần qua Cali,
thể nào anh cũng đòi được đưa Gấu đi ăn sáng. Và căn dặn, cần đi đâu,
là kêu
tôi, tôi sẽ đưa đi.
PTH một lần khen Gấu một câu
thật để đời, "viết mấy ngàn trang net, mà chưa một lần sơ thất, điều
này mới
thật là lạ!"
Đa
tạ. NQT
NTV cũng có lần nói, đại khái,
nhân bài viết về Thơ trẻ ở trong nước, trong bài viết
Gấu trích dẫn Brodsky, và
tự khen, may quá, vớ trúng một đoạn của tay này, thật hợp, anh lắc đầu
nói,
không phải, khi "hai mạch Nhâm Đốc mà đã thông" [!], thì mày có thể lấy
bất cứ đoạn
nào, của bất cứ một nhà văn nào, cũng vẫn hợp với bài viết!
*
Nói chuyện trích dẫn, cũng
NTV, nhân một lần Gấu nhắc tới một ông bạn quí của Gấu, chê Gấu, bài
mày viết
thì cũng thường thôi, nhưng cái câu trích dẫn nào cũng ghê quá, thành
thử nó
lấn lướt tất cả!
Và NTV nói, vấn đề là làm sao
mà nhớ ra đúng cái câu trích dẫn để mà đưa vô bài, cái đó mới thần kỳ.
"Giai thoại" trên
liên quan tới bài tưởng niệm Mai Thảo, và câu của Borges.
NTV nói, quá đúng, đối với
ông nhà văn chuyên viết fơi ơ tông!
*
Ông là một thi sĩ, tuy tự trào,
bỡn cợt, nhưng "cũng đành" (résigné), với thời gian, số mệnh, lẽ tử
sinh, nhất là với bệnh tật, và cùng với nó, nỗi cô đơn. Thơ ngày một
lạnh thêm.
Mai Thảo, trước khi để cho người ta nhìn thấy ông, như ông là (một nhà
thơ),
nghĩa là một vị khách nhẫn nhục, và hóm hỉnh, của Địa Ngục; đã chịu
đựng rủi
ro, làm một nhà văn thời thượng, vô sắc, một cách thật đặc biệt. Đọc
(ông,
thấy) nhàm chán, hàm hồ, những chi tiết vô hại (vô tác dụng) làm phiền
chúng
ta. Sau vài trang, người ta nhận ra, sự hời hợt, cẩu thả, là cố ý, cốt
cho đầy
cuốn sách. (Mô phỏng Borges, khi ông viết về Henry James: "James, avant
de
laisser voir ce qu'il est, c'est à dire un hôte résigné et ironique de
l'Enfer,
court le risque de passer pour un romancier mondain...", Jean- Yves
Pouilloux
trích dẫn, trong Borges, Fictions.)
Mai Thảo: Nhị
*
Re:
Montaigne
Wednesday, January 28, 2009
4:09 AM
From:
To:
Câu này của Voltaire, để nói về tình bạn.
Montaigne.
Khg phai Voltaire.
*
Tks.
Chuc… va gia dinh moi dieu bang an.
Nam nay nam tuoi, chac
la di qua!
NQT
*
Su+c
yeu ma sao viet khoe va
co kha nang doc them bai mo+i vay?
Nhan
tien xin cam o+n
"Ky niem dep cua doi viet van".
Mong
bac manh khoe - it nhat
cung manh nhu trau.
Quy
men,
*
Hãy
tưởng tượng
ra thế chân vạc của "văn chương": Một đỉnh, một câu thơ: Chỉ thấy mưa
sa... (Trần Dần). Rồi một đỉnh, một câu văn: Phượng nhìn xuống... (Mai
Thảo).
Và một đáy: một mầu cờ, hay một vực thẳm.
[Vẫn người bạn văn kể trên, cho rằng cái tam giác văn chương này quá
giản lược,
còn bị méo mó bởi tư tưởng chính trị. Anh đề nghị thay đỉnh thứ ba,
bằng Đinh
Hùng, hoặc Vũ Hoàng Chương, vẫn những đứa con của Hà-nội. Theo anh, chỉ
có
những Mê Hồn Ca, Đường Vào Tình Sử... của Đinh Hùng hoặc Mây,
Say...
của Vũ Hoàng Chương mới hóa giải nổi ám ảnh mưa sa, mầu cờ, vực thẳm...
Lạ một
điều, Vũ Hoàng Chương, đỉnh "viễn mơ" Mây, Say, Vân Muội, Rừng
Phong... kia, là muốn vượt lên cuộc tranh chấp, cuối cùng lại trở
thành kẻ
tuẫn nạn, cho một cõi văn chương Miền Nam.]
Từ vực thẳm, địa ngục, ở dưới ấy, là hệ quả: thời gian Mai Thảo hạnh
phúc nhất,
bảnh nhất, là ba năm kể từ ngày mất Sài-gòn. Ông là nhà văn "phản
động" độc nhất không trình diện học tập cải tạo, "nhởn nhơ"
trước mũi súng, trước cuộc săn người, lâu lâu vẫn có dịp họp bạn, cho
tới ngày
vượt thoát.
NQT
Cái sự khốn nạn nhất
của đám
Yankee mũi tẹt, khi ra được hải ngoại, cách này cách nọ cách nào thì
cũng là
hậu quả của chiến thắng đỉnh cao, chúng đều vờ Miền Nam. Bạn để ý đám làm
cho Bi Bì
Xèo là đủ biết, mỗi lần Sến Cô Nương, thí dụ, hắt hơi, đau bụng, xì cái
mùi gì
ra là chúng ngửi nhanh lắm, xúm xít vấn an. Chưa một lần nào chúng
phỏng vấn,
hay viết về một nhà văn ly khai ra đi từ Miền Bắc,
chưa
một lần chúng nhắc tới những nhà thơ nhà văn Miền Nam, nhất là những
người đã trải qua trại tù, hay một diễn đàn của đám
Miền
Nam.
Tin Văn khỏi nói, chúng coi như hủi.
Khốn nạn như thế, mà hễ có chuyện là lại ra rả, Chống Cộng điên cuồng,
không chịu hồi đầu về với Dân Tộc.
Cái
sự vờ này, theo Gấu, là
mặc cảm thắng trận, mà vẫn phải bỏ chạy,
sống nhờ sự bố thí của thế giới. Cái sự vờ này còn lập lờ bằng cách
viết về văn
học quốc tế, về nhạc nhiệc quốc tế. Ra cái điều thanh cao lắm. Nghe
chúng khen
một bản nhạc hay nào là Gấu "buồn nôn", hết còn muốn nghe nhạc! Chính
là trong nghĩa như vậy, mà Steiner chửi: Những người khóc khi coi
truyện tình lãng mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng
họ đi qua địa ngục thực.
Hay
như nhân vật trong Cát Lầy của TTT: Tại sao tôi không thể yêu những gì
chúng yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, tôi thành hư vô.
*
Cái sự bỏ hút
thuốc của Gấu, quà tặng cháu
ngoại, ấy cũng là vì từ lúc có nó, hút thuốc lá quả là một nan đề. Nhà
ở xứ lạnh,
mỗi lần hút thuốc phải bò ra ngoài, hoặc bật cái quạt bếp lên rồi thò
cái miệng
vào cái phễu ống khói, để khói thuốc thoát ra ngoài, cực vô cùng. Thế
là đành bỏ,
chứ cũng chẳng tốt lành gì! Nhưng bỏ rồi mới thấy khoẻ, viết như trâu!
Cầy ruộng Nam ruộng Bắc, vác ngà voi Nam,
vác lu Bắc như không, "muốn làm thì thì làm", hà hà!
Thời
gian tá túc nơi VHNT của
PCL, một bữa, bỗng Gấu bật ra ý nghĩ, hay là mình phịa ra một cái nick
mới
tinh, như thể đây là một hậu duệ Mít, đời thứ hai, ở hải ngoại, những
Kevin Dang,
Jimmy Nguyen, thí dụ, và thế là Jennifer Tran xuất hiện trên chốn giang
hồ gió
tanh mưa máu net hải ngoại.
Ngay lập tức, chấn
động diễn đàn
VHNT. Cô chủ báo forward những messages thiên hạ hỏi thăm Jennifer
Tran, và cũng
hơi ngạc nhiên, hỏi ai đấy. Sau này, khi Gấu chuyển một số bài, của một
số tác
giả, thí dụ như NTV, cô còn hỏi, lại một hoá thân của NQT ư?
Nhưng phải đến khi
Jennifer
Tran xuất hiện trên Việt Báo online thì mới sướng mê tơi!
PTH mail cho
biết, ui
chao ơi, thiên hạ hỏi thăm Jennifer Tran ghê quá.
Và nhận xét, Jennifer
Tran viết
khác hẳn NQT. Vui hơn, nhẹ nhàng hơn, không lên gân, không, không..
Một nữ tác giả, ra đi
từ Miền
Bắc cũng nhận ra điều này. Jennifer Tran viết không có chất bác học như
NQT, và
hai vai không gánh gánh nặng Quốc Cộng, Bắc Kỳ Di Cư & Nhà văn Miền
Nam trước
1975… cho nên thoải mái hơn nhiều!
*
Khi viết cho bà chủ
quán cá,
Gấu sử dụng nick Jennifer Tran, một nữ phê bình gia viết văn
bằng tiếng
Tây, ở Paris, nhưng gốc Bắc Kít, đã hạch hỏi, tại làm sao gọi NHT là
nhà văn Miền
Bắc, ấy là vì, với một người viết đời thứ hai ở hải ngoại như thế, chỉ
còn có
nhà văn Mít, ngắn ngọn vậy. Bắc Nam
chung một mầu cờ rồi, hiểu chưa?
Sự ăn khách của
Jennifer
Tran, còn là ở chỗ đó nữa!
*
Truoc
khi di cho+i thi cho
hoi mot cau: "Vi sao giay phut uong ruou dau tien trong cuoc doi cua
cac
van si - nhat la van si VN - la giay phut quyet dinh cho cuoc doi ruou
cua ho
sau nay. Yeu to nao lam ho di vao con duong ruou: ban be, co^ do+n,
thie^u
hu+ng...?"
Being
drunk is what separates us from the beasts
Uống
rượu là để phân biệt
người khác thú.
Jeremy
Clarkson
Sực
nhớ chữ cổ nhân bỉnh chúc.
Cao
Bá Quát
Take care. NQT
Khi phịa ra cái nick
Jennifer
Tran, Gấu như mơ hồ nhằm trả lời một câu than vãn của Ngài Tiên Chỉ VP,
nhà văn
Mít [như ông, thí dụ, nhà văn Miền Nam trước 1975] khi qua Mẽo, do chạy
vội quá,
chắc hẳn, cho nên không kịp mang theo độc giả của mình!
Với Gấu do chạy muộn quá,
thì không phải là một câu than, mà là một thách đố, mình thử viết từ hư
vô như
thế, liệu có gì vọng lại từ hư vô?
Từ "hư vô" này, là của NMG, khi ông than, nhà
văn Mít ở hải ngoại, viết cứ như viết vào hư vô.
Tuy
nhiên, Gấu mới đọc tay Ha
Jin, có vẻ như ông cũng có cùng nỗi băn khoăn của Gấu, [ui chao lại
thuổng Nỗi băn khoăn của Kim Dung,
cái tít của NMG], khi cho biết, trong một
vài lần ông có nói, ông sẽ ngưng viết về Trung Quốc đương thời, và có
người chất
vấn, "tại sao đốt cầu", và ông trả lời, trái tim của ông không còn
thuộc về nơi đó
nữa. Và khi nhìn lại, ông nhận ra, quyết định, vờ TQ đương thời trong
những gì
viết ra, là một cách để chối từ [negate] vai trò phát ngôn viên mà ông
thường
trói ông vào với nó. Tôi phải đứng một mình, tự vịn mình mà đứng dậy,
và đứng một
mình, như là một nhà văn.
Một trong những số báo dài hạn đầu tiên.
Tháng 10, 1996.
Gấu tới Xứ Tuyết, 11, 1994. Đúng
vào một bữa lạnh dưới 40 độ.
Xe đưa tới shelter, số 100
Lippincott, Toronto.
Sáng bữa hôm sau, mới sáng sớm, lặn lội trong tuyết, đi tìm tiệm phở,
khu
Spadina, kế ngay đó, nhưng chẳng tiệm nào mở cửa vào giờ đó. Về lại
shelter, đợi đến 8 giờ sáng, nhân viên văn
phòng mới
bấm cửa cho vô. Đến lúc đó mới hiểu được ra thì dễ, vô vô phương!
Rồi một hai văn hữu Làng Văn,
Hội Văn Bút địa phương ghé thăm.
Tiệm sách cũ, trên
đường College,
nằm ngay đầu đường Lippincott. Bao nhiêu năm vẫn thường đi qua con phố
cũ. Shelter
vẫn là shelter, nhà tạm trú dành cho những người mới tới, nhưng không
còn người
Việt tái định cư nữa.
Rồi
cô bạn cũ, đi cùng ông chồng ghé thăm. Cô tháo găng, bắt tay, tự nhiên
như người Hà Nội, nhưng anh cu Gấu ngày nào thì run như cầy sấy, thảm
thật. Ấy là vì Gấu nhớ lại lần đầu được cô cho phép cầm tay, nhờ thằng
em trai chết trận, nhờ đến lượt Gấu đi trình diện nhập ngũ. Gấu đã viết
về cái cú trời sập này, trong Cầm Dương Xanh.
Sau này, cô than, trời ơi là trời, sau bao nhiêu năm trời như thế, mà
"cảm tình" của anh dành cho tôi vẫn y hệt ngày nào.
Sắp đi rồi, mà Gấu vẫn bần thần, không hiểu "cảm tình", hay "tình cảm"
của Gấu, ngày nào đối với cô, vẫn như vậy?
Tiếng Việt sao mà khó quá, khổ quá, như thế!
&
Bài viết về Ilya Ehrenburg cho mục Tạp Ghi trên báo Văn Học của NMG, là
lấy từ số báo trên. Richard Pipes đọc cuốn Tangled Loyalties: Đời và thời của Ilya
Ehrenburg, của Joshua Rubenstein
Thời
gian của người
Đây là lúc
để thừa nhận -
để rú
lên, hay để gào khóc -
Ta đã
sống đời ta như một con chó...
Ilya
Ehrenburg
Cùng số báo trên, có
bài Một
người Algerian ở Paris, Edward Hughes
đọc Camus:
Une Vie,
của Olivier Todd,
trong có nhắc tới câu nói trứ danh của Camus, Tôi tin vào công lý,
nhưng tôi chọn
mẹ tôi thay vì công lý [Je crois à la justice, mais je défendrai ma
mère avant
la justice: Tôi tin vào công lý, nhưng tôi sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công
lý]. Phải
nhìn lại cái thời của Camus vào lúc đó, thì mới thấy ông chơi một quái
chiêu,
khi đưa ra hai từ thật ngược ngạo, thật chỏi nhau: là mère/la justice.
Và độc giả
của ông sau này, đọc ông, là cũng trong tinh thần đó: Thảm kịch của
những chọn
lựa bất khả, the drama of impossible choices is something that readers
of Camus’s
fiction are very familiar with: Rambert trong Dịch Hạch bị bắt buộc phải
chọn lựa giữa tình yêu riêng tư của ông,
và những đòi hỏi của xã hội của một thành phố bị vây hãm bởi dịch hạch,
anh giáo làng bắt buộc phải làm ‘quản giáo’ trong Người Khách, trong cuốn Lưu Đầy
và Quê Nhà...
|
|