*
Ghi



















Simenon và Greene là hai tác giả, vào những ngày mới vào đời, Gấu đọc họ, không phải vì mục đích văn chương, nhưng mà chỉ để học ngoại ngữ, nhưng tuyệt vời làm sao, càng về sau, họ trở thành những ông thầy dậy viết văn, và hơn thế nữa, dậy cách sống ở đời. Simenon, ít hơn, nhưng Greene, quả là càng về già, Gấu càng thấm ông, nhất là về điều mà ông gọi là “human factor”, như tên một tác phẩm của ông.

TTT gọi những tên Bắc Kỳ như ông, như Gấu… là những đứa con hoang [ông dùng chữ 'tư sinh'] của một miền đất. Đó cũng là một trong những 'human factor' của đám Bắc Kít di cư 1954. Với Greene, ông coi đây là những trường hợp ‘split loyalities’. Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng, thành thử PXA không thể bỏ được đất Bắc, là vậy.

* 
The Human Factor, which didn't even have a title, hung like a dead albatross round my neck. My imagination seemed as dead as the bird. And yet there were some good things in the twenty thousand words which I had written - I liked especially the shooting party at C's country house. The memory of it nagged me. I couldn't settle to any other work, and so reluctantly and doubtfully I took the novel up again, telling myself that the Philby affair belonged now sufficiently to the past. Perhaps the hypocrisy of our relations with South Africa nagged me on to work too.
The Human Factor [Yếu tố người] không có được, ngay cả một cái tít. Nó lủng lẳng ở cổ tôi, như một con chim hải âu chết. Sự tưởng tượng của tôi cũng chết như chim. Tuy nhiên, có vài điều đường được ở trong mớ hai chục ngàn con chữ mà tôi đã đổ ra đó - tôi mê cái bữa tiệc săn bắn ở căn nhà đồng quê của C. Hồi nhớ của tôi về nó làm phiền tôi. Tôi không thể làm được chuyện khác, thế là vừa ngần ngại vừa hồ nghi, tôi lại lôi nó ra, tự bảo mình, cái vụ Philby thì cũng xưa rồi Diễm ơi. Có lẽ, cái tính đạo đức giả trong những liên hệ với Nam Phi cũng làm phiền và khiến tôi không thể nhả ra.
*

"The novelist’s station" he [Greene] insists "is on the ambiguous borderline"; a writer, like a double agent, “must be able to cross over, to change sides at the drop of a hat”.
Cái trạm sở của tiểu thuyết gia thì ở vùng biên cương mù mờ; nhà văn, thì cũng một thứ gián điệp hai mang, nhưng 'phải dám vượt lằn ranh, đổi bên liền lập tức khi cái nón [tai bèo] vừa rớt xuống'. Graham Greene
*

Loyalty breeds treachery.
Trung thành sinh ra phản bội
Peter Kemp: The Human Factor, Introduction
*
Trung thành sinh ra phản bội.
Mấy ông nhà văn VC không thể nào hiểu ra điều này.

Nguyễn Khải có thể đã mơ hồ hiểu ra, khi ông đổi trú sở, bỏ chạy Hà Nội vô Sài Gòn, và nhập ngay vào với cái không khí biên cương mù mờ, và viết được mấy cuốn, nhưng lại chiếu sáng chúng bằng ánh sáng của Đảng. Bằng sự trung thành, đời đời biết ơn Đảng!
Giá mà ông có dũng khí, chắc là đã dám phản bội, và hiểu ra chân lý, phản bội mới đúng là trung thành với Đảng! 

Human kind cannot bear very much reality
Cái thứ người không chịu nổi quá nhiều thực tại
T.S. Eliot
*
GOD'S SPIES
Điệp viên của Chúa
"I wish all the lies were unnecessary," Castle confides to Boris, his Soviet control. "And I wish we were on the same side."
"Tôi mong muốn những lời dối trá thì không cần thiết, và chúng ta thì cùng một phe"
PXA nói với Trùm Xịa, trong Gã Điệp Viên Mê Mẽo. The Spy Who Loves US

Human Factor

Faith in spies is mystical, fuelled by fantasy and halfway to religion. They're a protected species in our national psychology. Our banks and financial services may collapse, our economy may be going through the floor, our  road and rail system may be a catastrophe, our Millennium Dome a laughing stock, the cost of fuel, energy, and water rising by the week, but our spies are immune to all of it.
John Le Carré: The Madness of Spies.
Niềm tin vào điệp viên thì cũng kỳ bí, và như được nung nấu bằng ba cái trò kỳ quặc, vào tôn giáo nửa vời. Hệ thống ngân hàng, dịch vụ tài chính có thể sập, kinh tế có thể suy thoái, đường xá có thể hư hỏng, tê liệt… nhưng những điệp viên của chúng ta thì coi như được miễn nhiễm với tất cả những chuyện đó.