*
Ghi



















Hiếp dâm tiếng Việt...
Thư Độc Giả
Trong Hợp Lưu số 53, trang 57, hai "dịch giả !!!" Nguyễn Quốc Trụ và Nguyễn Tiến Văn đã dịch đoạn văn "Le dur desir du durer" là "Dục vọng cương cứng được trường tồn!!!
 Tôi cho đây là một hành động hiếp dâm tiếng Việt rùng rợn và tàn bạo nhất từ trước tới nay. Hơn nữa, hai "dịch giả" này, qua toàn bài dịch, đã trình bày một thứ tiếng Việt tồi tệ, lủng củng chưa từng thấy. Hai vị này viết tiếng Việt như học sinh ngoại quốc đang lấy lớp "Vietnamese 101".
 Chữ Nghĩa là chuyện của quí Trời cho. Mong Hợp Lưu chịu khó duyệt kỹ bài trước khi đăng. Xin đừng vì chỗ quen biết, nể tình mà cho đăng mấy bài như thế này. Làm như vậy là tội nghiệp Tổ Tiên dữ lắm đó. Xin đội ơn nhiều lắm!
 Chúc Hợp Lưu ..... không phải "bị đăng" mấy bài như thế này nữa.
*

Jonathan Galassi: When you read Conrad, as a Pole, do you hear  the ghost of Polish behind him?

Khi bạn đọc Conrad, như là một người Ba Lan, bạn có nghe thấy hồn ma Ba Lan ở đằng sau ông ta?

Eva Hoffman: I think you hear traces of English being his second language, perhaps, a kind of formality.

Tôi nghĩ, bạn nghe ra những dấu vết tiếng Anh, như là ngôn ngữ thứ nhì của ông ta, một thứ hình thức, có lẽ thế

The Paris Review [Summer 2000]. On translation. Về Dịch thuật.

Đây là một cuộc thảo luận về dịch thuật, giữa tòa soạn và một số nhà văn nhà thơ nhà dịch thuật.

Mở ra bằng một câu thật khiêu khích của Paz:

Tìm một ngôn ngữ vượt tất cả ngôn ngữ là một trong những phương cách giải quyết sự đối nghịch giữa nhất thể và vô cùng [unity and multiplicity], và cuộc tìm kiếm này chẳng bao giờ chấm dứt làm phiền, gây tò mò, intrigue, tinh thần nhân loại.

Một cách khác để giải quyết mâu thuẫn là dịch thuật. Từ viễn tượng đó, dịch thuật là thuật ngữ thứ ba, that third term, mà cổ đại mắc míu sâu đậm với nó. Tinh thần thì chỉ có một, ngôn ngữ thì nhiều, và cây cầu nối giữa hai, là dịch thuật.

Nhưng thế kỷ 20 không nghĩ như vậy, từ đó, dịch thuật có vẻ như không phải là cây cầu, mà là vực thẳm luận lý. Càng thêm nhiều dịch thuật thì hoài nghi văn chương triết học, và phê bình ngôn ngữ càng tăng. Dịch thuật là một ảo tưởng, đồ dởm, biếm họa.
*

Thầy giáo 'yêu' học sinh ngay tại trường.
Nguồn

Dùng chữ như vậy, không hiếp dâm, mà là làm nhục tiếng Việt, và còn khuyến khích chúng yêu tiếp.
Một việc làm đồi bại như vậy, mà gọi là yêu ư?
*
Auden: Gì nữa đây?
Ký giả: Tôi tự hỏi, nhà thơ số một hiện đang còn sống được coi là người bảo vệ sự vẹn toàn tiếng Anh của chúng ta, là ai theo ông?
Auden: Tại sao (không phải là) tôi, lẽ dĩ nhiên!

(Chuyện trò, Mùa Thu 1972).…

Mượn hình ảnh rất đáng yêu, rất ngạo mạn, rất ngổ ngáo, rất "ngồ ngộ" của thi sĩ Anh, Auden, tôi nghĩ, Bùi Giáng cũng muốn trả lời như vậy, khi được hỏi ông muốn gì khi ăn ngủ đi đứng với thơ: ông muốn bảo vệ sự vẹn toàn của tiếng Việt, thoát ra khỏi mọi quyền lực nhằm lạm dụng nó, trước khi nó bị thương tổn nặng nề.
Hãy lấy một thí dụ, bây giờ những người tuổi trẻ ở trong nước, hỏi nhau trước khi đi thăm "em út": Mày có "đạn" không?
Ngay cả những tiếng nói thật bình thường, những danh từ xưng hô như Bác, Cháu, Anh Hai, Anh Ba.... nhiều khi người được gọi nghe thấy gai trên mấy đầu ngón tay...
Thời gian, không gian, và một chàng Tô Vũ chăn dê ở đây, là một vùng đất đã mất (lost domain), nơi tiếng Việt, chàng Tô ẩn náu cùng với bầy dê, trước
Kinh Hoàng Lớn sẽ tới.
Lost domain, Vùng đất đã mất, là một trong những ẩn dụ lớn của văn chương. Một huyền thoại của đời sống: Vườn Địa Đàng, Tuổi Thơ, Nàng Công Chúa Xa Vời, hay dùng ngôn ngữ phân tâm học: người mẹ được thánh hóa, lý tưởng hoá của tuổi thơ (chúng ta gặp mẫu thân Kim Cương ở đây).
Thi sĩ như một ông vua, ông trời, như một kẻ sẽ chẳng bao giờ kinh qua địa ngục, sẽ chẳng bao giờ là nạn nhân...
Anh ta chẳng khác gì nhân vật thần thoại Gryphon [Nhân vật mình, chân sư tử. đầu cánh, tai chim ưng, tượng trưng cho sức mạnh, nhanh nhện, và cái nhìn sắc bén.được miêu tả trong Lò Luyện Ngục, Canto XXXI]. Không ngừng là chính mình, anh ta biến thành cái bóng của chính anh ta; Paz viết về thi sĩ. Về kinh nghiệm thi ca: chỉ là mặc khải phận người. [Thi ca và Lịch sử , trong The Bow and the Lyre].
Với Bùi Giáng, một phận người thật yêu thương, đôi khi thật ngậm ngùi. Và hình ảnh nhà thơ nhập vào, là ca dao, Truyện Kiều, lục bát, trên tất cả, là tiếng Việt với tất cả những thăng trầm của nó.
Nói về khùng điên, phải có tài của một thi sĩ.
[Bản dịch tiếng Anh: To speak of madness one must have the talent of a poet].
Michel Foucault
Bùi Giáng
*
Tiếng Việt, sau những máu, đạn, hòa bình về, bị “bóng đè”, với những hình ảnh thầy “yêu” học trò trong lớp, xém mất đời con gái vì chat, lãnh án vì “âu yếm” với trẻ 12 tuổi, ép tình… Tất cả những từ ngữ “thơ mộng” như vậy, là để chỉ một việc làm đồi bại, là hiếp dâm con nít.
*
Đánh thức hy vọng
Lê Quỳnh chứng kiến nước Mỹ bị diễn văn của Obama chinh phục.

BBC

*
Cái tít có lẽ nên viết như vầy:
LQ, đặc phái viên BBC tại Washington D.C. chứng kiến cảnh tượng tân tổng thống chinh phục dân chúng Mỹ qua bài diễn văn nhậm chức của ông.
Tuy nhiên dùng động từ ‘chinh phục’ ở đây, quá “nguy hiểm”, vì nó rất dễ bị hiểu lầm.
Lại thêm cách dùng thì ở "bị động cách", lại càng thêm nguy hiểm.
*
Mít ta ít khi dùng “bị động cách”, passive voice.
Bị mới chẳng bị.
Được mới chẳng được. Được đóng thuế. Được vô chiến trường Miền Nam. Được Tổ Quốc Nhớ Ơn.
Toàn là "được" không hà!
Viết một cái tít không nên thân.
Bữa trước thì viết sai chính tả. "Giấu" viết sai là "dấu".
Bữa trước nữa, “Quần đảo Ngục Tù” thì “bị” dịch là "Bán Đảo Ngục Tù".
Chán quá! NQT
*
Khi Clinton đến thăm Việt Nam, báo chí Mẽo viết, tông tông Huê Kỳ 'chinh phục' nước ta, thí dụ, ấy là vì họ muốn nói, chỉ bằng thiện tâm của một ngưòi mà chiến thắng lòng thù hận của muôn người.
Hay khi tay gì gì đó, người Mẽo, giáo sư sử học Harvard, trên Tin Văn đã từng giới thiệu,(1), viết một cuốn sách, tố toàn thể dân Đức đều là đồ tể tự nguyện của Hitler, và khi ông này đi tua bán sách của mình tại Đức, đăng đàn diễn thuyết, dân Đức kéo đến chật rạp, thì báo chí Đức viết, me-xừ này đã 'chinh phục' nước Đức.
Còn me-xừ Obama, dân Mẽo, làm sao lại 'chinh phục' nước Mẽo?
Thấy người ta dùng chinh phục, cũng chinh phục!
Thảo nào, ăn cướp [chinh phục] thì nói là giải phóng!
(1)
Địa ngục đã làm việc ra sao. Trong cuốn "Những Đao Phủ Tự Nguyện của Hitler: Những con người Đức bình thường và Lò Thiêu Người" (nhà xb Knopf, 622 trang, 1996), Daniel Jonah Goldhagen đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ về bản chất chủ nghĩa bài Do thái. Ông nghiên cứu cách phát triển của thế kỷ 19, theo đó, đã cung ứng một xã hội đấy ứ hận thù Do thái, sẵn sàng, tự nguyện để được động viên vào bất cứ biện pháp, hành động nào chống lại Do thái, và hỗ trợ trò giết người hàng loạt sau đó. Ông tin tưởng, trái với quan niệm thông thường, vẫn được chấp nhận, theo đó, đại bộ phận những người Đức bình thường đã "bất bình" với chủ trương bài Do thái của Nazi, nếu họ phải tham gia là vì quá sợ hãi, do sức ép của xã hội, một sự vâng lời thái quá...
Không phải như vậy. Đa số đã chia sẻ trò giết người với Hitler, tự nguyện tham gia làm đao phủ. Việc cần thiết phải huỷ diệt Do thái là rõ ràng, đối với tất cả, tiếp theo quan niệm Do thái là kẻ xâm lăng, ngoại lai, đối với cơ cấu xã hội Đức.
Khi cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ, nó đã gây một phản ứng thù nghịch rất dữ dội tại Đức, trong cả hai giới truyền thông và sử học. Trớ trêu là, khi những bản dịch Đức ngữ đầu tiên xuất hiện, tháng Tám 1996, tất cả được bán sạch, vài tuần sau, 130 ngàn ấn bản được tung ra. Tháng Chín, 1996, khi tác giả xuất hiện tại Đức, chuyến đi "chào hàng" của ông đã là một "succès fou": Goldhagen đã chinh phục Đức quốc! Trong vòng 10 ngày, giở bất cứ một tờ báo, mở bất cứ một chương trình TV là đều thấy bộ mặt bảnh trai của nhà khoa học chính trị trẻ tuổi của Harvard ("Ông ta trông giống như Tom Hanks"). Buổi thảo luận về cuốn sách, lần đầu được tổ chức tại Hamburg, con số tham dự là 600 người. Lần chót tại Munich, 2500 vé, 10 Đức mã một, bán sạch. Công chúng Đức đến để nghe chính điều tác giả nói, trong 600 trang nguyên bản, 700 trang dịch bản, tóm tắt là: Lò Thiêu Người chỉ xẩy ra tại Đức, nhập thân vào chế độ Đệ Tam Reich, bởi vì đó là cách các người đã là (you were the way you were). Các người làm điều đó, chỉ các người thôi, bởi vì các người là một trong những quốc gia bị vò xé bởi lòng thù hận, phải huỷ diệt Do thái, và đều là đồng lõa, một khi thời gian chin mùi.
Đây là một người
*
Tởm nhất là thứ ngôn ngữ đổi trắng thay đen nhằm đánh bóng chế độ. Thầy giáo đè con nít ra hãm ngay ở lớp học, vậy mà trắng trợn viết là Thầy giáo 'yêu' học sinh ngay tại trường. Hay Lĩnh án vì 'âu yếm' với trẻ 12 tuổi.
Viết như thế, chẳng khác xúi những thằng mặt người dạ thú khác bắt chước.