*
Ghi



















The critic is an epistemologist [Nhà phê bình là nhà tri thức luận]

The reader is servant to the text [Nhà độc giả là đầy tớ của bản văn]

'Great Readers', says Borges, who is himself one, are 'rarer than great writers.' The list would include Montaigne reading Seneca and re-reading himself; Coleridge reading Jacobi and Schelling, a reading whose motion of acquiescence and metamorphic repossession Thomas McFarland has analyzed with a tact equaling that of any other study of the stress of influence; Peguy reading Corneille and Victor Hugo; Walter Benjamin reading Goethe's Elective Affinities; Heidegger reading Sophocles and Trakl (not Holderlin, whom he often reads wilfully and with opportunism);
Mandelstam reading Dante and Chenier; Alexandre Koyre reading Galileo; Nabokov reading (not translating) Pushkin; Jean Starobinski reading Rousseau; William Empson reading complex words; Gianfranco Contini reading the Proven~al poets, Dante, and Montale; Pierre Boutang reading Plato's Philehus; Michael Dummmett reading Frege, where depth and openness of reading are radically creative; D. Came-Ross reading Gongora and Ariosto; Gershon Scholem reading the Kabbalists and reading Walter Benjamin…

Nhà độc giả vĩ đại thì hiếm lắm, hiếm hơn, so với nhà văn nhớn, Borges phán. Bản thân Ngài, là một nhà độc giả nhớn. Montaigne đọc Seneca và đọc lại chính mình, Coleridge đọc Jacobi và Schelling....
G. Steiner: "Critic/Reader"
Giá như mà có thể thêm vô: Gấu đọc Steiner và đọc lại Gấu!
*

“Beyond Criticism”: Vượt quá phê bình

Hai cuốn sách đầu tiên mà Gấu đọc, khi vừa mới vô NamĐêm hay Ngày, của Koestler, và Tôi chọn tự do. Cả hai đều do Phòng Thông Tin Huê Kỳ phát hành. Sách Chống Cộng, cho không, biếu không. Thành thử đọc thì cũng đọc vậy, vì vào cái tuổi đó, đọc bất cứ cái gì, cầm tờ giấy, mảnh báo đi cầu cũng đọc đến thủng cả giấy nữa là!
Lạ, càng về già, hai cuốn càng gây ám ảnh, chúng như không quên Gấu, và như bực tức: Ngày nào mi coi thường 'chúng ông', nhớ nhé!
Đêm hay Ngày, khỏi nói. Cuốn thứ nhì, Tôi chọn tự do, mới liền đây, đọc một bài viết trên tờ báo Điểm Sách London, vớ được một chi tiết thật là tuyệt vời về nó!
Tác giả I Chose Freedom, Tôi chọn Tự do, là một tay đào thoát thiên đường Liên Xô, Victor Kravchenko. Cuốn sách xuất bản năm 1946. Bị đám tả phái trên toàn thế giới chửi, nhưng khi tờ báo của Đảng CS Pháp, Lettres Francaises, buộc tội tác giả là một tên dối trá, và là điệp viên của Tây Phương, ông bèn lôi tờ báo ra tòa.
Tác giả lôi một tác giả khác ra, cùng với cuốn sách của người này, làm chứng cho ông, vậy mà thắng kiện!
Cuốn sách nào, tác giả nào mà bảnh thế?
Tác phẩm: Một cổ hai tròng [Under Two Dictators]: Tù nhân của Stalin và Hitler.
Tác giả: Margarette Buber-Neumann.
Người dịch Edward Fitzgerald
Eliane Glaser điểm, trên Điểm sách London số 20 Tháng 11, 2008.
Người điểm sách đưa ra một vấn đề thật hắc búa: Làm sao đọc, và điểm thứ sách viết từ “đáy địa ngục”?
Và trích dẫn: Khi Al Alvarez điểm Đêm của Elie Wiesel, một hồi ức về Lò Thiêu, đã đưa ra nhận xét, “như là một tài liệu nhân văn, Đêm đau nhức không thể chịu được, và vượt quá phê bình”.
Nhưng liệu có thứ tác phẩm vượt quá phê?
*
Lại nói chuyện 'đau nhức đến không thể chịu được": Gấu mấy ngày hôm nay quả là đang chịu đựng cái cú đau nhức khủng khiếp đó, do con vai rớt Bắc Kỳ hành hạ!
Con vai rớt này, đúng là con vai rớt Bắc Kít. Nói rõ hơn, nó là con vai rớt gây ra bệnh đậu mùa, mà Gấu bị, khi còn nhỏ, ở Đất Bắc. Bệnh hết, nhưng con vai rớt không chết hẳn, nó nằm phục trong cơ thể, đợi khi về già, sống dậy, làm ngụy, gây ra những vết đau nhức khủng khiếp mà Mít dân Bắc gọi là "giời leo", tụi mũi lõ ở đây gọi là shingles. Cô pharmacist lắc đầu thương hại Gấu, khi đưa thuốc, khủng khiếp phải không, terrible, hehe?
*
Tờ Điểm sách London số 20 Tháng 11 2008, bài Về chuyện phàn nàn, On complaining, Elif Batuman điểm cuốn Triết học trong thời nhiễu nhương [Philosophy in Turbulent Times]: Canguilhem, Sartre, Foucault, Althusser, Deleuze, Derrida, tác giả Elisabeth Roudinesco, người dịch William McCuaig. Columbia. Người điểm sách than thở, đọc, cảm thấy nó giống như một cuốn sổ cái, đầy những entries dành cho những con người biến thành những sự vật [a vast ledger full of entries for ‘people who have become things'], và đưa ra đề nghị, có lẽ đã đến lúc, nên có một thứ triết gia, phải chọn giữa "làm chuyện triết" hay "chiến đấu chống bất công", và đây là một tự do nhức nhối, đúng như chức năng của triết gia. Và những triết gia Mác xít nên hiểu rõ hơn bất cứ một ai, thời gian không đi lùi lại, và lập luận, “Những kẻ không hiểu quá khứ sẽ bị kết án lập lại nó”, nó dậy chúng ta một điều, phải tự giải phóng mình ra khỏi lịch sử… Thật lầm lẫn và nguy hiểm khi tin tưởng, nhà thương bệnh viện thì cũng giống như trại cải tạo…
Ui chao, tới bi giờ, Gấu mới hiểu ra tại làm sao mấy nhà ly khai thường bị tống vô nhà thương tâm thần!
Triết gia phục vụ chúng ta tốt hơn, khi dậy chúng ta viết lại tử vi mỗi ngày.
[The philosophers serve us better by teaching us to rewrite our horoscopes day by day]
*
Nhưng, cái ý nghĩ viết tử vi của mình từng ngày, theo như bài viết cho biết, là của Umberto Eco, trong Foucault’s Pendulum:
“Vào Đại học một hay hai năm trước năm 1968 thì giống như được nhận vô trường võ bị Saint Cyr vào năm 1793: Bạn cảm thấy ngày sinh của bạn sai lầm [your birthday was wrong]… Bạn luôn sinh ra dưới một dấu hiệu sai [wrong sign], và để sống thế giới này một cách đàng hoàng, bạn phải viết lại tử vi của bạn mỗi ngày."
"Foucault’s Pendulum là một câu chuyện ngụ ngôn, a cautionary tale, về tay biên tập gặp chuyện không may, là, 11 tuổi vào năm 1943: Quá trẻ để chiến đấu trong lực lượng Kháng chiến, Resistance, quá già để cảm thấy mình như là một tên hèn nhát….
Gấu cũng muốn viết lại tử vi mỗi ngày, tính từ ngày 16 Tháng Tám năm 1966, [thay vì 1968, Mậu Thân…] “vào đúng lúc chàng gặp tai nạn, bị thương nặng, suýt chết, sau khi thoát chết, ra khỏi nhà thương lần đầu tiên, vị bác sĩ hẹn hai tháng sau trở lại để tháo plâtre và giải phẫu thêm một lần nữa, vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme."
Tứ Khúc

Nhưng cái ý nghĩ, “viết lại tử vi mỗi ngày’ thì cũng phi lý như cõi văn Kafka, nếu chúng ta đọc, trong cùng số báo, bài viết “Tư duy kép”, “Double Thought”, của Michael Wood, điểm cuốn Franz Kafka: The Office Writings, [Princeton, 404 trang].

Ý nghĩ kép?
Thí dụ câu Kafka trả lời Max Brod, khi được hỏi về hy vọng, và liệu có hy vọng nào ở bên ngoài thế giới mà chúng ta biết: Ngoài đó đầy cứu chuộc, nhưng chẳng có cái nào dành cho chúng ta. [“Plenty of hope”, “But not for us”].
Hay, “tớ chỉ muốn là hội viên của một câu lạc bộ nào đếch bao giờ thèm nhận tớ”.
Nhưng nói chuyện phi lý, thì lại khiến chúng ta liên tưởng đến một bài viết khác nữa, cũng cùng số báo, If Only Analogues… Ange Mlinko điểm cuốn A Blue Hand: The Beats in India, viết về tay thi sĩ Ginsberg thuộc trường phái Beats, khi tay này đến Ấn độ, và tại sao đến Ấn độ?
Bài viết cho biết, nhà bác học làm ra bom nguyên tử của Mẽo, Robert Oppenheumer, biết tiếng Sanscrit. Và một câu trong Bhagavad Gita bất thình lình bật dậy, khi ông nhìn thấy vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên tại New Mexico: “Giả như một ngàn mặt trời cùng dâng lên bầu trời cùng một lúc: đó là niềm vinh quang của cái gọi là Bóng Dáng Của Thượng Đế Vô Cùng [such is the glory of the Shape of the Infinite God].
Nhưng, nhà thơ Ginsberg, cũng đọc đoạn đó, trong Bhagavad Gita, tại Garjeering vào năm 1962, thì lại nghĩ đến một điều khác: những bánh xe mầu sắc rực rỡ của viễn tưởng: Cái đám mây khổng lồ hình giống như một cái nấm hà cớ làm sao lại nối kết hai phát minh khủng khiếp nhất thời đại vào lúc đó, là bom nguyên tử và những viên thuốc LSD?
*
Nếu chúng ta đọc Kafka, và chỉ coi đây là một lối nói, viết ngược ngạo, thì thật quá sai lầm. Gấu có lần đã giải thích truyện ngắn Làng Kế Bên, bằng một thí dụ hiển nhiên, về một anh bạn, cả đời mê văn chương, chỉ cần ngồi xuống bàn, là viết, là thành nhà văn, là thành triết gia, mà, lần nào như lần đó, đều tặc lưỡi, lát nữa, tí nữa.. Thế rồi Thần Chết đến, mà vẫn còn thấy anh đang tặc lưỡi, lát nữa, tí nữa...

Người viết có một anh bạn, mê văn chương. Mê lắm, nhưng cứ nay lần, mai lữa, vì còn nhiều việc phải làm. Nào lo cho xong cái nhà, kiếm mấy chân hụi cho bà xã để dành tiền lo cho xấp nhỏ… tới lúc rảnh rang, tính viết văn, thì phát giác ung thư đã ăn tới tận cổ họng. Văn chương, ở ngay "làng kế bên" (The next village, Kafka)* vậy mà cả một cuộc đời dài như thế, hạnh phúc như thế, "vưỡn" chẳng nhín ra được một tí thời giờ cần thiết cho nó!
* Làng kế bên.
Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy."
Bản tiếng Anh: The next village.
My grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking back over it, life seems so foreshortened that I scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride over to the next village without being afraid that – not to mention accidents – even the span of a normal happy life may fall far short of time needed for such a journey".