Ghi
|
Nguồn
gốc thần đồng của Trần
Đăng Khoa
Nhận xét về một tứ thơ của
cậu bé Trần Đăng Khoa, Tố Hữu cho rằng câu thơ đó (Ngoài thềm rơi cái
lá đa /
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng) là của trời cho: 'Không hiểu sao
một chú
bé 8 tuổi lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giờí (Trích
bài viết
Người trong cuc luận bàn về tác phẩm Chân Dung và Đối thoại của Trần
Đăng Khoa,
Nguyễn Như Phong - báo An Ninh Thế giới các số giữa tháng 3-1999, qua
Internet).
Nói như vậy, cũng được thôi,
nhưng tôi lẩn
thẩn tự hỏi, liệu cái giếng thiên tài của thần đồng có phải là từ...
"cái
tay nải đã cũ. Đấy là cái kho sách lưu đng của mẹ tôi (...) trong đó
lổng chổng
mấy cuốn Trê Cóc, Hoàng Trừu, Thạch Sanh, Kiềú (Chân Dung và Đối thoại,
bài
Xuân Diệu)?
Khi còn ở ngoài Bắc, vào cái
tuổi của Trần
Đăng Khoa, tôi có được đi theo sau một đám ma. Mấy bà cụ vừa đi đường
vừa đọc
một bài kể. Tôi còn nhớ, đó là những lời dặn dò linh hồn người chết,
trong
chuyến viễn du về âm phủ. Đi tới bến đò chia đôi hai bờ âm dương thì
phải làm
sao, ăn bát cháo lú như thế nào, gặp những linh hồn vất vưởng không ai
hương
khói thì làm gì, gặp quỉ dữ thì sao...
Chuyến viễn du cuối cùng. Chết
là hết. Dặn dò
làm gì?
Không đâu! Sống gửi, chết về.
Về để làm gì?
Để đi nữa.
Đối với người Việt, thấm nhuần
Phật Giáo, tắm
đẫm không gian Mục Kiều Liên, chết chỉ là một cuộc hẹn (appointment)
với Diêm
Vương, để 'thương lượng' (deal) với Ngài. Để được tái sinh. Làm giống
gì chưa
biết. Thường ra là lại làm người, có lẽ vậy.
Tôi không còn nhớ một chút nào
về bài kể này.
Một cách nào đó, sau này tôi "viết văn" là để tìm lại riêng cho mình
một bài kể như thế.
Tương tự như một anh chàng mê
đọc, vào thư
viện, tính kiếm một cuốn sách. Không thấy, anh bèn viết một cuốn!
Nhận xét về Lê Lựu và Thời Xa
Vắng, theo một
bạn văn, cái hay nhất của nó, vẫn là những đoạn viết
về một anh cu Sài nhà quê Bắc Kỳ. Kỹ thuật viết: Rút ruột ra để viết.
Viết bằng
trực cảm. Thiếu tính khái quát... Hầu hết những tác phẩm có giá trị của
Miền
Bắc, đều có chung một điểm thành công đó: cái thời người viết chưa bị
thần Đỏ
cướp mất hồn vía. Nguyễn Huy Thiệp, hay nhất là thời gian an thân trong
một bản
Mường Mèo miền núi, hít ngọn gió Hu Tát. Sau này, chống lại ông thần
Đỏ, lòi ra
Tướng Về Hưu, Kiếm Sắc, Không Có Vua: đc, ác. (Không độc, không ác làm
sao
chống lại được mấy ông thần này?)
Liệu chúng ta có thể coi, giấc
mơ văn chương
Miền Bắc, là đi tìm lại (à la recherche)... cái tay nải của bà mẹ già?
Bởi vì Chân Dung và Đối thoại,
và sự thành
công của nó cho thấy: Trần Đăng Khoa là một người kể chuyện có duyên.
Hãy tạm
gác những "lý do tiềm ẩn", những "ý đồ" của tác giả khi
viết nó, khi hạ bệ một số thần tượng. (Nên nhớ Nguyễn Tuân được Miền Nam
yêu nhiều
hơn là Miền Bắc, nhất là đám nghệ sĩ di cư: họ tưởng tượng và đo lường
chính
họ, trước ông, nếu ở lại. Văn nghệ sĩ Miền Bắc sợ ông, thì đúng hơn: họ
sợ cả
tiếng ba-toong của ông, như những tiếng nhắc nhở, về một thời vang bóng
nhưng
vẫn còn hiện diện).
Nếu nói về ý đồ của cuốn sách, chúng ta có thể
coi Chân Dung và Đối Thoại như: một cú Bravo I đối với Nhà nước, Bravo
II là
của đc giả, khi đọc nó.
(Xin nhắc lại một giai đoạn lịch sử liên quan
tới Bravo I và II: Khi bị chống đối, qua vụ Phật Giáo, ông Diệm kêu
những tướng
lãnh thân tín làm một cú đảo chính dởm, nhân đó quơ hết đám phản đng.
Mấy ông
tướng thân tín, nhân đó chơi đòn "gậy ông đập lưng ông", Bravo II,
biến dởm thành thực, và thịt ông).
Với Chân Dung và Đối Thoại,
chúng ta cứ giả dụ
câu chuyện xẩy ra như thế này: Trần Đăng Khoa được lệnh viết một cuốn
sách, hạ
bệ một số thần tượng, giả đò "chơi" nhà nước, qua những nhận xét phê
bình, tố cáo... Anh nào "ngu", tưởng đây là một dịp "cởi
trói", tuyên bố hung hăng con bọ xít, Đảng nhân đó tóm gọn. Nhưng kết
quả
dân chúng ào ào đọc nó, biến giả thành thực. Không lẽ bắt bỏ tù tất cả,
thú
nhận đây là đòn độc của nhà nước?
Hay là coi cuốn sách như là một
diễn tập
(rehearsal), một thực tại lịch sử ở trong tương lai, như trường hợp
những dòng
thơ phịa "loa dậy đất, đuốc đỏ làng" đưa đến cuộc đấu tố khủng khiếp
diễn ra trên toàn Miền Bắc thời gian 1954, đưa đến vụ Nhân Văn Giai
Phẩm. Nhìn
theo cách thế đó, có thể coi Chân Dung và Đối Thoại là một đòn... tổng
công
kích Mậu Thân ngay trong lòng chế độ: thành công của cuốn sách, là phá
sản của
chủ nghĩa Cộng Sản!
Bạn có thể nghĩ, người viết
tưởng tượng hơi
lố, nhưng chuyện tương tự như trên đã xẩy ra, với Trần Độ, khi ông làm
MC trong
một cuc gặp gỡ báo chí, mời chào món hàng đổi mới, và đã bị phản ứng
ngược, như
qua bài viết của Văn Thanh, trên báo Cánh Én số 92, tháng 7-99, mà
người viết
xin phép được trích dẫn sau đây:
'Tôi (Văn Thanh) nhớ ngày ấy
Nguyễn Văn Linh
đưa ra chủ trương mới (...) tuyên bố 'Cởi Trói cho văn nghệ sĩ(...)
Trung Ương
Đảng cử Trần Độ (...) tổ chức buổi hội thảo tại Đài Truyền Hình thành
phố Hồ
Chí Minh. Có khoảng 300 người tới dự (...) thuc lực lượng sáng tác hàng
đầu của
Sài Gòn. (..) Tưởng cũng nên nhắc lại một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng
lắm. Ấy
là cái địa điểm của buổi hội thảo. Số là ban đầu Đảng dự định làm tại
Hà Nội
(...) Nhưng ông Trần Độ đề nghị làm khác đi. Trần Độ nhận xét: (..) Hà
Nội đã
từng bị tới hàng trăm quả lừa, còn mấy ai tin tưởng hưởng ứng?'
Kết quả, theo Văn Thanh: cánh
Miền Nam
non trẻ mà
có vẻ khôn ngoan và dữ tợn hơn cả cánh Nhân Văn Giai Phẩm... Ông Linh
(người
giao việc cho Trần Độ) đã bị mất chức Tổng Bí Thư qua vụ này... Buổi
hội thảo
chưa kết thúc mà cả hai bên đã bừng bừng nóng mặt, như sắp sửa đánh
nhau!
Nhưng thôi, hãy trở lại với
văn chương, với thú đọc sách: Đừng đọc Chân Dung và Đối Thoại như một
cuốn sách
phê bình. Đọc nó như đọc những câu chuyện. Những giai thoại văn chương
vốn rất
được độc giả ái mộ. Nó thỏa mãn tính tò mò thiên thu bất tận của con
người.
Vượt lên trên tất cả những giai
thoại ở trong
Chân Dung và Đối Thoại là lời dặn dò của một bà mẹ, khi Trần Đăng Khoa
kể lại
chuyến viếng thăm đầu tiên của Xuân Diệu: "Theo lời mẹ tôi kể, thì bác
'nhà báó đã mượn cây đèn bão, xách ra vườn, soi từng giàn trầu, gốc
cau, luống
mía và mấy cây bưởi. Xuân Diệu tìm gặp những 'nhân vật' thân thuộc của
tôi.
'Bác ấy kiểm tra xem mày có nói đúng không. Khổ, có thế nào thì cứ nói
như thế,
đừng đặt điều thêm ra, kẻo lại mang tiếng là mình ăn ở không thật thà.
Thấy bác
ấy kiểm tra, tao lo quá. Thế có làm sao không, hả con? Mà thôi, đừng có
thơ phú
gì nữa, cho rắc rối ra. Cứ đi cày như bố mày là yên chuyện'". (Bài Xuân
Diệu).
Thế có làm sao không, hở con?
Tôi không hiểu, Trần Đăng Khoa có còn nhớ nỗi lo sợ của bà mẹ, khi viết
Chân
Dung và Đối Thoại?
Chúng ta lại thấy nỗi lo của bà mẹ, qua câu
nói của Tố Hữu, trong bài "Người trong cuộc...", trên báo "An
Ninh Thế Giới" đã dẫn ở trên:
- Cháu là công an hả, phải
thổi còi cho Khoa thôi. Nhưng đừng để cho nó giật mình, ngã xe nhé!
Ôi viết văn mà cứ phải có
người thổi còi, lo mình ngã xe, thì thảm thật!
Ra đến nước ngoài vẫn còn bị
ám ảnh bởi tiếng còi, vẫn cảm thấy như là mình... có đuôi; soi gương cứ
như
thấy một ông công an ở đằng sau tấm gương. Viết, vẫn như dưới ánh sáng
của...
Đảng: Liệu liệu mà viết. Còn bà con, họ hàng của mi ở đây, đấy nhá!
Thảm thật!
Khi còn là một đứa bé
ở ngoài Bắc,
vào cái tuổi của Trần
Đăng Khoa, tôi có được đi theo sau một đám ma. Mấy bà cụ vừa đi đường
vừa đọc
một bài kể. Tôi còn nhớ, đó là những lời dặn dò linh hồn người chết,
trong
chuyến viễn du về âm phủ. Đi tới bến đò chia đôi hai bờ âm dương thì
phải làm
sao, ăn bát cháo lú như thế nào, gặp những linh hồn vất vưởng không ai
hương
khói thì làm gì, gặp quỉ dữ thì sao...
Chuyến viễn du cuối cùng. Chết
là hết. Dặn dò
làm gì?
Không đâu! Sống gửi, chết về.
Về để làm gì?
Để đi nữa.
Đối với người Việt, thấm nhuần
Phật Giáo, tắm
đẫm không gian Mục Kiều Liên, chết chỉ là một cuộc hẹn (appointment)
với Diêm
Vương, để 'thương lượng' (deal) với Ngài. Để được tái sinh. Làm giống
gì chưa
biết. Thường ra là lại làm người, có lẽ vậy.
Tôi không còn nhớ một chút nào
về bài kể này.
Một cách nào đó, sau này tôi "viết văn" là để tìm lại riêng cho mình
một bài kể như thế.
*
Nhưng cái bài kệ đó, chưa ấn tượng bằng cái cảnh lúc hạ huyệt.
Khi chiếc quan tài từ từ đưa xuống lòng huyệt, mấy bà nhà quê, mặc váy,
tất nhiên, bèn cứ thế lồng lộn, bà nào bà đó thi nhau vén váy nhảy qua
nhảy lại mặt huyệt, như để cho cái xác nằm trong quan tài được chiêm
ngưỡng lần chót, nơi chốn âm u, ẩm ướt mà Thượng Đế thường xuyên lai
vãng, cũng là nơi mọi người từ đó bò ra đời.
Bạn nên nhớ, mấy bà Bắc gần
như chẳng hề mặc nội y!
Ý là cho đến khi Gấu rời đất
Bắc, 1954, thì hình hình nó là như thế.
Chẳng thế mà mấy anh cu Sài,
khi vô tới Sài Gòn, kháo nhau, hàng gái Nam có gân!
Một trong những kỷ niệm của Gấu
về làng của Gấu, là hình ảnh mấy bà ghếch một chân lên, kéo cái váy
lên, và cứ
thế tè tè tuới cỏ vệ đường làng.
Khỉ thật. Nhớ gì không nhớ, toàn nhớ cái đáng nhớ!
*
Gửi
ông Tụ,
Bài
“Chửi” của ông, lý
do tại sao ông viết, tôi sợ ông ngại không nói ra, thành thử để tôi nói
giùm, vậy.
Liệu
có phải, mấy bài chửi liên quan tới “cái áo mưa” làm ông… bực
mình?
[Xin
xem các bài liên hệ trên talawas]
Chửi,
cho dù hay cách mấy, như bà cô của ông, cũng chưa “ghê gớm”,
tôi muốn nói ép phê của nó, bằng “không chửi”. Cá nhân tôi có một bài
viết, về
mất vịt [hay gà thì cũng thế] không chửi, ở địa chỉ sau đây, xin mời
ông ghé
thăm mất vịt không chửi.
Rời
đất Bắc từ năm 1954, ở trong Nam, lớn lên, tôi cứ nghĩ dòng họ
tôi ngoài đó chỉ có hai người, một ông bác, và một ông bố. Mới đây, về
lại đất
Bắc, gặp họ hàng, tôi mới biết, và cùng lúc, nhớ ra là mình còn mấy
người,
trong đó, có một bà cô. Và cùng lúc, nhớ ra những lời chửi của bà nội
tôi, nhắm
vào một anh chàng thương yêu cô tôi, và xin bàn tay của cô tôi, nhưng
bị bà nội
tôi chửi.
Bà
chửi, tiền ít mà muốn hít “bàn tay” thơm!
Tôi
còn nhớ ra, nhiều lắm, những câu chửi ly kỳ của cụ.
Nhưng
tôi không làm sao nhớ ra được, một bài hát mấy bà Bắc, đi
theo đám ma, hát cho hồn người chết nghe. Đây là những lời dặn dò đường
đi nước
bước ở dưới âm phủ. Đi đường, qua sông, qua cầu, gặp ma, quỉ, và phải
làm gì
trong những trường hợp như vậy.
Tôi
không còn nhớ một chút gì về bài hát này, nhưng tôi nhớ là, nó
tuyệt vời vô cùng. Nó khơi dậy trí tưởng tượng của một thằng bé, về một
cõi
khác tiếp theo cõi này.
Và
tôi cũng không thể nào quên được cảnh, khi quan tài hạ xuống
huyệt, trước khi lấp đất, các bà hát bài hát trên, mỗi lúc một nhanh,
và cùng
lúc, vén váy nhảy qua huyệt. Nhảy qua, nhảy lại, hết người này tới
người khác.
Tôi
thành thực nghĩ, ở cái mảnh đất đó, con người phải chửi thô tục
cỡ nào, thì mới được đền bù, một cách thanh cao đến như thế!
Thì
cũng vẫn “bàn tay” đó!
Kính,
NQT
Note:
Hoá ra là, cái vụ vén váy nhảy qua nhảy lại, Gấu đã viết rồi, vậy mà
quên!
|
|