Kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn
Thư tín
… 10-5-2005
Bác Trụ thân mến,
Muốn viết cho bác Trụ từ rất
lâu nhưng vì quá ngại ngùng khi viết cho bậc học giả tài cao nên tôi cứ
ngập
ngừng mãi nay mới thu hết can đảm để viết đây.
Trước hết xin tự giới thiệu
tôi là bà ngoại N… ở… đáng lý kêu bác Trụ bằng anh nhưng xin xưng bác
cho dễ
nói chuyện.
Trước là:
Cám ơn:
-
Cám ơn bác rất nhiều về vốn quý hiểu
biết của bác, tôi đã học được rất nhiều về những bài giới thiệu của
bác. Bác
không giới thiệu thì tôi cũng chẳng biết gì... về G. Steiner, cũng
không hiểu
sâu thêm về S. Weil, không biết chuyện Cha và Con của Oe – Ui chao, cả
một trời
hiểu biết mà không hiểu biết thêm về Cha và Con là cả một thiếu sót lớn
trong
cuộc đời!
-
Cám ơn những tâm tình của bác về các
văn nghệ sĩ, về những câu hỏi, những vấn đề của cuộc đời như nhắc nhở
lương
thức con người nên nghĩ về những chuyện thiết yếu.
-
Cám ơn bác giới thiệu Nguyễn Ngọc Tư.
- Cám
ơn những tấm hình tươi mát của
các cô cậu cháu ngoại, nhìn những tấm hình này thì không muốn nhìn
những tấm
hình khác đâu nhé!
Sau là:
Khiếu nại:
Theo dõi các tiết mục web của
bác hơi mệt vì cũng như các nghệ sĩ danh tiếng, bác không thích làm
phân loại,
mục lục. Hình như bác chỉ thích đẻ ra mà thôi, còn chuyện sắp xếp trên
dưới
trong ngoài thì mặc kệ nó! Nhiều lúc biết thêm một điều gì mới từ kho
tàng hiểu
biết của bác Trụ chỉ là một tình cờ vì không thể nào có thì giờ, sức
lực để đọc
hết các bài của bác, để biết cái gì thiết yếu cần phải ngừng lại. Dù
sao được
biết Cha và Con là quý lắm rồi.
Chót hết:
…
TB…. xin bác đừng đăng lên
web nghe.
*
Ui chao, mới đó mà đã ba niên
rồi ư?
*
NMG chỉ nói tới kỷ niệm buồn
nhất, nhưng, “nhất bên trọng nhất bên khinh”, ông không cho biết, kỷ
niệm vui
nhất trong đời viết văn của ông. Gấu bèn làm cái phần ông bỏ dở đó, và
chỉ viết
về những kỷ niệm vui, vui hơn, vui hơn nữa, nữa nữa, trong đời viết văn
của
mình! Hà hà! [Chôm từ "hà hà" này từ mail của của một nữ thi sĩ ở trong
nước,
“anh ‘muốn làm gì thì làm’, hà hà!”].
Một trong những kỷ niệm không
chỉ vui mà còn thuộc loại cứu tử, là, nhờ làm cái nghề dịch giả mà sống
sót
Trại Tù VC.
Gấu đã từng kể, nhờ Nguyễn
Mai giới thiệu với ông Nhàn, mà Gấu mới thành nhà dịch giả từ trước
1975!
*
Đọc vậy đủ rồi, viết đi, khỏi
cần đọc nữa.
Ui chao, Gấu này lại nhớ, lần
gặp lại cô bạn, ở nơi xứ lạnh, và được cô ra lệnh, như trên. Và khi
nghe cô ra
lệnh, Gấu bỗng nhớ ơi là nhớ, những ngày hạnh phúc ở nông trường cải
tạo Đỗ
Hoà, Nhà Bè, và bèn tự nhủ, viết hoài được hoài, viết hoài còn thêm
hoài, còn
thêm mãi, đọc làm khỉ gì nữa.
Sự thực, cái trang Tin Văn
được dựng lên, không phải để viết văn, để làm thơ, mà để cảnh báo về... Cái Ác Bắc Kít!
Nhưng bi giờ, già quá rồi,
hay nói như Đức Phật Sống, “Hết Hy Vọng”, hay nói như Đức Khổng
Tử,
"Đạo
ta hỏng rồi", Gấu quyết định, ngưng đọc, chỉ viết về những ngày
hạnh phúc, khi ở tù VC!
Ngay cả cái vụ Gấu hay lèm
bèm về ông anh nhà thơ, nhiều người cũng hiểu lầm, thí dụ Hồ Nam.
Ông anh
cũng Bắc kỳ di cư như Gấu, và nếu không
gặp ông anh, là Gấu đâu thành Gấu nhà văn, và, cái chuyện, ông trở
thành lương
tâm của một thời, bằng cách nào ông giữ cho “thân nhiệt không thay đổi”
(1) suốt
cuộc chiến đó? Có khi nào ông anh bị Cái Ác Bắc Kít ám ảnh, hành hạ?
Giữa Cái Ác Bắc Kít và Cái Ác Na Zít, có gì khác nhau, hay cũng mắm xốt
kít?
Trong khi ông anh
thì bảnh như thế còn thằng em thì cứ chúi mãi xuống Đáy Địa Ngục, không
chỉ một
mà hai, Địa Ngục Đen, trước 1975 và Địa Ngục Đỏ, sau 1975?
Khổng Tử than, đạo ta hỏng
rồi, khi đám vua quan, nhà nước quên phần phong bì dành cho Ngài,
hay nói nôm na,
quên phần
thịt của ông!
(1) Người ta còn
nhận ra một điều: dưới những điều
kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng
nếu
thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng
nhạc của
nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái
không còn
nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có một
"thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy
sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự
hỏi.
Một chuyến đi