Ghi
|
Chuyện dài Sáu Dân, sau khi được cởi trói!
Ông
Võ Văn Kiệt Đã Về Đến Nhà
Sài Gòn bỗng nhiên mưa, tầm tã. Chiếc máy bay
Learjet-45 của hãng Thai Flying đáp xuống Tân Sân Nhất lúc 11:40 ngày
11 tháng 6 năm 2008. Ông, Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã trở về trên một
chiếc băng ca nhỏ. Hai hôm trước, từ Singapore, một người đi cùng chăm
sóc ông, gửi thư về, cho biết: “Chú bị tổn thương phổi khá nặng. May mà
sang đây điều trị tích cực hơn nên tình hình không xấu thêm. Tuy nhiên,
tác nhân gây bệnh thì vẫn chỉ dự đoán chứ chưa tìm ra. Để có thể có kết
quả khả quan chắc phải chờ thêm thời gian. Điều đáng lo ngại là do tổn
thương phổi quá nặng, nên những cơ quan khác như tim, thận đều bị ảnh
hưởng, hiện vẫn thở máy và dùng máy lọc thận. Anh yên tâm, thời điểm
đáng lo ngại nhất đã qua rồi”. Tôi đã cố yên tâm.
Hơn hai tuần trước, ngày 23-5-2008, ngay sau
khi vừa từ Hà Nội trở về, ông cho gọi tôi đến. Chiều ấy cũng mưa tầm
tã. Ông giữ tôi ngồi lại rất lâu, phần để chờ cơn mưa dứt, phần để ông
có thêm thời gian trò chuyện. Biết bao dự định, biết bao tâm sự… Hôm
ấy, sau hai ngày bị cảm, ông có vẻ mệt. Nhưng rất minh mẫn và giọng vẫn
đầy nhiệt huyết. Hôm sau ông vào viện, ông hẹn sẽ trở về. Tôi không bao
giờ nghĩ, ông sẽ trở về trên chiếc “chuyên cơ” cấp cứu ấy. Mưa dịu lại
một chút, hình như trời cũng trầm xuống để các bác sỹ chuyển ông từ máy
bay sang xe. Chưa bao giờ có một cuộc đón tiếp ông ở sân bay với đông
các nhà lãnh đạo, bạn bè và người thân như vậy. Đứng sát bên tôi là hai
người nấu bếp lâu nay của ông. Các chị sụt sịt, rồi nấc lên, khi thấy
mái đầu bạc của ông dần hiện ra ở cửa máy bay. Ông đã về. [Blog Osin]
*
Mừng cho ông, đã về. NQT
*
Một độc giả
Tin Văn, vặc Gấu, tại sao lại gọi Víp Va
Ka là Hồ Tôn Hiến.
Hồ Tôn Hiến là ai, thì mọi người đều rõ. Ông này được lệnh Bắc Bộ Phủ
chiêu hàng giặc Ngụy ở tít Miền Nam, và bèn chơi cái đòn "tiếng địch Ô
giang", [cùng lúc với đòn PXA], nghĩa là bằng những bài ca phản chiến của
nàng Kiều họ Trịnh.
Thành công rồi, những lúc rảnh việc triều
đình, ông nhậu nhẹt lai rai, và cho vời nàng Kiều đến gẩy đàn, ban cho
vài ly, vì biết nàng Kiều ghiền rượu, sau khi bị ông Víp… lừa!
Cái vụ này Gấu biết qua
một nhà thơ. Ông này là bạn của họ Trịnh, chắc có lần cũng đã được họ
Trịnh kéo đi uống ké. Nhưng lần sau, kêu đi uống ké tiếp, nhà thơ lắc
đầu, than, nhìn cái cảnh mày gân cái cổ gầy lên mà hát, để lấy ly rượu
sao thảm quá, tao đếch có đi, vì quá thương mày!
*
Cựu
thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời
Note: Đọc cái tin
trên blog Osin, trước khi biết Sáu Dân đã về [nhà].
Đành phải đưa mấy đường lèm bèm vô trong và xin thành thực chia buồn
cùng gia đình.
Tin Văn
*
Sáu Dân đau thật.
Chết mà cứ như chưa chết, vì nhà nước cấm loan báo!.
Cái ẩn dụ "đã về nhà" vậy mà được quá.
Cũng là một cách thông báo, và phân ưu.
Hay quá, đến nỗi Gấu cũng bị hố!
*
Cách đây ba
năm, trong một bữa ăn tối ở Sài Gòn, tôi có nêu vấn đề trách nhiệm lịch
sử đó
và yêu cầu ông Kiệt lên tiếng xin lỗi dân Sài Gòn. Ông Kiệt đã bức xúc
đứng dậy
giữa bàn tiệc, tay cầm ly rượu, nói những lời gần như vậy: "Anh Liêm
phải
biết rằng, ở những năm 1978-80, khi tôi là bí thư thành uỷ Sài Gòn, có
những
đêm, hai ba giờ sáng, tôi phải lái xe jeep một mình từ Sài Gòn ra Long
Thành để
can thiệp giúp những người mà tôi quen biết đang bị bắt về tội vượt
biên. Tôi
không thể làm gì được hơn trong hoàn cảnh với những chính sách của cơ
chế thời
đại. Vâng, tôi chịu trách nhiệm chứ! Tôi có lỗi chứ!"
talawas
Cám ơn triết gia NHL. Nhờ thư ngắn của ông, Gấu được biết:
1.
Sáu
Dân có tí bức xức…
2. Triết gia đã từng nhậu nhẹt với
“lịch sử”!
*
Ui chao, đọc cái thư bênh vực Thầy NVT của học trò nổi danh NVK, thấy
ông, nhân
dịp thổi ống đu đủ Thầy, bèn thổi luôn cho cả Trò, đã có
bằng
này, bằng nọ, tác phẩm này, tác phẩm kia… mà thấy ngượng cho cả Thầy
lẫn
Trò!
*
Bây giờ tới lượt triết gia!
*
Đến như Bác Hồ, nếu có dịp, cũng "bác bác tôi tôi"
với "lịch sử", nữa là ba thứ cắc ké!
Bức xức
mà làm chi hở Gấu?
*
Thảo nào Hồ Nam chửi Gấu, khai thác tối đa cái chết của ông anh!
Có mỗi ông anh, cứ mang ra khoe hoài!
Nhà nước bật đèn xanh rồi! Tha hồ mà viết về
anh Sáu
Dân!
Than ôi, càng viết bao nhiêu, thì cái khoảng trống
trước khi bật đèn xanh càng rõ lên bấy nhiêu!
Bảnh nhất, là đếch có viết, thế mới ghê chứ! (1)
Thế, Gấu này mới phục chứ!
*
Nếu có viết thì viết cái cảnh Sáu Dân nhậu lai rai, có nàng Kiều họ
Trịnh gẩy đờn giúp vui thì mới bảnh
chứ!
*
(1) "Không viết": Gấu bỗng nhớ đến Steiner và bài viết "Sự tháo lui của
chữ" [La retraite du mot], trong Ngôn ngữ và Câm lặng.
Cái không thể xóa được thì vượt quá bờ ngôn ngữ.
Cái tiếng vỗ của một bàn tay, phải chăng, là vào lúc này, khi nhà văn,
thay vì cởi trới, khi được lệnh, thì tự buộc tay mình, cùng cây viết?
*
Khởi đầu là từ: Ngôn ngữ
Khởi đầu là vô tự: Sự câm lặng.
*
Fuentès viết: “Những tiểu thuyết gia đem đến cho thực
tại từ cái phần chưa được viết ra của thế giới”, và ông giải thích thêm:
“Mỗi tiểu thuyết gia đều biết rằng bên cạnh thế giới
thực, còn có một thế giới khác chưa được viết ra. Cuốn tiểu thuyết thì
giống như
một bóng ma của thế giới mà chỉ có tiểu thuyết gia mới có thể nhìn thấy”
Giá như, thay vì "không viết", những nhà văn Mít ở trong nước viết về
cái "bóng ma của thế giới", mà chỉ có họ mới nhìn thấy, thì thích nhỉ!
Sáu Dân
từng cứu Sài Gòn khỏi nguy cơ đói!
Lại nhớ Cao Bồi!
Không có Cao Bồi ra lệnh ngưng pháo kích thì đâu còn Gấu
này!
Lại nhớ một bà già, họp tổ dân phố, ngày đầu giải phóng:
May quá, nhờ Cách Mạng giải phóng, nếu không VC pháo kích chết hết rùi!
*
Sartre đã từng phán, trước đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn
Nôn của tôi chẳng là cái thá gì. Hoặc, không thể đọc
Robbe-Grillet ở những nước
kém phát triển.
Marthe Robert, trong Sự thực văn học,
viết, người ta
không thể đọc, bất cứ cái gì, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, ai thì cũng
biết như
vậy, nhưng cũng nên xét lại một tí ở đây, khác đi một chút:
Có những cuốn sách, ngay cả thứ cao cấp, tan vỡ ra,
khi vừa chạm vô nỗi đau của cuộc đời, có những cuốn khác, lọt vô nhẹ
hều, chẳng
rụng sợi lông.
Sau cùng, lại có những cuốn khác, nhập ngay vô nỗi đau
của con người, cho dù thứ trần trụi nhất.
Tôi [M. Robert] có thể đọc Kafka, trong bất
cứ hoàn cảnh
nào, có thể nói như vậy. Tuy nhiên, vào thời gian sống với Michel tại
nhà một y
sĩ ở Revin, vùng Ardennes, ngày nào, lúc nào, tôi cũng nhìn thấy những
người thợ
lam lũ, và tôi không làm sao đọc được một dòng Đi tìm thời gian đã mất của
Proust. Trước những con người quằn đi vì cuộc đời, Đi tìm thời gian đã mất chỉ
là văn chương mà thôi, theo cái nghĩa khốn kiếp nhất [péjoratif], mà
đám đông ban cho từ này.
*
Không hiểu sao đọc những bài ca ngợi Sáu Dân, tôi lại
nghĩ đến những dòng trên của Robert.
Có thể những bài đó xuất hiện không đúng chỗ, không đúng lúc.
Cũng những bài đó, nếu xuất hiện đúng lúc, đúng nơi, thì chẳng thua gì…
Kafka, nhưng xuất hiện sau khi được bật đèn xanh, thì lại chẳng thua
gì… Đi
tìm thời gian đã mất của Proust!
Nhưng thời gian đã mất này, liệu chăng, là Miền Nam
trước 1975?
Và sự kiện, Sáu Dân mất ở Singapore, có liên quan tới những chuyến đi
"cứu người vượt biển", ở Vũng Tầu, của ông, như triết gia NHL đã từng
kể lại, trên talawas?
*
Ân nhân của văn nghệ sĩ
Họ Trịnh
đã từng có ân nhân là Lưu Kim Cương.
Nhờ ông
sĩ quan Ngụy này mà họ Trịnh thoát lính, sống sót cuộc chiến, và khi
hoà bình
lập lại, ông nhạc sĩ có thêm một ân nhân nữa, là anh Sáu Dân.
Nhờ anh Sáu Dân mà họ Trịnh sống sót bịnh ghiền rượu!
NQL kể chuyện Sáu Dân
Note 1: NQL khác NQT.
Cũng hơi bị tui tủi. Gấu viết chuyện dài anh Sáu Dân,
mô phỏng bài hát Đỏ, "Có anh Ba Hưng" gì gì đó, vậy mà chẳng ai thèm
đưa vô Quang Phổ cả!
Tủi thật!
Thật!
Note 2: Trên Tin Văn đã từng post lại bài của NQL, khi
đăng trên VHNT.
Bài viết về Quảng Trị, tuyệt cú mèo!
Cục Uất
Tuyệt cú mèo hơn nữa, với riêng Gấu, là nó
làm Gấu nhớ
tới một cô em đẹp tuyệt trần, và giấc mơ của Gấu, được làm anh con rể,
tò tò
đằng sau cô con gái của miền đất, đi thăm từng vết thương, cho đến ngày
này vẫn
còn tấy lên của Quảng Trị!
Tôi đã
kể chuyện
Lời
giới thiệu.
"...
Là cái truyện có anh chàng lính đảo ấy à? Nếu thế thì thấy nhại NHT rõ
quá, và các chi tiết thì sượng so với đời sống thực. Ví như chi tiết
một cô gái ở cách thị xã heo hút những mấy chục cây số mà lại mặc váy
hở đùi. Có vẻ như lẫn lộn về bút pháp và chưa chín trong cảm xúc và
điều này khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay trong số người
viết trẻ.
Nhưng nói thế vì đánh giá cao NHT. Chỉ tiếc một điều là truyện nào của
cô ấy [TTH] cũng lẫn vào một chút cảm xúc chưa chín hẳn..."
*
"Tên Chiến, hành nghề bộ đội là đúng rồi, nhưng ..."
"Mới vào truyện, thấy quen quen... Có người nói, ảnh hưởng Nguyễn Huy
Thiệp. Đọc kỹ, như không phải, nhất là chi tiết biển, và cú tát..."
Và liệu đoạn văn, “Tôi hôn Quỳnh, môi Quỳnh rất nóng. Cả hai chúng tôi
đều cố gắng đạt đến một độ trơ trẽn nào đó..”, là để sửa soạn cho cú
tát sau đó...?
Và những đoạn miêu tả về đảo, người, và biển, làm nhớ tới Camus mà có
lẽ cả hai, NHT và TTH, đều chưa đọc.
*
"Tôi
sẽ không kể gì, vì thực ra chẳng có gì mà kể, ở chung quanh tôi, choáng
ngợp khi tôi thức, khi tôi ngủ, vĩnh hằng là trời nước, mênh mông, thăm
thẳm. Một đôi lần tôi trèo lên mỏm Độc, đấy là mỏm đá cao nhất và lớn
nhất trong thế giới đá ở đảo chúng tôi, ngồi lặng rất lâu để nhìn ra
mặt biển, nước biển thấm vào buổi hoàng hôn, xanh lóng lánh buổi trời
mọc và chói chang nhức mắt buổi trưa bóng đứng, êm đềm và phẫn nộ, và
đều đặn đến tủi thân. Tôi đã không ngồi được hơn mười lăm phút, gió làm
tôi đơn độc, dù gió mát mẻ và dịu dàng biết bao, sự rộng rãi và hào
phóng của biển khiến tôi hoảng sợ.."
TTH
NHT
chỉ mới tới sông thôi. Nghe nói, mới đây, viết truyện dài nhân chuyến
đi đảo... Chờ coi sao...”
Nhưng có thể giống NHT ở chi tiết này: Chiến là một ông tướng về hưu
chưa về hưu...
Xin mời bạn....
Jennifer Tran
*
Jetez-moi dans la mer...
car je sais
que c'est moi qui attire sur vous cette grande tempête.
Jonas, I, 12.
[Hãy ném tôi xuống biển.... bởi vì tôi biết, tôi mang trận bão lớn này
tới với bạn]
Camus: Jonas ou l'artiste au travail.
Trang
Trần
Thanh Hà
Miền Cỏ Hoang
Truyện này, Gấu thấy ở Diễn Đàn Forum, lâu rồi, nay
post lại, tính đi một đường lèm bèm, nhưng sợ hư mất truyện, chỉ lọc ra
vài
câu, tuyệt bút, với riêng Gấu.
Cỏ
léc vẫn rập rờn xanh biếc một màu, ngàn ngàn lớp
sóng xô đuổi nhau chạy qua, xôn xao, khấp khởi. Heo may thổi lồng lộng
buốt lên
tận óc. Lại mưa phùn hay đổ vào buổi chiều tối, giăng mắc lên làng mạc
một màn
sương mờ dày đặc....
Trong
hơi may, trên những triền đồi hoang chỉ còn độc
mỗi lũ trẻ chăn trâu. Chúng co ro trong áo tơi, da tái xám giữa lồng
lộng gió.
Trên muôn triệu lá léc xanh xuyên qua lớp lớp mưa phùn là trong trẻo,
là réo
rắt, là huyền hoặc tiếng sáo. Chưa bao giờ tiếng sáo nổi (1) niềm da
diết đến
thế. Không đứa nào lên tiếng. Chúng nắm chặt tay nhau nhìn về hướng
ngôi nhà
nhỏ bên kia đồi. Phía đó, một làn khói bếp mỏng bay lên, vẽ một đường
cong mềm
mại, rồi tỏa tỏa vào trong chiều muộn.
(1)
Nguyên là "nỗi", Gấu sửa lại là
"nổi", sử dụng như một động từ, giống như "trổi", không
biết có đúng ý của người xưa hay không? NQT
*
Heo
may thổi lồng lộng buốt lên tận óc làm Gấu nhớ đến
câu thơ của Gấu, làm khi vừa đến đất lạnh ải Bắc, đầu địa cầu:
Đi
trong gió,
Nỗi
nhớ Sài Gòn buốt trên đầu ngón tay.
"Truyện của em khác với mấy người kia. Độc
giả
cũng không ưa...,"
có lần mail tâm sự, khi bị gặng hỏi [Có thương ai/anh
chưa?]
Thai đố của thế kỷ.
Traduit du
silence: Dịch từ câm lặng.
Tại sao lại có
khoảng trống câm lặng, sau khi Sáu Dân
mất?
*
Sáu Dân đi rồi mà còn làm giáng cấp ngoại trưởng Bỉ!
Tuyệt, tuyệt!
Kỳ cục, lại nhớ Khổng Minh chết, đuổi Tư Mã Ý chạy dài dài!
|
|