Ghi
|
Chỉ
nội cái tít không thôi,
là đã lộ ra tâm địa khốn nạn rồi. Trong bài viết, còn sử dụng những từ
ngữ hình
ảnh phải nói là vô lại, thí dụ:
…cần thời gian để hoa độc và
cỏ dại biến khỏi 42 Nhà Chung.
… toà tổng giám mục chấm dứt
sự lầm lẫn giữa tự do tôn giáo và phương pháp Chí Phèo.
Gấu không phải dân Ky Tô, mà
cũng thấy tởm! NQT
*
« Chúng tôi đi nước ngoài rất
nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam ».
Nếu còn một chút sáng suốt,
chắc TGM Kiệt cũng thấy ngay là mình hớ hênh, nói khích không phải chỗ.
[Trích]
Một TGM đại diện cho bao
nhiêu giáo dân, nói chuyện với nhà nước, trong một sự kiện quan trọng
như vậy,
mà ‘hớ hênh, nói khích không phải chỗ’?
Nói khích? Đâu có phải mấy
đứa vô lại, côn đồ, vô học nói chuyện với nhau mà có chuyện “nói khích”
ở đây?
Cái nhục đó, nói vào dịp này,
chứ nói vào dịp nào nữa?
Một người gác bỏ việc đời,
chuyên lo thờ phụng Chúa, lo cho giáo dân, mà đành phải lôi chuyện nhục
nhã ở
cõi đời, cõi VC ra, để mà nói, đau đớn cỡ nào, ngoài cái nhục làm dân
Mít?
Cả cái thư, có chỗ nào cho
thấy vị TGM nói hớ hênh nói khích, tại sao đột nhiên có câu đó?
Nếu còn một chút sáng suốt? Mi "sáng suốt", khi đặt một cái tít anh/ ả, như thế? NQT
*
Vụ đụng độ giữa nhà nước VC và
Ky Tô giáo, bất cứ một người dân Mít nào, Ky tô hay không Ky tô, nếu là
người ‘sáng
suốt’, là sẽ cố gắng tìm cho mình một mảnh đất dung hòa [một miếng ván
trên mặt
nước lụt, thí dụ]. Lôi cái tội từ thời tổ tông ra [Ky tô giáo theo
Pháp, Việt gian,
bán nước], lôi mấy ông mũi lõ chống Cộng điên cuồng ra… thì
chỉ có dân Mít là thua thôi, chứ không phải
Ky tô giáo. Cái kiểu “ẩn dụ” hoa độc cỏ dại ở 42 Nhà Chung, là quá khốn
nạn, vì
biết rõ mảnh đất này bị nhà nước lấy làm vườn hoa, sau khi mấy anh VC
Đỏ tính ăn cướp
trắng trợn chia nhau không xong. Khi tâm địa không khá, thì viết ra bất
cứ cái
gì cũng khốn nạn. Đòi đất chỉ là cái cớ, để coi nhà nước đối xử với tôn
giáo ra sao, nếu nói "không sáng suốt", thì đó chính là nhà nước. Bởi
vì chỉ cần
mời TGM tới, hai bên từ tốn nói chuyện, không phải chuyện đòi đất, trả
đất, mà
là tương lai của đạo và đời, thí dụ vậy, và tương lai của đất nước….
*
Cái giọng hằn học, cái tít
anh hay ả, ẩn dụ hoa độc cỏ dại, cái kiểu bới lông tìm vết [Đặc
biệt trong trường hợp Giáo hội Công giáo Việt Nam, thừa kế nhà cửa
đất đai của Giáo hội thuộc địa vốn là địa chủ lớn nhất Việt Nam đầu thế
kỉ XX
(tất nhiên, ngày nay, Quân đội Nhân dân VN đã chiếm lĩnh vị trí không
mấy vinh
quang này). Điều này lại càng rõ ràng trong trường hợp khu đất ở phố
Nhà Chung.
Luận điểm của tổng giám mục Ngô Quang Kiệt (đất 42 Nhà Chung là sở hữu
« có giấy tờ » làm bằng của Giáo hội từ trăm năm nay rồi)
không vững
vàng chút nào khi ta biết rằng trước khi giám mục Puginier, tên thực
dân khét
tiếng, giành được đất này, nó là sở hữu của chùa Báo Thiên. Nếu phải
« trả
lại » thì « trả lại » cho ai ?] (1)…
cho thấy, tay
này rất
thù dân Ky tô.
(1) Đức TGM chắc hẳn rất rành những dữ kiện trên, từ đó, suy ra, đòi
đất chỉ là cái cớ. Có hai nguyên nhân, xa và gần, trong chuyện đòi đất.
-Gần, là sợ đất lọt vào tay tư bản Đỏ, chúng có thể sẽ cho xây một New
Century thứ nhì tại nơi đây, ngay bên cạnh Nhà Thờ, tại sao không?
-Xa, đòi đất, coi thái độ nhà nước đối xử với Ky Tô giáo ra sao, từ đó
mới nói chuyện đường dài, giữa đạo và đời.
*
... tay
này rất
thù dân Ky tô.
Không
chỉ tay này.
Nhưng, do đọc ra hoa độc cỏ
dại ở trong tim trong hồn của tay này, mà Gấu bỗng nhớ ra câu chuyện
NTD dịch
Trăm Năm Cô Đơn, vô tư đưa vô bản dịch “những tiếng chuông nhà
thờ”, trong khi
nguyên tác chẳng hề có, điều này gây thắc mắc cho Gấu một thời gian
dài, mãi
đến khi một anh bạn giải thích, đây là tiếng chuông nhà thờ hồi Tây
đánh chiếm
Việt Nam: Trong bất cứ một anh Mít nào
cũng văng vẳng tiếng chuông nhà thờ như thế đó.
Bạn không tin ư? Cứ đọc ba cái
thư trên BBC là thấy liền!
Không phải tự nhiên mà Đảng
ta đối xử tàn nhẫn như thế với Ky Tô giáo. Cái thù một triệu người di
cư, đa số
là dân Ky tô, đến bây giờ vẫn thấy đau, vẫn chưa quên!
Thảm thực.
Ngay cả Văn Cao cũng không bỏ
qua hình ảnh nhà thờ:
Hồng hà mênh mông…
Cuối sông giặc chiếm nhà
thờ,
đốt phá…
Chưa chắc, trong bụng ông Văn
Cao đã nghĩ “giặc chiếm”!
[Xin lỗi, cường điệu tí chút
cho dzui!]
*
Trăm Năm Cô Ðơn, tiểu
thuyết
của G. García Márquez, bản dịch của Nguyễn Trung Ðức, Phạm Ðình Lợi,
Nguyễn
Quốc Dũng; Nguyễn Trung Ðức viết lời giới thiệu, nhà xuất bản Văn Học,
Hà Nội
(ấn bản 2000), trang 67 (chương thứ nhì, ngay sau chương mở đầu):
“Khi tên cướp biển
Phranxít
Ðrăc tấn công Riôcha ở thế kỷ XVI, bà tổ của Ucsula Igoaran quá kinh
ngạc trước
tiếng chuông nhà thờ inh ỏi đổ hồi và tiếng đại bác chát chúa nổ rền,
đến mức
quẫn trí ngồi vào một bếp than hồng. Những vết sẹo cháy đã làm bà cụ
trở thành
một người vợ ăn bám suốt đời. Cụ chỉ có thể nằm nghiêng một phía, dựa
lưng trên
những chiếc gối đệm, và đi đứng kỳ dị, bỏi thế chẳng bao giờ cụ đi ra
ngoài
trước con mắt mọi người. Cụ từ bỏ mọi sinh hoạt xã hội, vì bị ám ảnh
bởi cái ý
nghĩ người mình phả ra mùi khét khó chịu. Ánh bình minh bắt gặp cụ ở
ngoài sân.
Cụ không dám ngủ bởi nằm mộng thấy bọn người Anh cùng với những con chó
dữ tợn
đã trèo qua cửa sổ phòng ngủ và làm cụ chết khiếp vì những cực hình ghê
rợn
bằng những thanh sắt nung đỏ.“
*
Về tiếng chuông báo động đổ
hồi thì đồng ý với Nguyễn Quốc Trụ, trong "toque de rebato"
không hề
có nhà thờ.
Cuối
cùng tôi xin nhắc Nguyễn
Quốc Trụ rằng, đừng đưa mình lộn lại cái thời Pháp tấn công Nam Kỳ thì
hay hơn.
Ông cũng đành bất lực như đồng bào ông mà nhìn quê hương mất dần từng
mảnh vào
tay kẻ xâm lược mà thôi. Hay ông tin là dấy lên được một phong trào
phản kháng?
Gần hai mươi năm trôi qua, rồi Trung Kỳ rơi hẳn vào tay Pháp. Hai mươi
năm, vì
rất nhiều lí do phức hợp mà hàng triệu người Việt không đủ sức ngăn nổi
Pháp.
Nhưng có lẽ Nguyễn Quốc Trụ không để xảy ra cái cảnh như người Việt
thuở ấy,
không, chắc ông cứu được ‘địa linh nhân kiệt’. Hẳn là thế.
Đáp
lời NQT
Tôi không có ý bàn
về câu
phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt, hay bàn về văn cảnh, ngữ cảnh bị các
cơ quan
truyền thông nhà nước bóp méo, trích dẫn xuyên tạc… Hoặc dư luận xoay
chung
quanh phát biểu này, kẻ nhấn từ « nhục nhã », người nhắm chữ « hộ chiếu
» hay là
phân tích các động tác « cầm » (lên), « ném » (xuống), « bỏ » (vào sau
túi)…
Tôi chỉ nhân dịp này mà nhắc đến một số chuyện vui nước ngoài, và trong
giới
hạn này (nghĩa là chuyện nước ngoài), tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đỗ
Kh.
*
Tất cả những trường hợp về nỗi
buồn quốc tịch, mà Đỗ Kh nêu ra trong bài viết, đều khác hẳn nỗi nhục
mà vị TGM
Kiệt đã nói tới, trong lần gặp gỡ nhà nước.
Đa
số, khi đọc, đều bị sốc, và
đều cảm thấy bản thân mình bị đau, bị nhục, và chính vì lý do này, báo
chí
trong nước tách câu này ra khỏi bài viết, và cứ thế mà đánh, và do đó,
cái tay
Bắc Kỳ di cư, bỏ chạy cuộc chiến, bợ đít VC, mới cho rằng, TGM nói hớ
hênh, không
còn một chút sáng suốt…
Thuốc đắng rã tật, Gấu này không tin là vị TGM không lường
được hết những hậu quả câu nói của ông.
*
Gấu
lại nhớ đến trường hợp xẩy
ra cho Gấu.
Trong
một bài viết về NHT,
khi phải giải thích “vấn nạn”, tại sao ông nhà văn Miền Bắc lại làm
nhục Nguyễn
Huệ, vị anh hùng của dân tộc, khi gán cho ông vua võ biền này những câu
nói, những hành vi chẳng
khác một kẻ vô học, lần ra Bắc đuổi Mãn Thanh, thí dụ, sai người nhét
cứt vào
miệng sĩ phu Bắc Hà… và Gấu đã giải thích: Chỉ có cách đó thì mới làm
cho đám sĩ
phu Bắc Hà tỉnh ra được thôi.
Vị
TGM, một cách nào đó, cũng
đã làm như vậy.
Gấu
nhớ là, một anh nhà văn ra đi từ Miền Bắc, khi đọc đoạn Gấu giải thích
"cas" NHT, đã lắc đầu, nói, anh viết như vậy, ngay tôi cũng thấy đau.
Còn NHT, khi Gấu về HN, gặp, và kể lại, đã giật mình: Anh viết như thế
tụi nó làm thịt tôi mất!
*
Trên
Hợp Lưu, 6/92, sau khi
đọc Mùa Mưa Gai Sắc, của Trần
Vũ, và Phẩm Tiết, của Nguyễn
Huy Thiệp, Trương Vũ
đã đặt câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ? "Hai truyện ngắn đó là
những
sáng tác phong phú, xuất sắc, cá biệt. Những sáng tác 'không' và 'không
thể'
"bôi nhọ anh hùng dân tộc". Người đọc tinh ý thừa sức thấy rõ điều
đó. Chẳng những vậy, nhân vật được gọi tên là Nguyễn Huệ được xây dựng
với
những nét rất sắc, rất mạnh, và rất độc. Nhưng người đọc cũng 'táng
đởm' vì
những nét đó. Không vì đó là những nhân vật a-b-c của truyện, mà vì đó
là một
nhân vật có thật và có như mọi người được biết. Ở đây, người đọc không
thấy
được sự công bình cũng như không hiểu được sự gán ghép để có một cách
hư cấu
như vậy. Câu hỏi do đó, vẫn là: Tại sao phải là Nguyễn Huệ?"
Đụng vào một nhân vật lịch sử
cỡ như Nguyễn Huệ, không phải chuyện chơi! Ngoài lý do như Trương Vũ
đưa ra,
"mà vì đó là một nhân vật có thật, và có như mọi người được biết",
còn một lý do liên can đến cả một thời thơ ấu của mỗi con người. Joseph
Brodsky, trong bài viết "Homage to Marcus Aurelius", kỷ niệm lần đầu
ông tới Rome, pho tượng vị hoàng đế La Mã làm ông nhớ đến cô giáo dậy
môn sử,
và cùng với cô giáo, những âm thanh huyền hoặc Caesar, Augustus,
Flavius...
toàn những âm thanh có thể đánh thức quỉ sứ dưới địa ngục! Đó là lý do,
theo
ông, trẻ con mê môn sử. Một Nguyễn Huệ, áo bào còn đen kịt, sặc mùi
thuốc súng,
vào Thăng Long đúng ngày Tết, sông Hồng nghẹt xác giặc, đã ăn sâu vào
bộ óc non
nớt của chúng ta, không dễ gì bôi xoá. Và cái trách nhiệm "trồng
người" không dễ dàng, khi cố tình xuyên tạc lịch sử. Cho dù vậy, đây là
"nhiệm vụ" của nhà nước, không phải của nhà văn.
Theo chân C. Lévi-Strauss,
người viết xin mượn ý tưởng của T. Tolstaya, để khai mở "huyền thoại"
Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người" (Thế Kỷ
21, bản dịch), bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi Âu
Châu, bằng
văn minh. Có thể vì sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân vật từ đời
thuở nào
vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân vào những
anh hùng, cha già dân tộc. Có thể cũng vì vậy, câu nói "sĩ phu Bắc Hà
chỉ
còn có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và hình ảnh một Nguyễn Huệ tới Thăng
Long,
làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức nhối" cho tới
bây giờ. Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi", và tôi
nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu đền,
những ngàn
chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta tìm gì ở đây?" "Nơi
này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó".
Hình như có một tác giả ngoại
quốc đã để những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp kế bên một số truyện
của
Borges. Trong bài viết "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship),
Borges viết: Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói:
"Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi
điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen
của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần,
của nỗi cô
đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, và luôn cả, tình yêu không
được
chia. Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, một kẻ sống
cuộc đời
kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta
thích. Đó
là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm mất bản thân - cung
cách kỳ
cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, cùng lúc,
trong
thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những
giấc mơ".
Trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, tôi nghĩ, thực tại "thực" của ông, một
"nhân sĩ Bắc Hà", và một trong những thực tại "mộng", của
ông: Nguyễn Huệ. Có thể, theo ông Thiệp, cái cảnh Nguyễn Huệ "nhét"
gì gì đó, rất cần cho sự sống lại của "tinh thần Bắc Hà", không phải
theo kiểu, "chỉ còn có tôi" của Nguyễn Hữu Chỉnh, hoặc "tôi nhét
điếu thuốc vào mồm tên giặc lái", của Nguyễn Tuân. Tại sao lại là
Nguyễn
Huệ?
Bởi vì còn bao nhiêu kẻ muốn
bắt chước ông, "chỉ có một nửa": tới Thăng Long rồi ở lì lại. Phải
chăng, chính vì vậy mà đã xẩy ra cơn xuất huyết não, hiện tượng chất
xám thiên
di vào Nam, hoặc ra hải ngoại, theo kiểu "cái cột đèn đi được nó cũng
đi", hoặc, "Tôi ở đâu, văn chương Đức ở đó", của Thomas Mann,
khi bỏ nước Đức qua Hoa Kỳ, hoặc "Nước Nga bây giờ ở ngoài nước Nga",
của Solzhenitsyn, khi bị bắt bí, "Đi thì đi luôn, đừng trở về", mà
nhà nước Xô viết đã từng "hù dọa", và đã thành công, với Pasternak.
Câu hỏi, tại sao phải là
Nguyễn Huệ chỉ có thể giải đáp, cùng một lúc, với câu hỏi, tại sao lại
là
Nguyễn Huy Thiệp? Trong bài viết, "Tác giả là cái gì?" (bản dịch
tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault, cho thấy, ý niệm tác giả
xuất hiện
vào một thời điểm đặc biệt của quá trình "cá nhân hóa"
(individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương,
triết học,
và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu
có tác
giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu
tên, khi
cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta,
(và chắc
là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours),
không phải
là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt
trong
"trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia
là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro.
Nhìn
theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi
ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu,
khi có kẻ dám nói "tôi", thay vì "chúng ta", khi có kẻ dám
nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đã thiêng liêng, và tin rằng,
điều báng
bổ có khi thật cần thiết...
|
|