Ghi
|
Tội ác giữa lòng Hà Nội
'Other countries
have the
Mafia. In Bulgaria,
the Mafia has the country. '
ATANAS
ATANASOV, a member of parliament, on the nation's history of political
corruption and violence
Time, 3. 11. 2008
Ở
xứ sở khác có Mafia. Ở Bulgaria,
Mafia có xứ sở.
Ui
chao, sao giống xứ Mít thế!
Toàn cảnh Hà Nội trong trận
"đại hồng thuỷ", cú cảnh cáo, cú tổng diễn tập, hay hậu quả của
những đập TQ ở thượng nguồn sông Hồng, hay kết quả của đô thị hóa vô tổ
chức?
Note: Đại hồng thuỷ!
Tuyệt cú mèo! Lâu lắm mới thấy một từ đắc địa do chính VC sử
dụng!
Nhưng cái tít "tội ác" trong lòng Hà Nội mà chẳng tuyệt sao? (1)
(1) NTV, người tặng sách nhà nước, đã từng đề nghị dịch cái tít Heart of Darkness, là, "Giữa Lòng Đen", khi Gấu giới thiệu
nó tới độc giả Tin Văn.
Nhân đọc bài viết của BNT về
NH, mới chợt ngộ ra một điều, những tác phẩm lớn viết về miền đất
này,
là hầu
như đều bắt buộc phải nhìn thẳng vào ngay giữa lòng đen: Bỉ Vỏ của
Nguyên Hồng, Lão Hạc của Nam
Cao, Quê Người của Tô Hoài.
Ngay
từ hồi mới lớn, đọc Quê
Người, là Gấu không làm sao quên nổi được nữa, cái cảnh đòn hội
chợ giáng xuống anh chàng làng kế bên, vì cái tội dám mò bướm làng
chúng ông!
Càng về già, càng gần xuống cái
lỗ, là lại càng sợ!
Không phải cho Gấu!
*
Bỗng nhớ đến Brodsky và nỗi mừng
của ông khi thành phố quê hương của ông được trả lại tên:
Thi sĩ Joseph Brodsky, đứa
con của St. Petersburg, khi được hỏi, ông cảm thấy thế nào, khi biết
tin thành
phố trở lại với cái tên lịch sử của nó; ông trả lời: tôi hạnh phúc quá
chừng,
quá đỗi! Tôi nói điều này với tất cả hân hoan, và không cần một chút dè
dặt,
mặc dù hoàn cảnh trớ trêu, có một thành phố St.
Petersburg
ở trong một Leningrad
Region... Nhưng đừng nghĩ tới chúng ta, mà hãy nghĩ tới những cư dân
hiện thời,
tới những người sẽ sinh ra tại đó. Họ sống trong một thành phố mang tên
thánh,
như vậy chẳng hơn là với một cái tên của quỉ. (Better they live in a
city that
bears the name of a saint than a devil.)
Sài Gòn Phóng Xô Lếch Như Bay
Note: Bài viết này,
hay nhất
là từ" chấn thương"! Tác giả
không thể viết thẳng như Gấu: Đây là hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam: Con
người bây giờ ác quá!
Tay này, chuyên viết về cái ác "hậu hiện đại", nhưng không dám nói
thẳng ra như TGM Kiệt, thí dụ, thành thử cứ loanh quanh con người bây
người tha hóa quá.
Nghe báo chí
nói tới đã lâu, song mãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi
mới thật
chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi
nói: Bây
giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng
được, thành
thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con
người bây
giờ ác quá!
Từ
hiện tượng kẹt xe ở
Sài Gòn mà lan man, tản mạn, rồi đi đến kết luận con người sao ác quá
thì cũng
có vẻ hơi bị cường điệu. Tuy nhiên, có thể đây mới là đòn ngầm của tác
giả: Bây
giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa.
Nói "bây giờ", là đã có một "khác
bây giờ". Đọc bài này, rồi đọc bài
dưới đây nữa, rồi đọc viết về nhân vật Kurtz thì mới trọn vẹn được.
Còn
đây là Kurtz
hiện đại giữa lòng Hà Lội
Kurtz
des ténèbres
[Kurtz của bóng đen]
Con
chim khốn khổ không biết
mình sắp bị giết...
Aujourd'hui,
Kurtz est encore
ici, au fond de notre forêt intérieure indisciplinée et de la nuit de
nos
ténèbres. Et nous sommes toujours en lui. Bertrand Russell fut le
premier à
prévoir que ce grand récit de Conrad résisterait énergiquement au
temps. Pour
Russell, c'est celui dans lequel est le mieux traduite la vision du
monde de
son grand ami Conrad, un écrivain qui s'imposait une forte discipline
intérieure et qui considérait la vie civilisée comme une dangereuse
promenade
sur une mince couche de lave à peine refroidie qui, à tout instant,
peut se
briser et englouutir l'imprudent dans un abîme de feu. Cette conscience
des
diverses formes de démence passionnée à laquelle les hommmes sont
enclins était
ce qui pousssait Conrad à croire aussi profondément à l'importance de
la
discipline.
Kurtz hiện giờ vẫn sống ở đó,
ở Hà Lội. Nơi thăm thẳm, thâm sâu của một cõi thả lỏng mọi tội ác, và
của đêm
đen dài dằng dặc của chúng ta. Nếu Âu Châu có một hậu hiện đại, như là
một thứ
kỷ luật để mà con người ở đó bắt họ phải nhìn thẳng vào tội ác Lò
Thiêu, thì
Mít chúng ta cũng phải có riêng cho mình, một thứ kỷ luật hậu hiện đại!
*
Hậu hiện đại gì cái thứ "quái
trạng", cãi nhau hàng tôm hàng cá đó?
Joseph Conrad adhérait à
la
tradition la plus ancienne, selon laquelle la discipline doit venir de
l'intérieur, puisqu'il s'agit d'une force mentale émise par notre
propre génie
du lieu, le genius loci, autrement dit nous-mêmes. L'homme ne se libère
pas en
donnant libre cours à ses impulsions et en se montrant changeant et
incaapable
de se contrôler, mais en soumettant la force de sa nature à un projet
prédominant, à un code mental d'acier qui sache éliminer sa liberté la
plus
sauvage et le situer dans le cadre d'une vie disciplinée, en faisant
appel aux
desseins intérieurs du génie du lieu.
*
Bien qu'il n'ait jamais
disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres
vers la
mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de retour. Et avec lui
revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu,
ou s'il
l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester
ici ».
Thì, tất nhiên, nó chẳng bao
giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy
từ trái
tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào
lưu vong,
sau khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết
Công Gô
xong, lại trở về.
Và cùng về với nó, là nhân
vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh
ta làm
như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Ui chao, nghe cảm khái cứ như
thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, và những đấng Yankee mũi tẹt, giang hồ khắp thế
giới, đi
đến đâu là biến nhà người, đất người thành bãi đánh hàng:
Từ thuở mang gươm đi dựng
nước
Ngàn năm thương nhớ đất
Thăng
Long
*
Pourquoi ce roman est-il
devenu un classique indiscutable et non Lord Jim, par exemple, qui est
pourrtant, lui aussi, exceptionnel? Bien qu'il y ait des théories pour
tous les
goûts, j'ose croire que c'est moins à cause de l'influence d'Apocalypse
Now ou
de l'indubitable actualité de ses dénonciations du colonialisme que
parce que
Conrad y conçut un type de modèle narratif qui se répandit dans la
littérature
contemporaine.
Tại sao cuốn tiểu thuyết này
lại trở thành một cuốn sách cổ điển, và điều này không còn phải bàn cãi
chi
nữa, mà không phải là Lord Jim, ngay cả cuốn này, cũng thật là đặc
biệt, cũng
một thứ ngoại hạng? Lẽ dĩ nhiên, chuyện này thuộc về nguyên lý cổ xưa,
từ thưở
có loài người: Rắm ai thì vừa mũi người đó, hay, lịch sự hơn, văn minh
hơn, cứ
có một lý thuyết, là có một khiếu thưởng ngoạn. Tuy nhiên, tôi dám nói,
điều
này không hẳn là do ảnh hưởng của phim Tận
Thế là Đây, hay những lời tố cáo đanh thép chủ nghĩa thực dân thuộc địa
của
Conrad, nhưng mà, Conrad, bằng cuốn này, đã đưa ra một kiểu mẫu tự sự
và nó cứ
thế tràn lan ra khắp một cõi văn chương thời hiện đại.
Mạnh
ai nấy phá
21g ngày 31-12-2008, phần lễ
kết thúc. Ống kính truyền hình trực tiếp đóng lại. Các quan chức ra về.
Bộ phận
công an làm nhiệm vụ bảo vệ tháo dây giăng xung quanh khán đài, cho bà
con vui
hội có thể vào lễ đài thưởng thức những nét kiêu hãnh và tinh tế của
đôi rồng
chầu dưới chân tượng vua Lý Thái Tổ, do nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng kỳ
công làm
suốt hơn một tháng trời. Tấn thảm kịch bắt đầu. Mạnh ai nấy vặt. Những
vảy rồng
được kết bằng những cánh hồng môn tơi tả. Cạnh đó, những chậu hoa cảnh
bày trên
sân khấu bị những con người ăn mặc rất thanh lịch thản nhiên... bê đi.
“Làm sao chúng tôi dám
làm...”
Phố hoa Hà Nội không phải chỉ
của nghệ nhân. Nó là tấm lòng của người yêu Hà Nội với thành phố của
mình.
Nhưng tình yêu không được đón nhận đúng mức mà còn bị hủy hoại thì tất
yếu nó
phải bị thui chột.
Một thành viên ban tổ chức
giọng khản đặc nói với chúng tôi qua điện thoại vào sáng 1-1-2009:
“Thành phố
ghi nhận thành công của phố hoa và yêu cầu chúng tôi giữ phố hoa thêm
hai ngày,
tức kéo dài đến 6-1 thay vì 4-1. Còn đề nghị chúng tôi làm phố hoa cả
tết âm
lịch. Nhưng như thế này thì làm sao chúng tôi dám làm, còn nhiệt huyết
đâu nữa
mà làm...”.
Những chiếc chuông
gió, lồng
chim... đang được cầm trên tay nhân viên ban tổ chức cũng bị cướp một
cách rất
thản nhiên. Một nhân viên bảo vệ phẫn nộ quá văng tục, người đàn ông
vừa cướp
chậu hoa rất đạo đức quay lại mắng: "Ăn nói vô văn hóa thế à!". Người
bảo vệ trẻ nghẹn ngào: "Anh mới là người vô văn hóa, anh dẫn con theo
mà
vẫn ăn cướp hoa giữa đường thế à?". Người đàn ông thản nhiên ôm chậu
hoa
dắt con đi thẳng
Không một bóng dáng công an
mặc sắc phục nào. Họ đã tản đi từ khi kết thúc phần lễ khai mạc. Chúng
tôi hỏi
ban tổ chức thì được biết: "Ðã có hợp đồng bảo vệ với công an thành phố
nhưng họ bảo chỉ bảo vệ an ninh trật tự, còn các nghệ nhân và ban tổ
chức phải
tự bảo vệ lấy tài sản của mình".
*
Miền
Nam cũng đã bị ăn cướp như thế.
Bệ
bài viết về Tin Văn, sợ bị delete liền!
Xin đọc trên Blog
mới
*
Và đứa con của
"người
đàn ông vừa cướp chậu hoa rất đạo đức" trong bài viết sẽ lại như bố nó
trong một lễ hội nào đó?
Đúng như thế. Những công tử Hà
Thành như Dart ngày nào, [vụ HTL], sau này sẽ tiếp tục làm như thế.
Làm sao nhân loại tẩy sạch được
Lò Thiêu?
Nhân loại phải nhờ đến chính
người dân Đức làm điều này.
Còn Việt Nam, cực khó, bởi vì
Cái Ác này là do Đỉnh Cao Chiến Thắng mà ra, trong khi người dân Đức,
họ cảm
thấy nhục vì vụ Lò Thiêu, vì nhục thất trận.
Giữa lòng đen
Note: Bài viết này, hay nhất là từ"
chấn thương"! Tác giả không thể viết thẳng như Gấu: Đây là hội
chứng hậu chiến tranh Việt Nam: Con người bây giờ ác quá!
Tay này, chuyên viết về cái ác "hậu hiện đại", nhưng không dám nói
thẳng ra như TGM Kiệt, thí dụ, thành thử cứ loanh quanh con người bây
người tha hóa quá.
*
Buồn vì sự vô ý thức của
người xem 'Phố hoa'
Cái vụ ăn cướp giữa ban ngày này
không phải “ý thức hay vô ý thức”, mà nó liên quan tới Cái Ác Bắc Kít,
và đừng có
nghĩ là Gấu này tố bậy!
Nên nhớ, xã hội Miền Bắc đã từng vươn tới hoàng kim thời đại, khi của
rơi ngoài
đường không ai dám nhặt, và nhặt là để trao cho nhà nước quản lý. Đó là
thời kỳ
tem phiếu.
Bởi vậy, có những người Bắc
cho rằng, cái sự "vô ý thức" này là lây từ Miền Nam, từ xã hội Mỹ Ngụy
bị tha hóa
bởi đô la, bởi chủ nghĩa hiện sinh yêu cuồng, sống vội, chỉ có biết
ngày hôm nay.
Đây là đòn Sát Thủ Giản, Hồi Mã Thương, Gậy Ông Đập Lưng Ông, Con Ngựa
Thành Troie...
của Mẽo
Ngoẹo, khi chúng bỏ chạy, để lại của cải vương vãi đầy đường, nào những
chiếc Falcon,
nào những tàn dư, của ăn thừa, nào những phồn vinh giả tạo, những nhà
máy,
những cầu cống, những dinh thự.... Năm trăm ngàn GI, một triệu Ngụy
Quân, Ngụy
Quyền không làm đứt sợi lông chân anh bộ đội cụ Hồ, vậy mà chỉ một cái
đồng hồ
không người lái, hai cửa sổ, made in Chợ Lớn đánh gục: Gót chân
Achilles
là đó!
Nếu không mổ xẻ tới tận gốc gác của vấn đề, thì chẳng thể nào có hy
vọng có
ngày lành bệnh.
Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một
điều, giả
như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó
sẽ như
thế nào.
|
|