Tâm sự người lính Việt Nam Cộng
Hòa
Bài về cuốn nhật
ký của Đặng Thùy Trâm của BBC đã
trở thành bài được nhiều thính giả đón đọc nhất trong tháng
chín
và thính giả Trần Minh đã gửi cho BBC những dòng tâm sự của
người anh,
một người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trên chiến trường.
Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã
gây được nhiều sự
chú ý ở Việt Nam
Các bạn thân mến!
Tôi là người ở miền nam, là em một
người lính VNCH đã chết
trong cuộc chiến. Tôi đã phải chứng kiến sự đau khổ day dứt của ba tôi
cho đến
khi ông trút hơi thở cuối cùng cũng vì chuyện này.
Khi anh tôi vào quân ngũ tôi còn nhỏ
lắm không nhớ gì nhiều.
Hình ảnh cuối cùng tôi nhớ được về anh ấy là một ngày cuối tháng Giêng
năm 75
thì phải, trước khi ra khỏi nhà vào năm giờ sáng để về lại đơn vị, anh
ấy có
vào giường lúc tôi còn ngái ngủ hôn nhẹ lên má tôi rồi âm thầm ra đi
không nói
một lời nào...Anh ấy đã không bao giờ quay trở về.
Phải 10 năm sau 75 tôi mới bắt đầu đọc
những lá thư anh ấy
viết từ chiến trường về. Bây giờ tôi xin trích một vài đoạn trong vài
bức thư
để các bạn hiểu một người lính VNCH nghĩ gì hầu có thể so sánh với suy
nghĩ của
một người cộng sản như chị Trâm ở bên kia chiến tuyến.
Bản thân tôi rất tôn trọng thư và nhật
ký vì ưu điểm là nó
chân thật nhưng khuyết điểm của nó lại là chủ quan do đó chưa thể gọi
là văn
học lịch sử được vì tính khái quát và sâu sắc của nó chưa cao:
Nam
Can Noel 1970
Kính thưa ba má, Đêm nay là đêm 24/12.
Ngồi trong lều, kê
một thùng đạn làm bàn viết. Trên bàn có hai cây đèn cầy, một bidon nước
trà,
một chai rượu. Những món này con gởi mua từ trước với rất nhiều công
phu. Trên
bàn còn có ba cartes de noel. Một của ba má vừa nhận được hồi chiều.
Chỗ con
ngồi là một nền nhà cũ nền được đắp cao, đúng như ba chúc trong thiệp.
Và con
ngồi một mình, vừa nhấm rượu vừa viết thơ.
Lúc
trước mình chấp
nhận hiện tại để chờ một ngày mai tươi đẹp. Bây giờ không dám mơ ước
đến thế
nữa. Chỉ xin Trời Phật cho ngày mai đừng xấu hơn bây giờ là đủ rồi.
Chung quanh con anh
em binh sĩ, người thì nằm trên võng,
người thì ngồi gần bếp lửa được đốt lên vì trời lạnh. Mỗi người một ý
nghĩ.
Người thì quay về kỷ niệm để quên bớt hiện tại, người thì nghĩ đến vợ
con. Văng
vẳng từ những radio nhỏ những âm thanh giáo đường. Và nếu không có
những âm
thanh đó, thì không ai biết và nhớ đêm nay là đêm Noel trong chốn hoang
vu này.
Riêng con thì nghĩ nhiều về những năm
xưa. Những đêm Noel
năm nào xin ba má lên nhà giòng dự lễ. Những năm lang thang ngoài đường
nhìn
qua những nhà có cây sapin nhưng vẫn thấy cuộc đời đẹp và đáng sống,
chưa biết
lo nên lòng thảnh thơi. Những đêm sương mù với biển người tấp nập đi
nhà thờ.
Lúc đó chạy theo những cái vô giá trị mà không biết mình đang sống
trong một
khung cảnh thiên đàng.
Bây giờ, hoài bão của con là được sống
một cách rất tầm
thường trong khung cảnh ấy. Con cũng cám ơn Thượng đế đã cho con sống
những năm
đẹp và đầy kỷ niệm ấy. Con cũng còn nghĩ đến những ngày vừa qua, những
năm
tháng sắp tới mà không thấy chỗ nào sáng sủa cả. Lúc trước mình chấp
nhận hiện
tại để chờ một ngày mai tươi đẹp. Bây giờ không dám mơ ước đến thế nữa.
Chỉ xin
Trời Phật cho ngày mai đừng xấu hơn bây giờ là đủ rồi.
Con
người bây giờ
không biết sợ lương tâm như xưa nữa mà chỉ còn sợ pháp luật mà thôi. Mà
pháp
luật làm sao khám phá tất cả những tội lỗi được. Những tệ trạng ngày
nay cũng
từ đó mà ra.
Năm ngoái, vào khoảng trước Noel con có trình cho ba rõ
những quan niệm của con về trách nhiệm trong chiến tranh. Bao nhiêu tội
lỗi rồi
cuối cùng cũng đổ tội cho chiến tranh và ba đã nhắc cho con biết còn có
lương
tâm để phán đoán để buộc tội mình.
Thưa ba trong đêm thanh tịnh này, con
xin trình tiếp những
cảm nghĩ của con về vấn đề đó. Con người bây giờ theo con nghĩ, không
còn lương
tâm nữa. Tất cả những giá trị tinh thần và đạo lý đều bị đảo ngược.
Theo Victor
Hugo, Dieu c'est la consience. Và giáo dục cũng đã dạy con, mình tội
lỗi khi
lương tâm quyết định như vậy và không có hình phạt nào bằng sự ray rứt
của nó.
Nhưng bây giờ sau những năm lăn lóc ngoài đời cũng như trong quân ngũ
con đã
nhận thấy lương tâm giảm đi rất nhiều trong những người có giáo dục đạo
lý và
hầu như tắt hẳn nơi những người khác.
Con người bây giờ không biết sợ lương
tâm như xưa nữa mà chỉ
còn sợ pháp luật mà thôi. Mà pháp luật làm sao khám phá tất cả những
tội lỗi
được. Những tệ trạng ngày nay cũng từ đó mà ra.
Con xin kể một ít mà hình như rất
nhiều người đều vấp phải:
Sự tham lam. Lấy của không phải của mình, ăn cắp của những kẻ khác,
tham nhũng
hối lộ. Nạn cướp bóc, đào ngũ trốn quân dịch không một chút thẹn thùng.
Tội mãi
dâm dưới nhiều hình thức (từ bà lớn ngoại tình đến những cô chơi bời)
Và còn
rất nhiều điều khác người ta không làm chỉ vì sợ bị bắt chớ không! phải
vì
không nên làm...
Hoa kỳ 3-8-72
...Giai đoạn 2 của cuộc huấn luyện bắt
đầu nên bận rộn. Dụng
cụ huấn luyện đầy đủ và huấn luyện viên không khó như ở Việt Nam
nên cứ tà tà. Tụi Mỹ vì không
quen nên rên dữ lắm.
Chẳng hạn tuần tiễu trong rừng. Tương
đối rừng ở đây thưa
hơn ở VN. Chỉ có những bụi cây nho nhỏ dưới lớp cây cao, không có dây
gai chằng
chịt như xứ nhà. Di chuyển rất dễ nhưng những ông đồng minh vĩ đại thì
rên dữ
lắm vì không quen. Vấp lên vấp xuống mồ hôi lả chả. Thân xác quá to nên
không
lách dễ bằng người VN. Huấn luyện viên và cán bộ phần nhiều là đại uý
hay thiếu
tá, tận tâm vô cùng không phải chỉ tay năm ngón như bên mình. Họ chạy
họ bò như
khoá sinh.
Có
những lúc nghe họ
kể mà bực mình vì VC thì cũng là người VN và con thừa biết người lính
cộng sản
thua ai chứ không thua người Mỹ về đánh giặc. Chẳng qua họ nghèo mà
thôi.
Tất cả đều có huy
chương chiến dịch VN. Tuy nhiên vì họ là
một dân tộc tự kiêu và háo thắng nên từ già đến trẻ đều hăng say. Lúc
nào cũng
đề cao mà không cảnh giác. Trong giờ huấn luyện họ thuật lại những trận
mà họ
một, VC mười mà vẫn thắng dễ dàng. Vì vậy khoá sinh rất tự tin. Quá tự
tin. Và
khinh địch. Có những lúc nghe họ kể mà bực mình vì VC thì cũng là người
VN và
con thừa biết người lính cộng sản thua ai chứ không thua người Mỹ về
đánh giặc.
Chẳng qua họ nghèo mà thôi. Họ huấn luyện sĩ quan để chiến đấu ở VN.
Thiết lập nguyên một làng VN với 10
nóc nhà, nằm bên bờ
suối. Nhà tranh,tôle, ngói. Trông đẹp mắt. Họ là một dân tộc trẻ và háo
thắng
nên không hiểu nỗi tại sao người Mỹ lại rút lui khỏi VN mà không đổ
toàn bộ lực
lượng lên Đông Dương chẳng hạn, thanh toán vấn đề trong một tháng.
Họ không
hiểu khi
con không đeo huy chương. Họ hỏi con và yêu cầu con đeo trong những dịp
đặc
biệt. Mỗi lần đeo là con nhớ những kỷ niệm chết chóc. Một huy chương là
một lần
những người VN đôi bên đều nằm xuống.
Họ không hiểu rằng vũ
lực không phải là mạnh nhất, rằng
chiến tranh mà không có chính nghĩa thì không thắng được, rằng chiến
tranh là
sự tiếp tục của chính trị (la guerre est la continuation de la
politique) Cũng
vì háo thắng nên rất thích phô trương. Huy chương chẳng hạn. Mỗi người
khi nhập
ngũ đều có huy chương gọi là huy chương quốc phòng. Ai cũng đeo. Họ ao
ước được
qua VN để có nhiều huy chương hơn. Chẳng hạn như một đại uý có rất
nhiều huy
chương tuy tham chiến chừng1 hay 2 năm thôi.
Nếu bênmình mà có hệ thống huy chương
như họ chắc không còn
chỗ để đeo. Họ không hiểu khi con không đeo huy chương. Họ hỏi con và
yêu cầu
con đeo trong những dịp đặc biệt. Mỗi lần đeo là con nhớ những kỷ niệm
chết
chóc. Một huy chương là một lần những người VN đôi bên đều nằm xuống.
Hoa Kỳ 15-9-1972
Hôm kia con nhận được thơ ba, nhưng
bận huấn luyện đi bãi cả
ngày nên không tiện trả lời. Tuần này là tuần thứ 16 trong số 28 tuần ở
Quantico.
Con sẽ mãn khoá
vào ngày 30-11-72. Cuộc huấn luyện bước qua giai đoạn 3, học tập ngoài
bãi
nhiều. Tuần trước thi giai đoạn 2. Một sĩ quan được đánh giá trên ba
lãnh vực:
Thi viết (họ gọi là acdemic) gồm chiến thuật, vũ khí v..v..,bản đồ và
là phần quan
trọng nhất. Phần thứ hai là Military skills(skill=habileté) gồm thể
thao, chạy
đoạn đương chiến binh, tác xa súng trường và súng lục. Phần thứ 3 là
lãnh đạo
chỉ huy. Phần này họ không đánh giá sĩ quan đồng minh.
Về phần academic con có điểm trung
bình 95/100 điểm rất cao
đối với Mỹ và hình như con dẫn đầu trong số sĩ quan đồng minh khoảng 14
người.
Về phần military skills thì thua họ. Thành thật mà nói chúng con qua
đây không
phải để thi đua nên chẳng học, thức khuya như những người khác. Vì vậy
điểm cao
làm con ngạc nhiên.
Trong
số 230 người
con về thứ 15 và 14 người về trước con đều trong ở toán đi trước con từ
một
tiếng đồng hồ trở lên. Một điểm tốt cho Việt nam. Không có gì đáng ngạc
nhiên
vì con đi theo bản đồ quen.
Hôm qua thi đua đi
bản đồ. Họ phát cho một bản đồ(boussole),
bắt tìm 10 hộp đạn to bằng một máy radio trong một khu rừng độ 15 cây
số vuông.
Mỗi người một đường, đi từng đợt 10 người, mỗi đợt cách nhau năm phút.
Họ phải
chạy vì thời gian là yếu tố quan trọng trong một lộ trình xa đa số chỉ
tìm được
5 điểm trên 10 được cho.
Con khởi hành trong toán chót, toán 23
nghĩa là hơn một
tiếng rưỡi sau toán đầu. Con tìm được cả 10 điểm, và tuy không khi nào
chạy về
trước tất cả các sĩ quan khác. Trong số 230 người con về thứ 15 và 14
người về
trước con đều trong ở toán đi trước con từ một tiếng đồng hồ trở lên.
Một điểm
tốt cho Việt nam. Không có gì đáng ngạc nhiên vì con đi theo bản đồ
quen.
Mấy hôm
nay tin tức
về những trận đánh Quảng trị cho biết TQLC/VN đã lấy lại phần lớn thị
xã này.
Chắc tốn xương máu nhiều...
Mấy tuần vừa qua ,
con được dịp theo dõi thế vận hội thứ 20
trên vô tuyến truyền hình, trực tiếp từ Munich
Đức Quốc bằng vệ tinh nhân tạo thật là hào hứng. Trong thế vận hội này
điện tử
làm việc nhiều, tất cả mesures về thời gian, khoảng cách đều đo bằng
computers
(máy điện tử) một cách chính xác đến 1/100 ème giây.
Mấy hôm nay tin tức về những trận đánh
Quảng trị cho biết
TQLC/VN đã lấy lại phần lớn thị xã này. Chắc tốn xương máu nhiều...
5-2-73 Quảng trị
Hôm nay là mùng 3 Tết. Con vẫn ở phía
bắc Quảng trị. Từ hôm
ngưng bắn đến nay, chỗ con tương đối yên không đụng độ. Trong khi các
đơn vị
khác vẫn giao tranh đều đều. Ngày ngưng bắn quả thật là một ngày khó
quên trong
cuộc đời. Những ngày trước pháo kích và tấn công như mưa bão nhất là
đêm cuối
cùng. Hai bên bám sát nhau. Đến 8 giờ kém 5 con cho lệnh ngưng bắn.
Nhưng bên
kia vẫn tiếp tục cho đến 8 giờ 20 khi con cho bắn một hoả hiệu.
Cũng may
con không
về TĐ2 TQLC như theo lệnh lúc đi Mỹ về. Họ bị thiệt hại rất nặng ở Cửa
Việt như
ba chắc đã nghe được ở đài BBC.
Và từ lúc đó đến giờ
không còn nghe tiếng súng nữa. Họ ra
khỏi vị trí cắm cờ. Bên con cũng vậy. Những lá cờ nằm cách nhau đôi khi
chỉ có
hai thước. Chúng con nhào qua bên kia bắt tay, mời thuốc quên rằng cách
đây 10
phút còn chém giết nhau. Ngày hôm sau con cho chấm dứt những cuộc tiếp
xúc, bên
nào bên ấy ở. Vì họ phái những chính trị viên ăn nói thật hay đến nói
chuyên
với binh sĩ thật tình đến khờ khạo của mình. Ăn nói không lại. Lâu lâu
chính
con qua nói chuyện thôi! hay chọc ghẹo những nữ cán bộ.
Cũng may con không về TĐ2 TQLC như
theo lệnh lúc đi Mỹ về.
Họ bị thiệt hại rất nặng ở Cửa Việt như ba chắc đã nghe được ở đài BBC.
Quảng Trị 24-2-73
Con vẫn bình an. Những tuần qua tình
hình có khi găng với bên
kia tuy không đi đến chỗ nổ súng. Bây giờ thời yên hẳn. Nhưng cũng phải
đề
phòng không để họ qua mặt, chiếm đất cắm cờ. Riêng chỗ của con thì hai
bên giữ
nguyên vẹn như lúc ngưng bắn và họ cũng không dám ra khỏi những chỗ họ
ở cũ.
Có nhiều chuyện cũng buồn cười lắm.
Lâu lâu họ đem những
đoàn văn công đến nơi giáp nhau để diễn. Hầm hố và giao thông hào đôi
bên cách
nhau 20,30m, ở giữa có làm hai cổng treo cờ và một căn nhà do hai bên
dựng lên
để ngồi nói chuyện. Bây giờ thì con cấm không cho qua cổng hay đến nhà
đó nữa.
Những đoàn văn nghệ và nữ ca sĩ hát và hò.
Họ cũng
nói phét
lắm. Bên họ mỗi đại đội có hoả đầu vụ, nấu cơm gánh lên cho họ ăn. Họ
nói họ ăn
điều độ và đầy đủ nhưng anh nào cũng xanh xao.
Lính mình không thích
nghe chèo cổ nên chả thèm nghe mà chỉ
ngồi bên này chọc ghẹo và cười. Họ cũng nói phét lắm. Bên họ mỗi đại
đội có hoả
đầu vụ, nấu cơm gánh lên cho họ ăn. Họ nói họ ăn điều độ và đầy đủ
nhưng anh
nào cũng xanh xao. Con nói với họ lính của con cứ phát đồ ăn cho họ, họ
muốn ăn
lúc nào thì ăn không cần giờ giấc.Muốn nấu kiểu nào cũng được. Đó là tự
do kiểu
miền nam. Muốn ăn nói sao cũng được.
Mời thuốc họ không hút, bảo là thuốc
Mỹ. Không bao giờ thấy
họ tự nhiên hay hồn nhiên như mình. Mình cười giỡn, đùa, chửi nhau. Họ
thì không,
không dám thổ lộ sợ đồng chí khác nghe...
Lúc đi Mỹ con có hai người bạn. Trung
uý cả, cùng đi với
con. Hôm về Vn họ về đơn vị TQLC khác. Cả hai đều bị thương nặng trong
những
ngày tiếp theo cuộc ngưng bắn tại Cửa Việt. Như vậy là trong toán 10
người lúc
trước đi học anh văn tại Sàigòn cách đây 9 tháng con là một trong hai
người còn
cầm súng. Tất cả những người khác đều bị loại ra khỏi vòng chiến bằng
cách này
hay cách khác. Có phước thì bị thương vô phước thì mất xác...