NGƯỜI ĐIỆP VIÊN CS... YÊU
THÍCH NƯỚC MỸ
Đời sống hai mặt của thông tín viên
tuần báo Time ở Saigon trong chiến
tranh Việt Nam
Trần Mạnh
“Đây là Phạm Xuân Ẩn hiện có mặt tại
Saigon,” người thông
tín viên cuối cùng của tuần báo Time ở Việt Nam điện về trụ sở chính
của báo
này ở Nữu Ước ngày 29 tháng 4, 1975: “Tất cả những thông tín viên người
Mỹ đã
được di tản khẩn cấp khỏi Saigon. Văn phòng của báo Time hiện đang được
điều
khiển bởi tôi là Phạm Xuân Ẩn.”
Ẩn tiếp tục gởi thêm ba bản báo cáo
nữa từ Saigon
trong khi quân đội Bắc Việt tiến sát vào thành phố. Sau đó đường giây
liên lạc
bị cắt đứt. Trong thời gian một năm sau đó, với Ẩn trong chức vụ thông
tín viên
độc nhứt của báo Time ở Việt Nam sau chiến tranh, báo này lần lượt viết
đăng
những bài như “Buổi Từ Biệt Ảm Đạm Cuối Cùng”, “Kẻ Thắng Trận: Những
Người Làm
Nên Chiến Thắng” và “Saigon: Một Tuần Lễ An Bình dưới chế Độ Cộng Sản.”
Ẩn là
một trong 39 thông tín viên ngoại quốc làm việc cho tuần báo Time khi
văn phòng
báo này đóng cửa và tên của Ẩn đã được xóa khỏi danh sách phóng viên
trên trang
đầu của báo kể từ ngày 10 tháng 5, 1976.
Được công nhận là một phân tích gia
chính trị giỏi và bắt
đầu sự nghiệp trong những năm 60 với thông tấn xã Reuters và sau đó với
các báo
New York Herald Tribune và The Christian Science Monitor và sau cùng
phục vụ
cho tuần báo Time với tư cách là thông tín viên trong 11 năm, PXA dường
như nổi
bật nhứt trong công việc trao đổi các nguồn tin với các đồng nghiệp
khác tại
quán cà phê Givral trên đường Catinat cũ. Mỗi buổi chiều tại đây, PXA
trình bày
những nguồn tin sống động nhứt ở Saigon.
Anh
được mệnh danh là “Khoa Trưởng của Giới Báo Chí Việt Nam” và “Tiếng Nói
Đài
Radio Catinat” mà mọi người gọi là Xưởng Phát Tin Đồn. Với lối trào
phúng hợm
hỉnh, anh cho biết thích được gọi là “Docteur de sexologie” (Bác sĩ
tình dục
học), “Professeur coup d’état,” (Giáo sư môn đảo chánh), “Commander of
Military
Dog Training” (Sĩ quan chỉ huy huấn luyện quân khuyển) - ý nói đến con
chó
berger luôn sát cánh với Ẩn - “PH. D. in revolutions” (Tiến sĩ về các
cuộc cách
mạng), hoặc đơn giản là “General Givral” (Tướng Givral).
Giờ đây chúng tôi biết rằng Ẩn thực
hiện một lúc hai nhiệm
vụ, một: là của một phóng viên - nhiệm vụ này ít thành công hơn - và
công tác
kia là thường xuyên gởi cho Bắc Việt những tài liệu quân sự mật và các
thông
tin viết bằng một thứ mực không đọc được, nhưng những bản thông báo
đánh máy
của Ẩn, hiện được giữ kín trong văn khố lưu trữ tình báo của Việt Nam
mà chúng
tôi được biết một cách gián tiếp, chắc chắn sẽ được đánh giá là một
kiệt tác
của Ẩn. Với chiếc máy đánh chữ hiệu Hermes mà cơ quan tình báo Bắc Việt
đặc
biệt mua cho anh, Ẩn viết những bản báo cáo vào lúc ban đêm, vài bản
báo cáo
này có khi dài cả trăm trang. Được chụp ảnh và chuyển đi dưới dạng
những cuồn
phim chưa rửa, những bản báo cáo của Ẩn được người mang đến vùng địa
đạo Củ
Chi, nơi đặt bản doanh dưới lòng đất của bộ đội Cộng Sản. Bắt đầu từ
năm 1952,
cứ mỗi vài tuần Ẩn đích thân lái xe khoảng 20 dặm Anh đến khu rừng Hố
Bò nằm về
phía Tây Bắc thành phố Saigon, chui xuống địa đạo ngầm để bàn thảo
chiến lược
với Cộng Sản. Từ Củ Chi, những bản báo cáo đó được vội vã chuyển tải
cẩn mật
dưới sự bảo vệ của bộ đội đến núi Bà Đen sát biên giới Cam Bốt, từ đây
được
chuyển bằng xe tới Nam Vang và bằng phi cơ tới Quảng Đông, Nam Trung
Hoa, và
sau cùng mang tận tay tới Bộ Chính Trị ở miền Bắc Việt Nam. Những báo
cáo của
Ẩn quá sống động và tỉ mỉ đến nỗi Tướng Giáp và Hồ Chí Minh được báo
cáo là rất
thích thú nhận được những tin tức từ Trần Văn Trung, bí danh của Ẩn.
Theo lời
những ủy viên Bộ Chánh Trị, hai nhân vật này reo vui: “Chúng ta đang ở
trong
phòng hành quân của Hoa Kỳ.”
Khi Saigon thất thủ, Ẩn, cũng như các
đồng nghiệp thông tín
viên khác, hy vọng được di tản sang Hoa Kỳ. Cơ quan quân báo của Cộng
Sản Việt
Nam có kế hoạch tiếp tục cài Ẩn hoạt động tại Hoa Kỳ. Bộ Chính Trị đoán
biết sẽ
có một chiến dịch khác sau chiến tranh Việt Nam, đó là thời kỳ vận động
chính
trị quyết liệt trong đó Hoa Kỳ sẽ có thể thực hiện những hoạt động quân
sự
không công khai và một cuộc phong tỏa kinh tế đối với Việt Nam. Vậy ai
có thể
xuất sắc hơn PXA trong việc gởi về từ Mỹ những ý định của Hoa Kỳ? Trong
những
ngày cuối cùng của chiến tranh, gia đình Ẩn gồm vợ và bốn đứa con rời
Việt Nam
bằng phi cơ đến định cư tại thủ đô Hoa Thinh Đốn. Ở Saigon, PXA nôn
nóng chờ
nhận chỉ thị để bay đi sum hợp với gia đình, nhưng lệnh đến từ Bộ Chính
Trị
không cho phép Ẩn rời Việt Nam.
Ẩn được tôn vinh Anh Hùng Quân Đội
Nhân Dân, được ban cho
bốn huy chương và thăng cấp Thiếu Tướng. Nhưng Ẩn cũng được gởi vào một
trại
cải tạo, nơi đây Ẩn không được phép giao tiếp những người Tây phương
đến thăm
viếng. Gia đình Ẩn được chuyển trở lại Việt Nam sau một năm ở Mỹ. Đảng
Cộng Sản
Việt Nam nhìn xa thấy rằng họ có vấn đề với Phạm Xuân Ẩn vì Ẩn yêu
thích nước
Mỹ và những người Mỹ cùng với những giá trị dân chủ và tính vô tư của
ngành báo
chí ở Hoa Kỳ. Ẩn coi Mỹ Quốc như là một kẻ thù tình cờ mà trong tương
lai kẻ
thù này sẽ trở lại thành một người bạn sau khi nhân dân Việt Nam dành
được độc
lập. Ẩn là một người "Việt Nam Thầm Lặng", một mẫu người tiêu biểu
với một lý tưởng cách mạng thuần thành và với lòng chiêm ngưỡng nhiệt
tình đối
với Mỹ Quốc. Anh thường nói anh không bao giờ dối ai, rằng anh cung cấp
những
bài phân tích chính trị cho báo Time mà anh đã gởi cho Hồ Chí Minh. Anh
là một
người bị xẻ đôi có lòng trung chính cao độ, một người sống với sự giả
dối nhưng
lại nói toàn sự thật.
“Câu chuyện về Ẩn chợt làm tôi chú ý
đến một điều về nhà báo
Graham Greene,” David Halberstam, bạn của Ẩn và là phóng viên của báo
Time ở
Việt Nam,
nói. “Điều đó dẫn tới những câu hỏi căn bản: Lòng trung thành là gì?
Tinh thần
yêu nước là gì? Sự thật là gì? Bạn là ai khi bạn đang nói ra những sự
thật
ấy?”. David Halberstam tiếp, “Ẩn có một tình cảm nước đôi mà chúng ta
không tài
nào tưởng tượng ra được. Nhìn lại, tôi thấy Ẩn là một người có một tâm
trạng xẻ
đôi.”
Trong cuốn sách viết hồi năm 1965 về
Việt Nam,
“The
Making of a Quagmire” (tạm dịch: Một Thế Sa Lầy Đang Thành Hình), David
Halberstam mô tả Ẩn như là nhân vật chủ chốt của “một mạng lưới tình
báo nhỏ
nhưng xuất sắc” của những nhà báo và nhà văn. Ông viết rằng Ẩn “lúc ấy
có những
liên lạc quân sự tốt nhứt ở Việt Nam.” Vậy thì ngày nay khi
biết
được tiểu sử gián điệp của Ẩn liệu Halberstam có thù hận đối với Ẩn
không?
“Không,” Halberston nói, phản ảnh ý kiến của hầu hết những cựu đồng
nghiệp của
Ẩn. “Đấy là một tiểu sử đầy lừa lọc, hỏa mù và hư ảo, nhưng tôi nghĩ
mình vẫn
có cảm tình với anh. Hồi ấy tôi chưa bao giờ bị phản bội bởi Ẩn. Anh ấy
bắt
buộc phải sống một đời sống của người Việt Nam
trong một thời điểm bi đát của
lịch sử họ, trong đó mọi người sống trong sự phản bội.”
Thành phố Hồ Chí Minh - hay là Saigon
mà mọi người vẫn gọi - là một địa điểm thương mãi tập trung. Phố xá
chứa đầy
những dãy xe đẩy hàng rong rao bán đủ mọi thứ từ thức ăn như phở đến
đĩa nhạc
nhỏ, ồn ào tiếng rú của loại xe gắn máy hai thì nhập từ Trung Quốc, với
khói xe
dày đặc đến nỗi các cô gái nổi tiếng xinh đẹp của Saigon phải dùng khăn
choàng
che kín mặt. “Chúng tôi trở thành tín đồ Hồi Giáo hết,” đó là lời nói
của Việt,
người lái xe Honda ôm của tôi đưa tôi đi khắp thành phố.
Trước khi xe đến gần nhà Ẩn, một căn
biệt thự ở quận 3 gần
một ga xe lửa trong khu xóm đông đúc, chúng tôi chạy qua một ngã tư đầy
những
tiệm sửa xe gắn máy và đến một con đường chuyên bán cá thia thia mà Ẩn
rất
thích. Tôi giựt chuông gắn ở cổng sắt màu xanh. Từ trong nhà những con
chó bắt
đầu sủa vang và qua khe cổng tôi thấy Ẩn xuất hiện lào xào tiến ra trên
lối đi.
Ẩn khổ người dong dỏng cao trong chiếc áo sơ-mi sọc cụt tay túi có gắn
bút bi
và chiếc quần xám ống rộng đập nhẹ vào hai chân bước đi trong đôi dép
cao su.
Ẩn mở cổng trong tiếng thở hổn hển nhưng nở một nụ cười chào đón tôi
với một
cái bắt tay rời rạc bằng những ngón tay mà thôi. Vừa qua Ẩn đã được đưa
vào
bệnh viện chữa trị một lá phổi ngưng hoạt động, hậu quả của một đời
người hút
toàn thuốc Lucky Strikes, nhưng ông "Tướng Givral", với nụ cười toe
tét, trông vẫn còn tinh quái tuy đã ở tuổi 78.
Lần sau cùng mà tôi đến thăm Ẩn là vào
đầu thập niên 90 khi
tôi đang viết một cuốn sách về những đứa trẻ Mỹ lai - kết quả của những
mối
tình giữa lính Mỹ và những người phụ nữ Việt Nam. Tôi có gởi tặng Ẩn
cuốn sách
này sau khi xuất bản, và bạn bè của hai chúng tôi cũng có tặng anh vài
cuốn
sách khác của tôi nhân dịp họ viếng thăm Việt Nam.
Ẩn biết tôi có ý định nghe
chính Ẩn thuật lại cuộc đời của anh. Từ ngày Việt Nam mở
cửa cuối thập niên 80, Ẩn
tiếp rước niềm nở những người được chính quyền cho phép đến thăm anh.
Trong
những cuộc thăm viếng này, Ẩn thường ngồi hàng giờ liền, giải thích
lịch sử và
văn hóa của Việt Nam.
Nhưng có một đề tài mà Ẩn không bao giờ nói đến: đó là đời sống gián
điệp của
Ẩn. Dường như anh cố giữ kín ý nghĩ của mình cho đến hơi thở cuối cùng
như là
một sự thủy chung đối với các bạn của mình hay là sợ bị chính quyền
trảû thù.
Tuy nhiên, hồi tháng Giêng năm 2004 tôi nhận được tin là sau cùng Ẩn có
thể bật
mí, không phải trong những cuộc phỏng vấn công khai, mà là trong những
buổi mạn
đàm riêng tư thân mật. Những cuộc gặp gỡ thân mật giữa tôi và Ẩn xảy ra
trong
dịp Tết Nguyên Đán năm đó và tái diễn trong vài tuần lễ trong tháng 5
khi mùa
mưa bắt đầu. (Tôi lại được tiếp chuyện với Ẩn một lần nữa trong vài hôm
trong
tháng 3, 2005).
Ẩn đưa tôi vào nhà ngang qua 1 ngôi
vườn trồng nhiều cây
trái nhiệt đới phảng phất mùi hương các loài hoa lý, hoa lan nở rộ.
Dưới những
gốc cây một con quạ và ba con gà trống đá hau háu nhìn tôi từ trong
những lồng
chuồng của chúng. Chúng tôi dừng chân trong khu vườn để ngắm tượng sành
của một
trong những chú bergers yêu quí của Ẩn. Ẩn cho biết anh học cách sử
dụng chó
trong hoạt động tình báo từ đại tá Edward Lansdale, nhân viên Cơ Quan
Tình Báo
Trung Ương Mỹ, một mẫu tình báo viên giả tưởng trong quyển sách "The
Quiet
American" (Người Mỹ Thầm Lặng) của tác giả Graham Greene. “Tôi huấn
luyện
con chó của tôi để nó có thể báo động tôi khi cảnh sát đang lục xét các
tư gia
cách tôi khoảng một cây số,” Ẩn nói. “Nó là một điệp viên giỏi.
Hiền thê của Ẩn, bà Thu Nhàn, đang
quét dọn cửa chính bằng
một cây chổi cán ngắn. Bà Thu Nhàn trẻ hơn Ẩn tới 10 tuổi, tính vui vẻ
với một
gương mặt tròn trĩnh và một búi tóc sau ót. Bà đang bận rộn lau quét
nhà cửa
trước khi nhiều khách sẽ đến viếng trong dịp Tết, kể cả cô con gái hiện
đang
sống ở tiểu bang California.
Ẩn treo nhiều lồng chim ở ngay cửa chính và trên những cây sào cắm dọc
lối đi.
Trong lồng có loài chim thích hét, chim sẻû đầu vàng, chim ác là, chim
yến và
các loại chim hót khác. Một con sáo Ấn Độ màu xanh lá cây với chiếc mỏ
vàng rực
cất giọng bằng tiếng Việt: “Ông nội ơi, có điện thoại cho ông!” Chim
bắt chước
tiếng nói của đứa cháu nội của Ẩn, hiện đang sống chung nhà cùng với ba
người
con trai lớn của Ẩn.
Chúng tôi bỏ giày dép bước vào một
phòng rộng dùng làm văn
phòng và thư viện và nơi đây gia đình tiếp khách và ăn uống hàng ngày.
Những kệ
với những cánh cửa kính được kê sát tường phía trong chứa đầy những
sách. Một
bức tranh thủy mạc Trung Hoa được treo trên vách sau chiếc sô-pha bọc
vải và
ghế tựa màu xanh lá cây. Dưới cánh cửa sổ mở rộng và dựa vào tường là
một bể cá
nuôi, một trong ba thú tiêu khiển của Ẩn. Anh tâm sự rằng chó là loài
thú trung
thành, chim luôn nhảy nhót trong lồng, lúc nào trông cũng bận rộn. “Cá
dạy cho
mình phải kín miệng. Thật không may, trong lúc tôi ở bệnh viện, cá của
tôi chết
gần hết.”
Căn phòng này được thay đổi từ sau lần
viếng thăm trước của
tôi. Ở khoảng trống nhỏ gần cửa chính, chiếc bàn viết và vài tủ đựng hồ
sơ và
những chồng sách báo giấy tờ cao nghệu gần đụng trần nhà của anh được
thay thế
bằng chiếc dương cầm của đứa con trai. Về sau, tôi phác giác sự thay
đổi này
khi hai chúng tôi đi ngang qua chiếc bàn thờ gia đình và bước ra lối đi
phía
sau nhà xuyên qua nhà bếp. “Đây là chỗ vợ tôi vứt hết giấy tờ của tôi,”
Ẩn nói,
chỉ vào hai tủ đựng hồ sơ màu xám và chiếc bàn viết với đống giấy tờ
ngả màu
vàng được che phủ lên bằng một tấm vải nhựa nhỏ để chống nắng mưa gió
bụi.
Khi chúng tôi chăm chú vào đống giấy
chồng chất ở lối đi, Ẩn
nói đùa: “Vợ tôi bảo đã đến lúc nhường chỗ cho thế hệ trẻ, nhưng tôi
chưa có
thể ra đi được. Tôi chưa tìm được nơi nào để ra đi. Địa ngục thì dành
cho bọn
gian manh, nhưng có quá nhiều kẻ gian manh ở Việt Nam.
Họ chiếm hết chỗ ở địa ngục
rồi còn đâu.”
Ẩn có đôi tai lõng thõng, vầng trán
cao và vuông, tóc đen
cắt sát đầu và cặp mắt nâu lanh lợi. Mắt trái hơi to hơn mắt phải, cho
thấy
dường như anh đang có cái nhìn thế sự vừa sâu vừa cạn. Trong những hình
anh
chụp trong thập niên 50 cho thấy anh trang phục gọn gàng với chiếc áo
sơ-mi
trắng và quần tây đen, trông anh giống như một trong những chàng trai
trẻ chững
chạc gia nhập một hội nam sinh nào đó để nắm vững phương cách giao tế
xã hội.
Ẩn có một vóc dáng cao hơn người Việt Nam bình thường, từng là một tay
võ sĩ và
tay bơi lội hay càu nhàu, có lần nghĩ rằng, sau khi thi trượt hai lần ở
học
đường, anh có thể trở thành một tên găng-tơ. Ẩn không muốn nói gì về
anh cả.
Anh nói bây giờ có rất nhiều chuyện phải nhớ. “Quả thật rất khó khăn,
vì nhiều
chuyện quá dài dòng. Vã lại, tôi đã già rồi.” Nhưng sau đó, ngã người
ra phía
trước, anh bắt đầu nói về anh, nhắc lại từng chi tiết nhỏ những cảnh
ngộ của 50
năm về trước. Anh quơ hai tay với những ngón tay dài xương xẩu và gần
như mờ
nhạt vì tuổi già. Anh nắn bóp không khí trước mặt anh như thể nặn một ổ
bánh
bột, xong thỉnh thoảng đấm tay vào đấy. Anh lồng những nhận xét của anh
trong
triết lý tam cang ngũ thường của Khổng Tử, hoặc vẽ trong không khí hình
thể của
một trong những nữ thần mà anh nói đã phù hộ anh thành công trên đường
đời. Ẩn
có thể nói hàng giờ về những biến thiên trên thế giới và đưa ra những
so sánh,
chẳng hạn như giữa Iraq và Việt Nam (anh nói những kỹ thuật khai triển
ở Á Châu
nay đã được chuyển sang vùng sa mạc), hay đánh giá những hoạt động tình
báo
trên thế giới (“Người Mỹ xuất sắc trong việc thu thập tin tức tình báo,
nhưng
họ không biết làm gì với những gì đã thu lượm được.”
Ẩn sinh ngày 12 tháng 9, năm 1927,
tính theo Việt Nam là năm
Mão, giờ Sửu, cách Saigon khoảng 30 cây số về phía Đông Bắc trong bệnh
viện tâm
thần Biên Hòa, một cơ sở y tế độc nhứt ở Nam kỳ cho phép người Việt Nam
vào trị
bệnh. Là con đầu lòng của một viên chức cao cấp thuộc thành phần trí
thức của
bộ máy hành chánh thuộc địa, Ẩn được cái danh dự hiếm có mang giấy khai
sanh
thuộc địa Pháp.
Cố tổ của Ẩn gốc ở Hải Dương, trung du
Bắc Việt Nam vùng
Đồng Bằng sông Hồng Hà đông đúc dân cư, nằm giữa Hà Nội và miền duyên
hải. Ông
là một thợ bạc được triều đại nhà Nguyễn thu dụng làm những huy chương
vàng và
bạc cho triều đình ở Huế, miền trung Việt Nam. Ông nội của Ẩn là một
viên
chức được thăng cử làm giáo viên và hiệu trưởng một trường tiểu học nữ
sinh.
Trong bức ảnh bán thân đặt trang trọng trên chiếc bàn thờ, ông mang
trước ngực
một trong những chiếc huy chương vàng thời ấy. Chiếc huy chương này do
Hoàng Đế
trao tặng có hình dáng hoa tulip được gọi là Kim Khánh, có nghĩa là ông
nội của
Ẩn giữ chức vụ ngang hàng với một thư ký trong chính phủ. Sau đó, Ẩn
cho tôi
xem một ảnh của Ẩn hồi còn bé, cổ đeo chiếc huy chương này. Tôi hỏi Ẩn
còn giữ
nó không. “Huy chương đã gởi biếu cho Hồ Chí Minh trong chiến dịch thu
vàng
rồi,” Ẩn nói, nhắc tới một cuộc hối lộ vĩ đại mà Hồ dâng cho lực lượng
chiếm
đóng Trung Quốc năm 1945 để thuyết phục họ rút khỏi Bắc Việt sau Thế
Chiến Thứ
Hai.
Thân phụ của Ẩn tốt nghiệp kỹ sư tại
trường đại học Hà Nội,
là viên chức đo đạc đất đai và thiết lập những ranh giới địa ốc và thuế
thổ
trạch ở biên giới phía Nam
của Việt Nam.
Ông vẽ những đường bộ ở Saigon xuyên qua khu rừng U Minh, dọc theo vịnh
Xiêm
La. Trong thời gian làm việc ở xứ Chùa Tháp, ông gặp thân mẫu của Ẩn,
một di
dân nửa từ miền Bắc. Bà là một người cần cù, học vấn ở cấp hai tiểu học
vừa đủ
để cho bà biết đọc và viết. Nhiệm vụ của một viên chức đo đạc đất đai ở
vùng
đất chưa khai phá ở miền Nam Việt Nam bao gồm việc cưỡng ép
những
người nông dân khuân vác giây xích sắt lội xuyên qua các bãi lầy vùng
sông Cửu
Long và xây đắp những trụ cột cao trong rừng rậm để đặt giây nhắm
hướng. “Khi
khảo sát đất đai và đào đắp kinh mương và đường xá, tôi thấy những
người Việt Nam
nghèo khó
vất vả kiếm lấy miếng ăn,” Ẩn nói. “Tôi thấy sự cưỡng ép lao công, đánh
đập và
những lạm dụng khác của bộ máy cai trị của người Pháp. Bởi vậy, tranh
đấu giành
độc lập là con dường duy nhứt để chấm dứt các tệ nạn ấy.” Ẩn tiếp:
“Người Mỹ
cũng đã hành động tương tự hồi năm 1776. Gia đình tôi luôn yêu nước
trong ý
muốn đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam.”
Lúc còn rất bé, Ẩn sống trên một chiếc
xuồng trong khu rừng
tràm ở cực Nam Việt Nam,
có lần suýt chết chìm trong một cơn bão đánh bật Ẩn xuống nước. Sau đó
Ẩn được
gởi ra sống với ông bà nội ở Huế, trở vào Nam sau khi bà nội qua đời,
và được
gởi ra miền Bắc trở lại khi Ẩn thi hỏng cấp ba. Thân phụ anh tách anh
ra khỏi
các anh chị của anh bằng cách đày anh về sống ở làng Truồi, nơi mà đời
sống
thôn dã với những nông dân, những tưởng làm anh khiếp sợ mà học hành
chăm chỉ
hơn. Trái lại, Ẩn rong chơi đánh đáo suốt ngày trong làng. Khi Ẩn thi
trượt một
lần nữa, anh bị cha trừng trị bằng những ngọn roi và chuyển xuống Saigon để khép anh vào khuôn phép gắt gao hơn.
Ẩn tỏ ra yêu thích
Saigon,
lúc bấy giờ là một tiền đồn thuộc địa có lối sống uể oải với những đồn
điền cao
su bao quanh. Ẩn nô đùa dọc bờ sông
Saigon,
đu
đưa trên cành cây si và nhảy tùm xuống nước. Ẩn làm bạn với những thợ
thuyền sở
Ba Son và những người này thường đúc cho Ẩn chơi những đồng tiền ngộ
nghĩnh. Ẩn
hay nhảy lên xe điện đi vào khu người Trung Hoa ở Chợ Lớn rồi lộn ngược
về một
rạp chiếu bóng gần cầu Đakao để xem những phim với Johnny Weissmuller
trong vai
Tarzan đu từ cây này qua cây khác trong rừng. “Đấy là giấc mơ đẹp của
sự tự do
trong rừng rậm,” Ẩn nói về những phim Tarzan trên. “Tôi nghĩ rằng dưới
chủ
nghĩa Cộng Sản, tôi sẽ sống một đời sống của Tarzan. Tôi đặt giấc mơ
này vào
cuộc cách mạng.”
Là một phân tích gia
chính trị, Ẩn biết quá nhiều chủ nghĩa
Cộng Sản đã giết hại hàng triệu người trong thế kỷ 20, và trong thâm
tâm anh
cũng biết những hạn chế của chế độ Cộng Sản mà anh hiện đang sống.
Nhưng là một
người thanh niên trẻ yêu nước, anh đã không có một chọn lựa nào khác
hơn là
tham gia vào cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam
độc lập.
Khi Ẩn được 18 tuổi
và là học sinh của trường trung học College
de Can Tho, Ẩn bỏ trường và gia nhập vào khóa huấn luyện của Việt Minh.
Khóa
huấn luyện có hơn 100 tân binh, nhưng chỉ có vỏn vẹn 50 khẩu súng
trường, trong
đóù có vài khẩu còn sót lại từ cuộc thế chiến thứ nhứt. Các tân binh
phải dùng
các vỏ đạn cũ để chế lại đạn mới. Tuy có tham gia tác chiến chống quân
Nhựt và
sau đó quân viễn chinh Pháp, Ẩn không xác nhận điều này, mà anh nói chỉ
làm
nhiệm vụ lặt vặt ở hậu phương mà thôi. Nhưng một trang mạng vi tính của
chánh
phủ nhắc lại những hoạt động của Ẩn là Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân và là
một
“chiến binh tham gia vào tất cả trận đánh ở miền Tây của Nam Việt Nam.”
Đến năm 1947, Ẩn rời
bỏ chức vụ trung đội trưởng chuyên hoạt
động tuyên truyền, trở về Saigon để
chăm sóc
thân phụ được giải phẫu lấy đi một lá phổi và phải nằm điều trị bịnh
lao phổi ở
bịnh viện trong 2 năm. Trong thời gian này, Ẩn tổ chức những cuộc biểu
tình
xuống đường của sinh viên ở Saigon, lúc đầu chống Pháp về sau thì chống
Mỹ. Ẩn
được thu dụng làm thư ký cho hãng dầu Caltex cho đến năm 1950 lúc anh
thi đổ
chức thanh tra quan thuế Pháp.
Trong lúc dân miền Nam
tưng bừng đón Tết Nguyên Đán năm 1952, Ẩn được triệu vào khu rừng phía
Bắc
Saigon để gặp gỡ những cán bộ Cộng Sản đang thành lập Trung Ương Cục
Miền Nam.
Cơ quan
này sẽ lãnh đạo cuộc chiến chống Mỹ, được xem là kẻ thù chủ yếu đang
bắt đầu
thay thế quân Pháp trước khi Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhứt chấm
dứt năm
1954. Ẩn lấy làm vui sướng nhận được lịnh vào chiến khu, nơi mà anh hy
vọng gặp
lại người chị ruột đã đi ra khu ba năm trước đó và trở thành xướng ngôn
viên
của đài phát thanh Cộng Sản “Tiếng Nói Nam Bộ.” Thỉnh thoảng Ẩn vào
chiến khu
thăm chị để cung cấp lương thực hay thuốc men, có khi trải qua đêm dưới
hệ
thống đường hầm của Việt Minh. Để tránh khỏi bị máy bay thám thính Pháp
phác
giác, những người sống dưới đường hầm này phải thông thoát khói lửa nấu
nướng
qua các lỗ của những gò mối. (Năm 1955, chị của Ẩn được chuyển về Bắc
làm việc
ở các mỏ than quốc doanh.)
Ẩn thất vọng khi biết
tin không được ở lại chiến khu cùng
với chị. Ngược lại, anh được tuyển mộ làm gián điệp cho cơ quan tình
báo Việt Nam
vừa mới
thành hình. “Tôi là người gián điệp đầu tiên,” anh nói. Ẩn không hài
lòng với
nhiệm vụ mới này, cho đó là một việc làm đê tiện. Anh nói làm gián điệp
như thể
là những con chó săn, như chim rình mồi. “Trong những cuộc xuống đường
của sinh
viên ở Saigon, tôi bị cảnh sát đánh
đập, bởi
vậy tôi không bao giờ có ý muốn làm một con chim rình mồi hoặc một kẻ
chỉ
điểm.”
Cái khó khăn đầu tiên
của Ẩn khi lén lúc trở lại Saigon với
nhiệm vụ mới là một điệp viên là làm cách nào
tránh bị gọi nhập ngũ vào lực lượng thuộc địa Pháp. Ẩn bắt đầu học
tiếng Anh ở
Phòng Thông Tin Hoa Kỳ ở Saigon và
tình nguyện
làm việc không lương cho sở bưu điện chánh trong chức vụ kiểm duyệt báo
chí.
Tại đây anh được chỉ thị bôi đen những bản tin do Graham Greene đánh đi
các báo
Anh và Pháp. Người Pháp liệt kê Graham Greene là “kẻ khuấy rối,” nghi
ngờ ông
hoạt động cho tình báo Anh quốc trong những lần viếng thăm Việt Nam
thường
xuyên của ông.
Ẩn được chính thức
kết nạp vào đảng Cộng Sản năm 1953 trong
một buổi lễ tại rừng U Minh dưới sự chủ tọa của Lê Đức Thọ, người lãnh
đạo cuộc
kháng chiến chống Pháp và là người sau này tham gia hòa đàm trong bốn
năm liền
với Henry Kissinger tại hòa hội Ba Lê. Mai Chí Thọ, em trai của Lê Đức
Thọ và
trưởng cục an ninh của lực lượng Cộng Sản ở miền Nam, là người trực
tiếp chỉ
huy Ẩn.
Mặc dù hoạt động với
tính cách tự do cho Phòng Nhì, cơ quan
tình báo của Pháp, Ẩn cũng bị gọi nhập ngũ năm 1954. Để tránh khỏi bị
gởi ra
chiến trường vào những ngày tàn chót của cuộc chiến tranh thuộc địa ở
Đông
Dương, Ẩn phải nhờ đến những móc nối của gia đình mà ở Việt Nam
mọi việc
đều nhờ vào những quan hệ họ hàng với nhau. Ẩn cầu cứu với người anh họ
là Đại
úy Phạm Xuân Giai, trưởng Phòng 5, cơ quan chiến tranh tâm lý Bộ Tổng
Tham Mưu
quân đội miền Nam, thăng ngay cho Ẩn cấp bực thượng sĩ, cấp bực hạ sĩ
quan cao
nhứt, phục vụ tại Tổng Tham Mưu đặt tại đường Galliéni, Chợ Lớn.
Tại đây, Đại tá
Edward Lansdale khám phá ra năng khiếu của
Ẩn khi ông đến giúp đỡ Đại úy Giai về mặt tổ chức cũng như tiền bạc.
Lansdale
trước kia làm việc trong ngành quảng cáo và là một chuyên viên tâm lý
chiến,
được gởi sang Việt Nam để điều khiển những hoạt động bí mật của Cơ Quan
Tình
Báo Trung Ương Mỹ. Đến Việt Nam ngay sau khi quân đội Pháp thất trận ở
Điện
Biên Phủ, Lansdale nhận thấy Phòng 5 và bộ máy quân sự thuộc địa cũ ở
trong
tình trạng hỗn độn, hoàn toàn mất tinh thần và không biết phải tự điều
hành ra
sao cho đến khi Lansdale, với một tổ chức được đặt cho cái tên ít gây
chú ý là
Phái Bộ Quân Sự Saigon, bắt đầu biến đổi miền Nam Việt Nam thành một
quốc gia
có một quân đội, một ông tổng thống và một lá quốc kỳ.
Nhận thấy Ẩn là một
môn sinh trẻ có triển vọng, Lansdale và
các đồng nghiệp của ông khởi sự truyền dạy cho Ẩn những mánh khóe tình
báo mà
trong 20 năm sau đó Ẩn dùng trong những hoạt động điệp báo cho Cộng
Sản. “Thầy
dạy tôi chính là Sherman Kent,” Ẩn nói, liên hệ đến người giáo sư
trường Đại
Học Yale đã giúp Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ thiết lập cục Tình Báo
Chiến
Lược. Trong một tài liệu kinh điển “Nhiệm vụ Tình Báo Chiến Lược Trong
Chính
Sách Quốc Tế Của Hoa Kỳ” hồi năm 1949, Kent viết rằng đấy là một “nhiệm
vụ
thông tín” dựa trên căn bản điều nghiên những “nhân vật lãnh đạo” trên
thế
giới. Kent
nhấn mạnh: “Nhiệm vụ này đòi hỏi phải hiểu rõ cá tính, tham vọng, ý
kiến, những
điểm yếu của những nhân vận đó, cũng như những ảnh hưởng mà họ có thể
hành sử
hoặc những ảnh hưởng dẫn họ đến thất bại. Nhiệm vụ này cũng đòi hỏi
phải biết
rỏ những bạn bè và thân nhân của những nhân vật lãnh đạo đó, cũng như
những môi
trường hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội của họ.”
Phạm Xuân Ẩn, người
hoạt động tình báo tâm lý chiến, bắt đầu
áp dụng phương pháp “thông tín” trên một cách tài tình trong khi làm
nhiệm vụ
là thông tín viên cho tuần báo Time. “Thông thường người ta chỉ có một
nghề để
sinh nhai, còn tôi thì có tới hai công việc cùng một lúc: hoạt động cho
cách
mạng và làm công tác của một nhà báo,” anh nói với nhà văn Nguyễn thị
Ngọc Hải,
người đã viết một bài chuyên khảo về cuộc đời của Ẩn. “Hai nghề nghiệp
này mâu
thuẫn với nhau, nhưng về bản chất rất giống nhau. Nhiệm vụ tình báo bao
gồm
việc thu thập và phân tích tin tức và khư khư giữ nó cho riêng mình như
mèo cố
che lấp những gì nó thải ra. Mặt khác, nhà báo lấy tin, phân tích và
đăng tin
đó lên mặt báo cho mọi người cùng biết.”
Là một điệp viên tứ
trùng, vừa đi đêm với Phòng Nhì của
Pháp, vừa là nhân viên của Phòng 5 tình báo của người anh họ, vừa hoạt
động cho
Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ, và vừa làm gián điệp cho những người
chỉ huy
Cộng Sản của mình, Ẩn thường trực sống trong trạng thái kinh dị. “Tôi
không có
được một phút thư thái,” Ẩn nói. “Là một điệp viên, sớm hay muộn gì tôi
cũng sẽ
bị bắt, như cá trong ao. Tôi phải chuẩn bị tinh thần cho một cuộc tra
khảo
trong tương lai. Số phận ấy như đã dành sẵn cho tôi.”
Thật là một an ủi nho
nhỏ cho Ẩn khi hầu hết những đồng
nghiệp ở Phòng 5 đều ở trong trạng thái bất an tương tự. “Những khi
chúng tôi
không bí mật dò xét lẫn nhau thì chúng tôi nằm bên mâm đèn hút thuốc
phiện và
cùng nhau sinh hoạt như những người bạn,” Ẩn nói. “Đấy là phương cách
xử thế để
mọi công tác được trôi chảy. Tôi đã phải đóng khung ngăn chia từng phần
tình
cảm của tôi.” Anh nhìn nhận lối sống này quả thật khó khăn. “Nhưng
không phải
lúc nào bạn cũng ra tay giết người được. Khi chiến tranh chấm dứt, họ
là những
người mà tôi sẽ sống chung với nhau.”
Chính Mai Chí Thọ và
Mười Hương, người chỉ huy trực tiếp của
Ẩn, đã quyết định gởi Ẩn qua Mỹ để được huấn luyện về ngành báo chí.
Trong một
cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên, Mười Hương cho biết ông nảy sanh ý
kiến huấn
luyện Ẩn thành một nhà báo khi liên tưởng tới trường hợp của Hồ Chí
Minh đã
từng là một phóng viên. Việc huấn luyện Ẩn trở thành một nhà báo là một
ngụy
trang toàn hảo của một điệp viên, cho phép anh đi tới hang cùng ngõ hẻm
và tiếp
cận với những nhân vật có quyền lực. Kế hoạch đã được cấp lãnh đạo cao
nhứt của
Bộ Chính Trị chấp thuận, nhưng phải mất nhiều năm mới được thực hiện.
Lúc này thân
phụ của Ẩn đang chết dần trên giường bịnh. Ẩn được cấp một học bổng của
chánh
phủ nhưng sau đó bị thu hồi và trao cho một người khác có những móc nối
tốt
hơn. Tiếp đó, thông hành xuất ngoại của Ẩn bị các viên chức do người
Pháp huấn
luyện ngày xưa ngăn chận lại vì họ không muốn thấy một sinh viên Việt Nam
được gởi
sang Mỹ học. Đảng Cộng Sản cũng gặp những khó khăn trong việc tìm ra
cho đủ số
tiền cho kế hoạch này. Sau cùng, Mai Chí Thọ vơ vét được 80 ngàn đồng,
tương
đương với khoảng 1,000 Mỹ kim lúc bấy giờ, chỉ đủ mua một vé máy bay và
bốn bộ
quần áo mới cho Ẩn. Thân phụ của Ẩn chết trong tay anh tháng 9, 1957.
Một tháng
sau đó, Ẩn bay đến Costa Mesa, tiểu
bang California,
xin ghi tên
vào năm thứ nhứt của trường đại học cộng đồng ở đây.
Là một người gián
điệp Cộng Sản 31 tuổi, một cựu viên chức
quan thuế và một chuyên viên chiến tranh tâm lý, Ẩn bắt đầu đời sống
của một
sinh viên của trường Orange Coast College, do một cố vấn quân sự Mỹ ở
Việt Nam
giới thiệu cho Ẩn. Có thể anh là một người Việt Nam đầu tiên sống ở
quận Cam
(hiện nay là nơi cư trú của 150,000 người Việt Nam). Được các bạn học
gọi là
đức Khổng Tử, Ẩn học các môn khoa học chánh trị, chính quyền Hoa Kỳ,
kinh tế,
xã hội, tâm lý, tiếng Tây Ban Nha và báo chí. Anh thường được giao phó
hướng dẫn
trông nom các nữ sinh 18 tuổi của trường trong các buổi sinh hoạt ngoài
trời ở
bãi biển và tốn nhiều công sức vào tờ báo The Barnacle của nhà trường.
Thỉnh
thoảng anh có viết bài đăng trên báo, như bài phê bình cuốn phim “The
Quiet
American” - bản phim đầu tiên chống cộng phỏng theo cuốn sách của
Graham
Greene. Nhận thấy cuốn phim có thể gây hoang mang cho người xem, anh đề
nghị
“không chiếu phim này ở Việt Nam.”
Ẩn mô tả hai năm ở
Mỹ, kể cả thời gian anh tập sự tại tờ báo
Bee (con Ong) và tại Liên Hiệp Quốc, là “thời gian độc nhứt tôi sống
một cách
thoải mái vắng những lo âu.” (Những cuộc viếng thăm tất cả những tiểu
bang Hoa
Kỳ của anh được đài thọ bởi Asia Foundation (Quỹ Tài Trợ Á Châu) mà về
sau được
phát giác là thuộc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ). Anh đâm ra yêu
thích nước
Mỹ và anh cũng yêu luôn cả một phụ nữ Mỹ, cô Lee Meyer, một cô gái tóc
vàng mềm
mẫm duyên dáng từng là biên tập viên của báo The Barnacle và cũng là
người
luyện anh viết báo. “Cô ấy biết tôi phải lòng với cô, nhưng tôi không
bao giờ
thố lộ cho cô biết,” Ẩn nói. “Người Việt Nam chúng tôi không bao giờ
nói rỏ
thực sự điều mình muốn.” Những năm nắng ấm mà Ẩn sống ở California
là thời gian đen tối nhứt của lịch sử Việt Minh ở miền Nam.
Họ là
những người Cộng Sản ở lại dưới vĩ tuyến 17 khi Việt Nam bị
chia đôi vào năm 1954. Cho
đến năm 1959, gần 85 phần trăm lực lượng Việt Minh - khoảng 60 ngàn
người - bị
giết hoặc bị bắt. Trong một bức thư có mã số nhận được từ người em
trai, Ẩn hay
tin Mười Hương, người chỉ huy trực tiếp của anh, đã bị bắt và đang bị
tra tấn.
Ẩn cũng biết tin anh bị gọi về vì Việt Minh sắp sửa tái sinh thành Việt
Cộng và
đang phát động một cuộc đấu tranh vũ trang để mở màn cho một trận chiến
lần thứ
hai ở Đông Dương.
Ẩn vẫn còn nhớ rõ hôm
anh đứng trên Cầu Golden Gate vào
tháng 10 năm 1959, suy nghĩ miên man xem nên làm gì trong những ngày
sắp tới.
Nằm trong túi áo anh là vé máy bay trở về Saigon.
Xa xa dưới chân cầu nhô lên một trụ tháp lẻ loi và những bức tường bê
tông của
nhà tù ghê rợn trên đảo tí hon Alcatraz.
Anh
sợ đấy là một điềm không tốt cho số phận đang chờ đợi anh ở Việt Nam -
những
năm dài chịu tra tấn và bị nhốt trong chuồng cọp ở nhà tù quái ác trên
đảo Côn
Sơn. Mấy hôm trước đó anh được mướn dạy Việt ngữ tại trường sinh ngữ
quân đội
Mỹ tại thành phố Monterey. Anh có những lựa chọn, hoặc có thể bay sang Cuba để từ đó trở về Việt Nam
xuyên qua
xứ Nga, hoặc anh có thể tìm một cuộc sống lưu vong ở Ba Lê. Nhưng sau
cùng,
người yêu nước luôn trung thành với tổ quốc với chiếc hành lý đựng bốn
bộ quần
áo mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mua cho nhận thấy có bổn phận phải quay về
với
nhân dân, và anh đáp máy bay về Saigon.
“Như nữ ca sĩ
Josephine Baker, tôi có hai mối tình,” Ẩn nói.
“Tôi yêu tổ quốc tôi và tôi cũng yêu luôn Hiệp Chủng Quốc. Khi chiến
tranh chấm
dứt, tôi muốn thấy hai quốc gia này kết hợp lại với nhau.”
Bước chân trở lại Saigon,
Ẩn quá khiếp sợ đến nổi phải tự giam mình trong nhà cả tháng trời. Sau
đó anh
bạo gan, qua những móc nối của gia đình, nhờ đến sự giúp đỡ của Trần
Kim Tuyến.
Là cựu y sĩ giải phẫu trong quân đội, Tuyến với vóc người thấp bé nhưng
rất tài
giỏi, phụ trách bộ máy tình báo của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ
Ngô Đình
Nhu. Dưới sự bảo trợ của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ, hệ thống
điệp viên
và lực lượng mật vụ rộng lớn này hoạt động ngoài phạm vi của nội các
chánh phủ
dưới nhãn hiệu êm dịu là Sở Nghiên Cứu Chánh Trị, Văn Hóa và Xã Hội.
Nếu được
Tuyến thu dụng, Ẩn nghĩ rằng anh sẽ an toàn không phải vào tù, ít nhứt
là trong
thời gian trước mắt.
Ẩn được Tuyến giao
phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm
việc tại Việt Tấn Xã. Nhiều người trong số này vì không được huấn luyện
hành
nghề phóng viên nên chưa bao giờ viết được một bài báo. Khi Ẩn bắt họï
mỗi tuần
phải viết một câu chuyện, họ phàn nàn với Tuyến rằng làm công tác báo
chí sẽ
gây trở ngại cho nhiệm vụ tình báo của họ là chính. Ủng hộ đường lối
của Ẩn,
Tuyến chỉ thị cho những phóng viên ngoại quốc phải “thực hiện công tác
giao phó
một cách nghiêm chỉnh” bằng cách bắt đầu viết những bài vở như Ẩn đang
làm như
“một nhà báo chuyên nghiệp.”
Tuyến bị thất sủng
sau một cuộc đảo chánh thất bại của quân
đội. Ẩn rời Việt Tấn Xã, được hãng thông tấn Reuters thu dụng và sau đó
trở
thành phóng viên của tuần báo Time. Được công nhận là một người làm báo
siêng
năng cần cù nhứt ở Saigon và luôn sẵn
sàng
giúp đỡ các đồng nghiệp bằng cách cung cấp cho họ những ý kiến cập nhựt
của anh
và những mẩu chuyện đáng chú ý. Ẩn đưa ra những tin tức để có thể có
được những
tin tức khác. Nói với cô Ngọc Hải về những điểm giống nhau giữa người
làm báo
và người làm gián điệp, Ẩn nói: “Thức ăn của họ là những tin tức và
những tài
liệu. Cũng như các con chim, mình phải cho nó ăn luôn để nó tiếp tục
hót.”
“Tôi có được mọi thứ
nguồn tin tức từ quân đội, cơ quan tình
báo, và cảnh sát mật vụ,” Ẩn nói. “Tư lịnh các ngành quân đội và các sĩ
quan
Lực Lượng Đặc Biệt cùng Hải Quân và Không Quân đều giúp đỡ tôi.” Đổi
lại các
nguồn tin tức dồi dào đó, Ẩn trao cho những điềm chỉ viên Nam Việt Nam
tin tức
mà anh đã gởi cho những người chủ nhân Cộng Sản của anh. “Trong khi
chúng tôi
bàn thảo những tài liệu này thì những người lãnh đạo miền Nam Việt Nam ra
sức tìm
hiểu xem những tài liệu đó có ý nghĩa gì. Cái khó khăn của họ là sẽ đối
phó với
những người Mỹ như thế nào?” Về phần Ẩn, anh khuyến nghị người Mỹ về
cách thức
đối phó với người Việt Nam.
Đó là một trò chơi của sự tín nhiệm cao độ, với lưỡi hái tử thần sẽ
giáng xuống
đầu nếu Ẩn bị phát giác sao chụp lại những bản kế hoạch chiến lược và
báo cáo
tình báo mà những người Nam Việt Nam và người Mỹ cung cấp lén lút cho
anh.
Có khi Ẩn phải thức
suốt đêm chụp lại những tài liệu đó và
giấu những cuồn phim trong những cuốn nem nướng Ninh Hòa hay trong bụng
những
con cá bắt đầu ương thối. Những con cá và cuốn nem được dâng cúng ở
những đám
ma chay trong những giỏ mây. Một cách khác nữa là vào buổi sáng anh dẫn
con chó
berger của anh dạo trong trường đua ngựa và lén đặt những cuốn nem
nướng vào
một tổ chim trống trên cành cây cao. Anh thường chôn giấu số lượng phim
cao
dưới tấm mộ bia mà anh nói là của gia đình. Thỉnh thoảng vợ Ẩn đi xa xa
phía
sau để hộ tống anh để nhở anh bị bắt thì bà có thể báo động ngay cho
những
người đưa tin của anh.
Trong việc sử dụng
các hình thức đặt giấu tài liệu hoặc
chuyền tay trực diện với người đưa tin, hoặc qua máy phát sóng nối kết
anh với
bộ chỉ huy quân đội ở miền Bắc thông qua Trung Ương Cục Miền Nam, Ẩn
được sự hỗ
trợ của hàng chục tình báo viên quân sự Cộng Sản đặc trách hợp tác với
anh. 17
trong số 45 người chuyên mang các bản thông tin và tài liệu của anh ra
khỏi Saigon bị bắt và giết chết.
“Nhiều lần trước khi tôi thi
hành sứ mạng ngoài vùng Saigon, tôi
và vợ tôi
đều đồng ý rằng nếu tôi bị bắt, điều tốt nhứt là tôi bị giết chết
ngay,” Ẩn nói
với Ngọc Hải. “Thật là khủng khiếp nếu tôi bị tra tấn để khai những tin
tức có
phương hại tới sinh mạng của nhiều người khác. Đôi khi trong tình huống
hiểm
nguy, trong khi hai tay tôi giữ được vững vàng thì hai chân tôi run lên
như cầy
sấy không sao kềm hãm được. Mặc dù tôi cố gắng giữ bình tỉnh, nhưng
những phản
ứng tự nhiên của thân hình tôi làm tôi ớn lạnh vì sợ.”
“Ẩn là một điệp viên
có tầm quan trọng to lớn đối với những
người Cộng Sản, không những về phương diện thu thập tin tức cho miền
Bắc, mà
còn về phương diện đối chiếu với tin tức nhận được từ các nguồn khác,”
ông
Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương
Mỹ, nói.
Snepp là tác giả cuốn sách “Decent Interval” (tạm dịch: “Khoảng Cách
Thích
Đáng”) nói về sự sụp đổ hỗn loạn của Saigon năm 1975, hiện là nhà sản
xuất tin
tức truyền hình ở Los Angeles.
“Ẩn được quyền sử dụng tin tức tình báo chiến lược. Điều đó ai cũng
thấy rõ,”
Snepp nói. “Nhưng không ai hoạt động âm thầm sau lưng chúng ta mà đã
gây nhiều
tác hại như Ẩn. Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ không chấp nhận được
điều này.”
Snepp đưa ra trường hợp của Robert Shaplen, phóng viên của báo The New
Yorker.
Ẩn và Shaplen là hai bạn thân và cũng làø hai cộng tác viên. Hai người
thường
tự nhốt mình hàng giờ trong căn phòng của Shaplen ở tầng 3 khách sạn Continental Palace, thỉnh thoảng bước ra
ngoài bao
lơn để không ai nghe lén được những lời nói của họ. Shaplen là một
trong những
phóng viên được chúng tôi ưa chuộng, Snepp nói. “Chúng tôi được lịnh từ
cấp cao
nhứt cho phép Shaplen được ra vào tòa đại sứ và tiếp cận với những tài
liệu
tình báo cấp cao một cách dễ dàng không thể tưởng tượng được.
“Chúng tôi ước tính
có chừng 14,000 điệp viên hoạt động ở
miền Nam Việt Nam, và những người Cộng Sản thâm nhập vào tận sào huyệt
của đối
phương. Chính quyền miền Nam
lúc bấy giờ quả thật giống như một ổ phóù-mát Thụy Sĩ có nhiều lỗ
thủng.” Miêu
tả những bước ngoặc của chiến tranh, chẳng hạn như những cuộc họp mật
của Henry
Kissinger ở Ba Lê và quyết định của chánh phủ Nam Việt Nam hồi năm 1975
triệt
thoái khỏi các vị trí ở Tây Nguyên, Snepp nói, “Những người Cộng Sản
được thông
báo những việc gì đang xảy ra trước khi Tòa Đại Sứ Mỹ được biết”.
“Chúng tôi không biết
mức độ tham nhũng trong chánh phủ Nam
Việt Nam,”
Snepp tiếp, “Chúng tôi không muốn biết chúng tôi đang phò trợ một con
ngựa
không thích hợp. Trường hợp này cũng giống như ở Ba Tư hay Iraq
hay bất cứ
một quốc gia nào khác, nơi mà chúng tôi ủng hộï những chánh quyền tham
nhũng.
Dĩ nhiên Ẩn rất muốn biết những điều đó. Anh biết rằng dưới những điều
kiện như
vậy ở miền Nam,
kế hoạch Việtnam hóa sẽ không bao giờ đạt được kết quả.”
Những cuộc trò chuyện hàng ngày của tôi với Ẩn đã bắt đầu đi
vào một khuôn mẫu. Tôi đến cổng nhà vào buổi sáng và giật chuông. Ẩn
sột soạt
hướng ra trên lối đi và với bàn tay xương xẩu nắm bắt tay tôi. Chúng
tôi dạo
bước qua khu vườn, ngắm những con gà trống và các con chim đang hót,
vuốt ve
hai chú chó nhỏ được cột gần cửa chính và sau đó chúng tôi ngồi xuống
nói
chuyện hàng giờ trong phòng khách. Ẩn nói rất nhỏ gần như thì thầm
nhiều khi bị
át đi bởi tiếng ồn xe cộ ngoài đường. Lúc lâu sau, tôi đổi chỗ ngồi từ
chiếc
sô-pha sang chiếc ghế kế bên Ẩn. Giả vờ chỉnh lại chiếc máy nói cường
âm gần
miệng Ẩn, tôi nhoài người ra phía trước kề sát mặt Ẩn để nghe cho rõ
hơn. Giống
như Jean-Paul Sartre, người thích tham gia vào những cuộc bàn luận
chánh trị
qua khói tỏa của cốc cà-phê tại quán Café de Flore, Ẩn ít khi nhìn nhận
mình có
những hành động liên quan tới chiến cuộc, ngoài nhiệm vụ thông tín của
anh là
quan sát và phân tích những biến động đã xảy ra. Nhưng chúng tôi biết
trong
nhiều dịp Ẩn núp ở sau bức màn nhung chỉnh đốn hiện tình. Một trong
những dịp
đó là trận chiến ở Ấp Bắc năm 1963, đánh dấu một bước ngoặc trong việc
mở rộng
cuộc chiến của quân đội Mỹ. Lần đầu tiên, Việt Cộng tác chiến ở cấp
tiểu đoàn
và giành được một chiến thắng quyết định chống lực lượng Việt Nam được
sự hỗ
trợ của trực thăng, xe thiết giáp và pháo binh Mỹ. Hai cán binh Việt
Cộng nhận
được huy chương chiến công cao nhứt của Bắc Việt sau chiến thắng này là
chỉ huy
trưởng lực lượng Cộng Sản, và người kia không ai khác hơn là Phạm Xuân
Ẩn,
người đã vạch ra chiến lược giành thắng lợi.
Ẩn xuất hiện rõ nét ở chiến trường một
lần nữa trong cuộc
tấn công Tết Nguyên Đán, một cuộc tổng tấn công vào trên 100 thành phố
miền Nam
và các mục tiêu khác trong những ngày đầu năm âm lịch 1968, lúc đôi bên
hưu
chiến. Kế hoạch tiến công này đã được soạn thảo từ hai năm trước đó,
khi mà thủ
trưởng mạng lưới tình báo của Ẩn, một viên Đại tá với biệt hiệu là Tư
Cang, di
chuyển từ chiến khu về Saigon. Tư Cang nổi tiếng là một tay cao bồi vui
tánh và
niềm nở, thường đeo hai khẩu súng lục K-50 hai bên hông và có thể bắn
trúng mục
tiêu cách xa 50 thước bằng tay trái hoặc tay phải. Từng là một cựu học
sinh ưu
tú của một trường trung học Pháp ở Saigon, Tư Cang đã sống dưới những
địa đạo
ngầm ở Củ Chi quá lâu năm nên khi xuất hiện trở lại ở Saigon anh không
còn nhớ
làm thế nào để mở cánh cửa xe hơi. Ẩn thay đôi dép đi rừng của Tư Cang
bằng đôi
giày mới và mua một lô quần áo mới cho Cang mặc. Chẳng bao lâu Ẩn và Tư
Cang xê
dịch trong thành phố trên chiếc Renault 4 mã lực của Ẩn như hai người
bạn thân
cũ.
Giả vờ ba hoa về
những con chó và những trận đá gà, họ quan
sát những mục tiêu cho cuộc tiến công trong ngày Tết. Tư Cang đề nghị
đánh phá
Kho Bạc để lấy tiền. Ẩn có ý kiến là nhắm vào mục tiêu Kho Bạc là sai
"vì
nơi đây chỉ là nơi phát lương cho công chức." Ẩn nói mục tiêu tốt nhứt
là
tòa án, nơi chứa rất nhiều vàng tịch thu trong những vụ án xử những tên
cướp và
bọn buôn lậu. Ẩn đề nghị Tư Cang mang theo một bình khí đốt hơi để phá
tủ sắt.
Tư Cang chọn ra 20
mục tiêu ở Saigon, trong đó có Dinh Độc
Lập và Tòa Đại Sứ Mỹ, và đích thân chỉ huy trận đánh vào Dinh Độc Lập.
Tại đây,
15 trong số 17 thành viên của toán Tư Cang bị giết ngay trong những
giây phút
tiến công đầu tiên. Tư Cang chạy thoát được về trốn tại một ngôi nhà
gần đó với
hai khẩu súng luôn chĩa vào đầu, nguyện sẽ tự kết liễu đời mình thay vì
để bị
kẻ thù bắt sống. Ngày hôm sau, Tư Cang và Ẩn lái xe chạy quanh thành
phố một
lần nữa, lần này để đếm những xác lính Việt Cộng bị tử thưởng trong
trận đánh.
(Để kỷ niệm vai trò của hai người trong cuộc tiến công, hai khẩu súng
ngắn của
Tư Cang và chiếc xe Renault màu xanh lá cây của Ẩn được trưng bày trong
nhà bảo
tàng tình báo quân sự tại Bộ Tham Mưu Quân Đội ở Hà Nội).
Trong mùa xuân năm
đó, Việt Cộng lại phát động một cuộc tiến
công qui mô nhỏ bằng cách bắn pháo bừa bãi vào Saigon,
đánh sập nhà cửa và giết hại nhiều thường dân. Ẩn gởi một khuyến cáo
ngắn ra
chiến khu. "Tôi bảo họ nên ngưng pháo vào Saigon
vì không bao giờ trúng mục tiêu quân sự, mà chỉ tổ làm nhân dân lánh xa
chúng
tôi mà thôi."
- Việc gì đã xảy ra
sau đó? tôi hỏi Ẩn.
- Cuộc pháo kích đã
ngưng hẳn.
Năm 1970, Robert Sam
Anson, phóng viên Time, đồng nghiệp của
Ẩn, bị lính Bắc Việt và Khmer Đỏ bắt ở Cam Bốt, nơi mà ít nhứt 25 nhà
báo khác
bị giết hoặc mất tích trước đó. Khi vợ của Anson cầu cứu với Ẩn, Ẩn
liền bí mật
điều đình để Anson được thả ra. Mười bảy năm sau đó Anson mới biết ra
câu
chuyện về sự giúp đỡ của Ẩn. Khi Anson gặp lại Ẩn vào năm 1987, anh hỏi
Ẩn,
"Tại sao anh cứu tôi khỏi bị giết nếu anh là kẻ thù của xứ tôi?". Ẩn
trả lời, "Vâng, tôi là kẻ thù của xứ anh, nhưng anh là bạn tôi." Cho
đến ngày nay, Anson vẫn còn đặt bức ảnh của Ẩn ở bàn làm việc của mình.
Ẩn được ban cho một
huy chương chiến công bội tinh lần cuối
cùng cho vai trò của anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh, được kết thúc
với việc
chiếm Saigon ngày 30 tháng Tư năm 1975 của những người Cộng Sản. Một
việc làm
cuối cùng của Ẩn trong chiến tranh là một cử chỉ cao đẹp nữa đối với
bạn bè.
Những giờ trước khi Saigon thất thủ, Ẩn sắp xếp cho việc đào thoát của
vị chỉ
huy cũ của mình là Trần Kim Tuyến, người điệp viên trưởng của miền Nam
Việt Nam.
Trong bức
hình nổi tiếng chụp chiếc trực thăng cất cánh từ trên nóc của một tòa
nhà mà
mọi người tưởng lầm là Tòa Đại Sứ Mỹ (thực ra đó là nóc nhà ẩn trú của
Cơ Quan
Tình Báo Trung Ương Mỹ cách đấy hai con đường), người cuối cùng leo lên
chiếc
thang lung lay lên trực thăng chính là Trần Kim Tuyến. Đứng ngoài tầm
chụp của
bức hình là Phạm Xuân Ẩn đang vẫy tay chào tạm biệt.
Khi các cựu đồng
nghiệp của Ẩn biết qua câu chuyện của anh -
từ những lời đồn đãi được loan truyền trong những năm 80 - họ đồng loạt
liên
tưởng tới những sự kiện mà tự nó phát hiện những hoạt động của Ẩn lúc
bấy giờ.
Nick Turner, cựu trưởng phòng Reuters ở Saigon,
xác định những nghi ngờ của ông về những lúc Ẩn vắng mặt trong văn
phòng mà ông
không được báo trước. H.D.S. Greenway, được người trong ngành gọi là
David, bất
thần hiểu ra rằng tại sao Ẩn, cựu đồng nghiệp của ông ở Time biết nhiều
hơn ông
về chiến dịch Lam Sơn 719, một nỗ lực đầy tai họa của quân lực miền Nam
Việt
Nam tấn công qua Lào năm 1971.
"Tôi có mặt ở biên
giới gần Khe Sanh, chứng kiến một
toán quân trước đó bị thiệt hại nặng nề đang rút lui khỏi đất Lào,"
Greenway nói với tôi. "Tôi mô tả toán lính này là một phần của cánh
quân
chính đã tiến công ở Lào". "Không phải vậy," Ẩn cải chính không
một chút do dự. "Cánh quân chính đã bị tiêu hủy sạch. Những lính mà anh
thấy đó là những người còn sống sót của một đơn vị được lịnh đến cứu
nguy cho
đoàn quân tiến công, và đơn vị này cũng bị đánh bại nốt". Sau đó, nghĩ
lại
điều này, tôi thấy Ẩn dường như thông thạo hết mọi chuyện một cách khác
thườngï. Đấy là một sự hiểu biết tường tận của một người có được những
thông
tin từ hai phía về trận đánh đã diễn ra.
Nhà báo Nayan Chanda,
lúc bấy giờ là thông tín viên của
Reuters và tạp chí Far Eastern Economic Review, nhớ lại đã trông thấy
Ẩn có mặt
trước của Dinh Độc Lập trong ngày cuối của cuộc chiến khi chiếc xe tăng
Cộng
Sản số 843 xông vào đè bẹp chiếc cổng sắt. "Trên gương mặt Ẩn tôi thấy
nởù
một nụ cười khác lạ và kỳ quặc. Dường như trong anh có niềm tự mãn và
thanh
thản. Thật tôi không sao hiểu được thái độ của anh," Chanda nói.
"Trước đó vợ và các con của anh đã được di tản bằng máy bay ra khỏi
Việt Nam,
vậy mà
dường như anh không một chút bận tâm." Về sau Chanda mới nhận ra rằng
lúc
ấy Ẩn đang vui mừng chiến thắng của Cộng Sản, chiến thắng mà anh đã góp
phần
giành được trong 30 năm qua của anh.
Ngoài cái nhận định thoáng qua của Chanda, Ẩn giữ nguyên cái
bình phong che đậy hoạt động gián điệp của mình sau năm 1975. "Đấy là
thời
gian đầy nguy hiểm của tôi," Ẩn nói. "Một người nào đó có thể bắn nát
óc tôi một cách dễ dàng. Bởi vậy tôi không thể làm gì hơn là chờ đợi ai
đó về
từ chiến khu và nhận diện ra tôi."
Trong thời gian này, Ẩn và thân mẫu về
sống tại Khách Sạn
Continental Palace, lúc đầu ở trong phòng cũ của Robert Shaplen, sau đó
chuyển
qua trụ sở hai phòng của Time cũng ở khách sạn này. Ẩn bị cảnh sát gọi
đến thẩm
vấn nhiều lần cho đến khi được cơ quan tình báo can thiệp. Người ta bắt
đầu
nghi anh là "người của cách mạng" khi trông thấy anh đạp xe đến kho
tiếp liệu quân sự và trở về với vài bao gạo và thịt buộc trên ghi đông
xe đạp
của anh. Người ta đoán anh là "người cách mạng 30 tháng Tư," nghĩa là
người chạy sang hàng ngũ Cộng Sản sau khi Saigon
sụp đổ.
Ngay cả những sĩ quan
cao cấp quân đội như Bùi Tín cũng
không biết Ẩn là ai. Tín là Đại tá quân đội Bắc Việt, là nhân vật chấp
nhận sự
đầu hàng của chánh phủ miền Nam.
Ông là phụ tá chủ bút báo Quân Đội Nhân Dân có mặt trên chiếc xe tăng
tiến công
vào Dinh Độc Lập ngày 30 Tháng Tư. Bất ngờ thấy mình là một sĩ quan cao
cấp
nhứt ở đây, Tín chấp nhận sự đầu hàng của chánh phủ miền Nam và ngồi
xuống bàn giấy
của Tổng Thống để đánh đi một tin điện về tờ báo của ông. Như hầu hết
những nhà
báo mới đến Saigon, việc làm kế tiếp của Tín là tìm gặp Phạm Xuân Ẩn.
"Sáng ngày mồng Một Tháng 5, tôi đến gặp Ẩn tại văn phòng của anh ở
Khách
Sạn Continental Palace. Tôi không biết Ẩn là một điệp viên," Tín nói.
"Anh cho tôi biết anh là phóng viên của hai tờ báo Time-Life. Anh giới
thiệu tôi với tất cả thông tín viên ngoại quốc ở Saigon,
và tôi giúp đỡ họ gởi những bài vở tin tức về các báo của họ. Ba tháng
sau khi
chiến tranh chấm dứt, tôi vẫn không biết Ẩn hoạt động gián điệp."
Những dấu hiệu của
một sự tranh chấp nội bộ Cộng Sản liên
quan tới trường hợp của Ẩn-giữa cơ quan tình báo quân sự muốn gởi Ẩn
sang Hoa
Kỳ và những viên chức trong Bộ Chiùnh Trị - chỉ được tiết lộ cho Bùi
Tín biết
khi chánh phủ xúc tiến việc đưa vợ và con của Ẩn trở về Việt Nam. Ngược
lại với
dòng người tỵ nạn ào ạt di tản ra khỏi nước, gia đình Ẩn phải mất cả
năm trời
mới về tới Việt Nam
bằng con đường vòng vo qua ngã Ba Lê, Mạc Tư Khoa và Hà Nội. Sự trung
thành của
Ẩn với Cộng Sản được chính thức công nhận lần đầu tiên vào tháng Chạp
năm 1976
khi anh đáp máy bay ra Hà Nội với tư cách là một đại biểu của Quân Đội
tại Đại
Hội Đảng Lần Thứ Tư. Nhiều bạn bè thấy anh dạo quanh Hà Nội trong bộ
quân phục
mà anh khoác vào lần đầu tiên trong đời anh, và họ sững sờ trước sự
biến đổi
của một nhà báo ra một vị anh hùng với nhiều huy chương trên ngực.
"Sau 1975, Saigon trở
thành thành phố Hồ Chí Minh khắc
nghiệt," Ẩn nói khi anh nhắc tới cái năm mà anh phụ trách văn phòng báo
Time ở Saigon trước khi văn phòng này đóng cửa vào tháng 5, 1976. "Kiểm
duyệt báo chí quá gắt gao, giống như những ngày xưa khi nhà báo Graham
Green
công tác ở Saigon. Tôi không gởi đi
được nhiều
tin tức bài vở vì tôi không biết cách luồn lách qua khỏi kiểm duyệt.
Trong năm
đó tôi không biết làm gì hơn là đi xem đá gà và đá cá thia thia."
Trong khi hàng trăm
ngàn người Việt Nam
bị bắt vào
các nhà tù và trại lao động, Ẩn cũng bị bắt buộc đi "cải tạo". Tháng
8, 1978 anh được gởi ra Hà Nội dự một khóa học tập trong 10 tháng tại
Viện
Chính Trị thuộc Bộ Quốc Phòng, một trại huấn luyện tư tưởng chủ nghĩa
Mắc-Xít
và Mao-ít giành cho cán bộ trung và cao cấp. "Tôi đã sống quá lâu trong
lòng địch," anh nói. "Bởi vậy họ gởi tôi đi để cải tạo tư tưởng của
tôi."
Luôn luôn là một học
viên tồi, Ẩn kết thúc khóa học với điểm
rất thấp. "Họ không thích những chuyện đùa tôi kể," ý anh nói đến
những cán bộ Bắc Việt khắc khổ cố gắng dạy anh nói một thứ ngôn ngữ
Việt Nam
"mới" đầy những danh từ chánh trị vay mượn của Trung Hoa. Ẩn chịu
đựng một mùa đông lạnh buốt xương ở Hà Nội, ngủ trên chiếc giường gỗ
trên có
chiếc nệm vải mỏng. "Tôi mặc một chiếc áo bông khoác ngoài kiểu Trung
Hoa
trông tôi giống như một xác ướp biết đi," anh nói. "Tôi yêu cầu được
cấp một áo khoác kiểu người Nga mặc. Mặc dù vậy, tôi vẫn bị lạnh nên
tôi yêu
cầu họ một lần nữa cấp cho tôi một chiếc "áo khoác 111 độ" - nghĩa là
cấp cho tôi ba cô gái, hai cô nằm hai bên cạnh và một cô nằm trên người
tôi."
"Họ không ưa tôi chút
nào hết," Ẩn nói đến những
cán bộ cải tạo chính trị. "Nhưng tôi không phạm phải lỗi lầm to lớn nào
đến nỗi phải bị đem ra bắn."
Năm 1990, Đại Tá Ẩn được thăng cấp thiếu tướng. Lúc này, Việt Nam
bắt đầu chính sách đổi mới, mở cửa giao thiệp với phương Tây. Với sự
thăng cấp
này, người ta phân vân không hiểu thái độ của Cộng Sản đối với Ẩn ra
sao, hoặc
là công nhận những thành tích của Ẩn, hoặc cảm thấy xấu hổ cho đời sống
thiếu
thốn của Ẩn, hoặc là tìm cách khéo léo kiểm soát đời sống của Ẩn một
cách chặt
chẽ hơn. Về phần Ẩn, anh luôn luôn xem sự thăng cấp là một trò đùa. Vì
các nhà
báo phương Tây bắt đầu trở lại Việt Nam và tỏ ý muốn gặp "Tướng
Givral," nên muốn tránh mọi lúng túng chánh phủ có quyết định trên để
cho
thích hợp với cái chức "Tướng Givral" của anh.
Năm 1997, Chánh phủ
Cộng Sản Việt Nam từ chối không cho phép
Ẩn viếng thăm Hoa Kỳ để dự một hội nghị ở Nữu Ước mà anh được mời với
tư cách
là một khách đặc biệt. Và mãi cho đến tháng Ba, năm 2002, viên tướng 74
tuổi
với chứng bịnh khí thũng này mới được phép cho về hưu. "Họ muốn kiểm
soát
tôi," anh nói. "Bởi vậy họ giữ tôi trong quân đội quá lâu. Tôi hay
phát biểu lung tung bừa bãi và họ muốn bịt miệng tôi lại." Đấy có thể
là
một lối giải thích của Ẩn, nhưng luôn luôn với Ẩn, có thể có một yếu tố
khác
nữa không ai biết. Những gì mà chúng ta biết, trong ít nhứt 27 năm sau
chiến
tranh, là Ẩn vẫn còn là một thành viên tích cực của guồng máy tình báo
quân sự
của Cộng Sản Việt Nam.
Vài cựu đồng nghiệp
của Ẩn đã cáo buộc anh là một
"phóng viên có thế lực" đã ứng xử các nguồn tin và cài đăng các bài
viết trên báo Time. "Tôi nghĩ lời cáo buộc này là một chuyện đùa,"
David Greenway, cựu phóng viên Time, nói. Greenway rời Time năm 1973 và
sau cùng
trở thành một chủ bút trang xã luận của báo Boston Globe. Greenway
tiếp:
"Những chủ bút của Time có bao giờ lắng nghe ý kiến của phóng viên
chúng
tôi đâu. Không ai trong chúng tôi có thể thao tác các nguồn tin cả. Vì
vậy, Ẩn
đâu có được cái may mắn gì tốt hơn những đồng nghiệp khác."
Richard Pyle, cựu
trưởng chi nhánh Associated Press ở Saigon
nói rằng Ẩn không tài nào cài đặt những bài viết của anh đăng trên báo
Time
được, trái lại "Ẩn đã nhiều lần cứu vãn uy tín của báo vì đăng nhiều
tin
tức không đúng với sự thật." Ẩn có một lối hành sử khéo léo. Bằng cách
không tiết lộ làm thế nào anh có được các nguồn tin, Ẩn sẽ cho bạn biết
bạn có
đi đúng hướng không.
Theo cựu thông tín
viên Zalin Grant của Time, Ẩn cũng còn bị
tố giác là "một trường hợp một người Cộng Sản đầu tiên có tên trong
danh
sách thông tín viên trên trang đầu của một tờ báo lớn Hoa Kỳ." Murray
Gart, thông tín viên trưởng của Time trong thời gian chiến tranh, sau
khi biết
tin Ẩn là một điệp viên, nói rằng "thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó."
Một phóng viên khác,
Peter Arnett, cũng phê phán hành động
của Ẩn, nhưng với những lý do khác. Ẩn thuê căn nhà của cha mẹ vợ người
Việt
Nam của Arnett, và hai nhà báo này thường gặp nhau ở quán Givral để
trao đổi
tin tức. "Tôi không biết phải xử lý ra sao đối với Ẩn," Arnett nói.
"Tôi hiểu anh là một người Việt Nam yêu nước, nhưng tôi vẫn cảm thấy bị
phản bội về phương diện nghề nghiệp. Suốt trong thời gian chiến tranh
có những
tố giác là hàng ngũ của chúng tôi đã bị Cộng Sản xâm nhập. Hành dộng
của Ẩn có
thể dẫn đến sự kiện một ngày nào đó chúng tôi sẽ bị ám sát như chơi.
Trong hơn
một năm trời, tôi cảm thấy bị xúc phạm, nhưng sau đó tôi lại nghĩ ra
rằng chẳng
qua đó là công việc riêng của anh."
Ngoại trừ vài trường
hợp chỉ trích hành động của Ẩn nêu ở
trên - và ngay cả việc Arnett chấm dứt cuộc đàm thoại với tôi bằng lời
khen Ẩn
là một "người bạo gan" - những đồng nghiệp của Ẩn đều tỏ ra một lòng
ủng hộ Ẩn. "Tôi có căm giận Ẩn không sau khi tôi biết qua những hoạt
động
gián điệp của anh?" Frank McCulloch nói. McCulloch từng là giám đốc các
văn phòng của Time ở Á Châu khi ông thu dụng Ẩn để làm việc ở Saigon
với số
lương 75 Mỹ kim một tuần. "Hẳn nhiên là không. Tôi nghĩ Việt Nam là quê
hương của anh. Nếu trường hợp đổi ngược lại, tôi cũng sẽ phải làm như
anh mà
thôi."
McCulloch hiện nay đã
nghỉ hưu sau một một thời gian phục vụ
xuất sắc với tư cách chủ bút quản nhiệm của báo Los Angeles Times, báo
Sacramento Bee và nhiều báo khác, tiếp tục đề cao Ẩn: "Ẩn là đồng
nghiệp
của tôi và là một phóng viên sáng giá. Ẩn có một sự hiểu biết tinh
tường về
hiện tình chính trị Việt Nam, và đáng chú ý là những tin tức tài liệu
của anh
chính xác một cách lạ thường". McCulloch bật cười: "Dĩ nhiên là xác
thực rồi khi mình biết các nguồn tin ấy từ đâu ra!"
McCulloch nhắc tới Ẩn
với sự quí mến và kính trọng cao độ,
và ông nói thật là "niềm vui to lớn" của ông khi năm 1990 ông tổ chức
một cuộc gây quỹ thu được 32 ngàn Mỹ kim để tài trợ cho việc gởi người
con trai
trưởng của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ẩn, thường được mọi người gọi là Ẩn
Non, du
học ngành báo chí tại Đại học đường North Carolina. Hầu hết những người
đóng
góp vào quỹ này là những cựu phóng viên chiến trường Việt Nam. (Hoàng
Ẩn tốt
nghiệp trường luật tại Đại học Duke năm 2002 và hiện phục vụ tại bộ
Ngoại Giao
Việt Nam.)
Mai Chí Thọ, người
xếp cũ của Ẩn, xuất hiện sau chiến tranh
là một trong những nhân vật quyền uy nhứt với chức bí thư Xứ Ủy Nam Bộ
cầm
quyền lãnh đạo miền Nam Việt Nam, đồng thời Thọ cũng giữ chức Bộ Trưởng
Bộ Nội
Vụ. Trong ngôi biệt thự của Thọ ở trung tâm Saigon - ngày xưa là Tòa
Đại Sứ
Thụy Sĩ - tôi được đưa vào một phòng tiếp khách nguy nga với bàn ghế
bằng gỗ
quí và những hình tượng đá khắc lấy từ các địa điểm cách mạng nổi
tiếng. Dựa
tường phía cuối phòng kê một bàn thờ chưng đầy hoa quả và bốn bức hình
được tô
điểm lại của đôi thân sinh và hai người anh nổi tiếng của Thọ: Tướng
hai sao
Đinh Đức Thiện, người có công góp phần xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh,
và Lê
Đức Thọ, người đã đánh lừa Henry Kissinger tại Hòa Đàm Ba Lê và nhận
được giải
Hòa Bình Nobel.
Mai Chí Thọ đang cầm
trong tay một bó nhang tỏa khói cúi đầu
vái trước bức hình của thân phụ. Hôm nay là ngày giỗ của thân phụ ông,
theo
thông lệ không phải là ngày tiếp khách lạ, nhưng Thọ biết thời gian tôi
ở đây
rất ngắn. Thọ cắm nhang vào lư hương và bước ra bắt tay tôi. Vận chiếc
quần xám
và sơ-mi tím, Thọ cao lớn, đầu đã bạc trắng nhưng có dáng oai nghiêm và
có cái
nhìn chầm chập vào người đối diện. Với thân hình cao hơn người Việt Nam
bình
thường, Thọ chắc đã phải cho đào đường hầm thật sâu rộng trong thời
gian 10 năm
sống dưới địa đạo Củ Chi.
Được đào tạo tôi
luyện trong những nhà tù danh tiếng nhứt ở
Việt Nam, kể cả nhà lao sau này được biết tới là Hà Nội Hilton, nơi
John McCain
bị giam trong 5 năm, và nhà tù Côn Sơn, hay là Đảo Ác Quỷ, nơi mà Thọ
bảo hai
phần ba những đồng chí của ông đã chết trước khi ông được phóng thích
năm 1945.
Tướng Thọ là một kẻ thù dày dặn chiến trường và hôm nay là một người
chủ nhà dễ
mến mời người khách Mỹ của mình dùng trà và trái cây. "Thật là một việc
làm
khó khăn, nhưng chúng tôi quyết định phải thi hành," Thọ nói về nỗ lực
của
ông gây được số tiền cho việc gởi Ẩn sang Hoa Kỳ năm 1957. Lúc bấy giờ
Đảng rất
nghèo, nhưng chúng tôi nghĩ việc làm này có nhiều lợi ích. Ẩn là người
đầu tiên
chúng tôi gởi anh sang Mỹ để học biết cái văn hóa của những người thay
thế Pháp
làm kẻ thù của chúng tôi.
"Ẩn là một người toàn
hảo cho công tác này," ông
nói, "Đó là một việc làm thành công lớn của chúng tôi."
Tôi hỏi Thọ về một
dịp tốt khác mà Việt Nam không nắm lấy
được - đó là khả năng gởi Ẩn sang Mỹ một lần nữa vào năm 1975. Ông nhìn
thẳng
vào mặt tôi qua đôi kính có gọng bằng thép. "Tôi không hiểu tại sao câu
chuyện này bị tiết lộ," ông nói, lộ vẻ hối tiếc việc tôi hiểu biết vấn
đề
này để thốt ra câu hỏi ấy. "Ẩn sẽ đạt nhiều thành tích to lớn nếu chúng
tôi gởi anh sang Hoa Kỳ lần này." Đây là một một hàm ý duy nhứt của Thọ
trong câu chuyện này, trước khi ông chuyển sang nói về đường lối của
Đảng, cho
rằng Ẩn đã chịu đựng quá đủ trong nhiều năm trong lòng địch nên anh
được phép
an hưởng nghĩ hưu.
Tôi nêu lên một câu
hỏi kế tiếp sau đây mà tôi biết chắc sẽ
không được trả lời: "Ẩn thi hành nhiệm vụ gì do ông giao phó?"
Bộ Trưởng Thọ mỉm
cười trao cho tôi một tách trà nữa.
"Ẩn có được những nguồn tin tốt nhứt và được phép tiếp cận các thông
tin
mật," ông nói. "Hơn ai hết ở Saigon lúc bấy giờ, Ẩn rất nhạy bén biết
rõ mọi chuyện. Nếu ông muốn biết việc gì đang xảy ra thì Ẩn là người
ông tìm
đến. Sau chiến tranh, chúng tôi phong tướng cho Ẩn và danh hiệu Anh
Hùng Quân Đội
Nhân Dân. Không cần phải nói thêm những chi tiết gì nữa, chỉ điều ấy
thôi cũng
đủ nói lên tầm quan trọng của những gì Ẩn đã làm cho quê hương của anh."
Tôi giật chuông
ngoài cổng để gặp Ẩn lần chót. Đêm qua, một
trận bão thổi qua từ phương đông đem theo một cơn mưa lớn cách khoảng
suốt buổi
sáng. Với trận mưa như vậy, phòng của Ẩn đượm mùi của các con chó ẩm
ướt và
phân chim, và hai khuỷu chân của tôi đầy những chấm đỏ và bắt đầu sưng
lên vì
bị bọï chét đốt. Khoảng gần trưa, không khí trở nên ngột ngạt vì mùi
chiên xào
rau cải và tiêu ớt tỏa bay đi ra ngoài trong khi Ẩn tiếp tục tiếp
chuyện bỏ cả
bữa cơm trưa và kéo luôn đến buổi chiều. May quá, vì đã có kinh nghiệm
từ những
lần gặp trước nên sáng nay tôi ăn sáng thật nhiều trước khi đến gặp Ẩn.
Những mảng nước lớn
đọng lại trong vườn bốc lên làn sương
mỏng. Tôi lo ngại cho những quyển sách của Ẩn đã ngả màu vàng và chắc
đang bị ố
vì mốc meo và từ từ sẽ không còn đọc được nữa. Thỉnh thoảng Ẩn ngừng
nói, đứng
dậy đi lấy một quyển sách trong chồng sách đó. Anh tìm một đoạn trong
sách hoặc
dí vào tay tôi một bản văn để xác định điểm phân tích của anh. Nhiều
sách của
Ẩn được tác giả ký tặng hoặc do người mang đến biếu tặng anh ký. Anh có
hai bản
của quyển sách "A Bright Shining Lie" (tạm dịch: "Một Lời Dối
Sáng Bóng") của Neil Sheehan, một bản có lời viết tặng của chính tác
giả,
bản kia do Morley Safer, phóng viên truyền hình CBS, viết tặng.
Giữa buổi chiều khi
cơn mưa ráo tạnh, Ẩn sột soạt bước qua
nhà bếp và ra ngoài sau nhà, mở ngăn kéo bàn viết lấy ra cho tôi xem
vài bức
ảnh cũ. Anh vội vàng ném sang một bên vài bức hình mới hơn, chụp anh
trong bộ
quân phục có gán cấp bậc tướng của anh đứng cạnh những ủy viên Bộ Chính
Trị.
"Họ mong muốn thấy hình dung của tôi," Ẩn nói. "Họ sống trong
rừng trong thời gian chiến tranh và không bao giờ biết mặt tôi."
Tôi lấy ra từ trong
ngăn kéo một chiếc huy chương còn dính
dải băng đỏ. "Vật gì đây?" Tôi hỏi. "Đấy là những vật họ ban cho
tôi," anh nói. "Tôi không hiểu chúng nói lên điều gì".
"Tôi
thi hành công tác không ai biết đến. Tôi chết cũng
không ai biết đến," anh vừa nói vừa đóng ngăn kéo lại.
Đi trở lại vào nhà,
chúng tôi dừng lại trước những kệ chứa
sách của Ẩn. "Tôi sẽ nhớ những quyển sách kia khi tôi không còn có mặt
nơi
đây," anh nói. "Tôi là người duy nhứt trân quí giữ gìn những tài liệu
cũ này mà thôi."
Tôi nhận xét với Ẩn
rằng những sách sưu tập của anh viết
bằng Pháp và Anh văn nhưng rất ít sách tiếng Việt. "Ở đây người ta
không có
tự do viết lách," anh nói. "Đấy cũng là một trong những lý do tôi
không viết tiểu sử của tôi. Tôi sẽ bị phiền phức nếu tôi nói về đời
sống tôi
hoặc nói những gì tôi biết."
Đôi khi tôi có cảm
tưởng rằng những quyển sách mà Ẩn ấn vào
tay tôi cầm là những cuốn chứa đầy tín hiệu mật mã, những phương thức
nói về
những kinh nghiệm mà hiện giờ còn rất nguy hiểm khi trực tiếp đối đầu
với
chúng. Trong mỗi buổi gặp gỡ như thế này, dường như Ẩn đã chọn một bản
văn hay
một đoạn văn nào đó để quyện cuộc trò chuyện của chúng tôi vào đó. Một
hôm là
quyển sách của Dickens trong đó có câu : "Có những lúc tuyệt vời, có
những
lúc tệ hại tột cùng." Hôm khác là bài học trong những bài "Ngụ
Ngôn" của La Fontaine. Ẩn thích thú với những câu chuyện trong sách này
nói về những con thú hành động như người và người hành động như thú.
Trong buổi gặp gỡ sau
cùng, Ẩn đưa cho tôi quyển sách của
Gerard Tongas, một nhà giáo dục người Pháp từng đến Hà Nội giúp đỡ Cộng
Sản Bắc
Việt thiết lập một trường trung học sau khi Pháp bị đánh bại năm 1954.
Theo lời
Ẩn, Tongas, cũng giống như Edward Lansdale, là chủ nhân một con chó
tinh khôn
và con chó này có lần đã cứu Tongas khỏi chết vì thuốc độc do người
khác ám
hại.
Tôi nhìn thấy những
dòng chữ in trên trang giấy trắng ở đầu
cuốn sách của Tongas do giám đốc Quỹ Á Châu, tổ chức đã tài trợ những
chuyến du
hành của Ẩn tại Hoa Kỳ, tặng cho Ẩn. Lời tựa sau đây dường như tự nó
nói lên
rất nhiều ý nghĩa: "J'ai vécu dans l'Enfer Communiste au North Viet Nam
et
j'ai choisi la Liberté" (Tôi Đã Sống Trong Địa Ngục Cộng Sản ở miền
Bắc
Việt Nam Và Tôi Đã Chọn Tự Do).
"Đây là một cuốn sách
rất quan trọng, một cuốn sách
trung thực," Ẩn nói.Anh nên đọc nó trước khi anh viết điều gì.
Wikipedia tiếng
Việt" đưa lên net, địa chỉ.