Giới Thiệu
|
Nhạc sĩ Phạm Duy: Lá có rụng về cội?
7:21,
29/03/2005
Nhạc sĩ Phạm Duy.
Một nhạc
sĩ có tài nhưng đầy mâu thuẫn bởi hay nói trước
quên sau, một con người đã nhiều lần rời bỏ những gì từng quý từng yêu
để đến
những bờ bến lạ với hy vọng ngày mai sẽ vui thú hơn ngày hôm qua. Đó
chính là
nét tính cách của nhạc sĩ Phạm Duy.
Tâm sự với bè bạn, trả lời phỏng vấn của một số nhà báo,
nhạc sĩ Phạm Duy thường nói một trong những lý do để ông quyết định sớm
xin trở
về là từ những câu thơ ám ảnh đến nao lòng của một nhà thơ con một
người bạn
ông : “Về thôi…/ Làm gì có trăm năm mà đợi/ Làm gì có kiếp xưa mà chờ/
Đất mẹ -
Đất Nàng/ Con sáo sang sông tha ngọn rơm vàng/ lót ổ…”.
Không biết có phải để
chuẩn bị cho việc xin về sống ở quê
hay không, mà hình như khoảng năm 2002 thì phải, Phạm Duy đã tự vấn
trên một tờ
báo Văn của bà con Việt kiều ở Mỹ: “Nhiều khi tôi tự hỏi trên 25 năm
nay được
cái may - lúc đầu mệt mỏi mưu sinh, về sau an cư lạc nghiệp - tới sinh
sống tại
một nước giàu sang nhất thế giới là Hoa Kỳ, tại sao không sống bình
thản với
cái mất, cái còn, cái thua, cái được trong cuộc đời rất nhiều tiện nghi
này? Mà
cứ không chịu quên mình là người Việt Nam…
Khắc khoải cuối cùng cũng đã ra đi với sự tôi trở về căn nhà thời thơ
ấu ở phố
Hàng Dầu, Hà Nội để hoàn tất chu kỳ một đời lang thang. Còn mong gì hơn
nữa?
Còn làm gì hơn nữa? …”.
Tự vấn như thế, phải
chăng cũng là một cách Phạm Duy trách
mình, hay nói “văn chương” hơn là “sám hối”.
Phạm Duy tâm sự với
một nhóm nhà báo trong nước: “Tôi đi bao
nhiêu năm tâm hồn tôi vẫn ở Việt Nam.
Và trong suốt bao nhiêu năm đó không hề có bài hát nào về nước Mỹ, toàn
là
những bài hát về Việt Nam, cho Việt Nam dù vui, dù buồn, dù hay hoặc
không hay.
Tôi không có Việt Nam
thì làm sao tôi sống được?”. Trải bao biến thiên dông bão của thời
cuộc, hình
như lúc nào cũng thế, người nhạc sĩ này
đã luôn tỉnh táo và khéo léo “thoát” qua những thời điểm nhạy cảm nhất
để phải
chăng là trung thành tuyệt đối với “lý tưởng” mà ông từng thừa nhận:
“Tôi chỉ
là một anh chàng chạy theo cái bóng của mình. Gần như suốt đời”.
Có lẽ Phạm Duy đã nói
đúng một phần khi tự nói về mình. Ông
mải chạy theo ông đến mức nhiều người Hà Nội từng mê ông, mê những khúc
nhạc
tràn trề tình yêu quê hương của Cô hái mơ (phổ thơ Nguyễn Bính 1942),
Tiếng thu
(phổ thơ Lưu Trọng Lư 1945), Tiếng sáo Thiên thai (phổ thơ Thế Lữ
1952), Bà mẹ
Gio Linh (1948)… bỗng có lúc đã quên mất
có một nhạc sĩ Phạm Duy đang sống ở “trời Tây” kia.
May mà còn một số ít
người Hà Nội tầm tuổi trên dưới 60 vẫn
còn nhớ tới một Phạm Duy và người vợ Thái Hằng xinh đẹp dịp đầu xuân
1953 trong
chuyến Đoàn Gió Nam mà hạt nhân là Ban hợp ca Thăng Long từ Sài Gòn trở
lại
miền Bắc biểu diễn ngay tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Lần đó vợ chồng Phạm
Duy đi
cùng với vợ chồng người nhạc sĩ - ca sĩ Phạm Đình Chương (em vợ Phạm Duy) - Khánh Ngọc và nữ ca sĩ tài danh
Thái Thanh…
Người Hà thành có
truyền thống yêu nước và thanh lịch, chẳng
phải họ yêu tiếng hát của Ban hợp ca Thăng Long chỉ vì sự quyến rũ của
các ca
sĩ tài tử, thanh tú mà có lẽ trước hết giữa một Hà thành đang bị thực
dân Pháp
chiếm giữ người ta vẫn còn được nghe vẳng lên thánh thót hiếm hoi những
ca từ
lấp lánh tình yêu nước, yêu quê hương xen lẫn tình kháng chiến… cho dù
lúc đó
Phạm Duy trở lại miền Bắc không hẳn đã vì tinh thần kháng chiến mà ông
đã sớm
từ bỏ. Nhưng công bằng mà nói khi các ca sĩ Phạm Duy, Thái Hằng, Thái
Thanh,
Khánh Ngọc hát Tiếng hát Sông Lô và Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy tại Nhà
hát Lớn
Hà Nội trước sự thính tai của mật thám, quân đội Pháp thì chắc chắn họ
chẳng
dại gì thiệt thân để hát đúng lời nguyên bản như Phạm Duy từng sáng tác.
Một nhà nghiên cứu về
Hà Nội từng có giây phút được chứng
kiến thời đó đã kể với chúng tôi rằng, khi Ban Hợp xướng ấy hát Trường ca Sông Lô “Ai nhớ Sông Lô, giặc
lên ăn cướp dân ta. Tôi nhớ sông Lô ngày qua chôn xác quân thù. Ba
nghìn quân
Pháp vùi thây…”, thì được hát “trệch” đi “ba nghìn quân cướp vùi
thây…”. Hay
khi hát Bà mẹ Gio Linh “Nhà thì Pháp đốt còn đây, khuyên nhau báo thù
phen này.
Mẹ mừng con giết nhiều Tây. Ra công xới vun cày cấy…”, thì Ban Hợp ca
Thăng
Long hát thành “Mẹ mừng con đánh giặc hay”, còn không nói rõ là đánh
giặc nào.
Vâng, giữa ngày chiến tranh giặc giã,
đánh đuổi thực dân
giải phóng đất nước, dẫu thật bụng hay không, dẫu “xu thời” ích kỉ thế
nào
nhưng ai góp cho kháng chiến một chữ, một câu, người dân Hà thành nào
dám quên.
Và cũng chỉ cần những câu “trệch” đi như thế, chỉ cần những hành vi ứng
xử của
Ban Hợp ca Thăng Long như thế, người ta còn nhớ đến một Phạm Duy.
Không phải ngẫu nhiên
mà sau này có một nhà báo Việt Kiều ở
Mỹ đã đánh giá về Phạm Duy thời gian ngắn ngủi ông đi theo kháng chiến
thế này:
“Đi kháng chiến, ông được bắt rễ trở lại với dân dã, gần gũi quần
chúng. Tác
phẩm của ông dần dà được định hình trong khuynh hướng rất nhất quán
suốt thời
gian sáng tác sung sức nhất của ông trong thời gian ở vùng kháng chiến”.
Nhưng rồi, người nhạc
sĩ ấy đã từ bỏ ân huệ, từ bỏ những
tình cảm hiếm hoi quý giá ấy mà đi xa hơn 50 năm có lẻ (lâu đến mức mãi
tới khi
về quê lần đầu vào năm 2000, người con trai của văn sĩ Phạm Duy Tốn -
tác giả
của thiên truyện xuất sắc Sống chết mặc bay mới được biết mình là
Trưởng tộc,
cao tuổi nhất họ Phạm, gốc gác ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, Phú
Xuyên, Hà
Tây).
Vậy là còn một chút
tình ngắn ngủi góp cho những ngày kháng
chiến chống Pháp trong những lời ca, Phạm Duy cũng từ bỏ nốt để chạy
theo tiếng
vọng của riêng mình, “an cư lạc nghiệp” trong khuôn viên cái bóng của
mình.
Chẳng phải vì Phạm Duy bỏ đi lâu mà người ta quên, công bằng mà nói
nhiều người
đã quên dần đi những Xuất quân, Ngày trở về, Cây đàn bỏ quên (1945),
Khối tình
Trương Chi (1945), Tình kỹ nữ (1946); quên dần ngay cả Tình quê (phổ
thơ Hoàng
Mạc Từ), Ngậm ngùi (phổ thơ Huy Cận 1961), Mộ khúc (phổ thơ Xuân Diệu
1962)…
phải chăng là quy luật khắc nghiệt của thời gian và không gian; đồng
thời cũng
là sự đánh giá khá công bằng thuộc quy luật tình cảm của người Việt Nam
thường
dị ứng với tư tưởng “xu ngoại”.
Ngay cả hàng loạt
sáng tác sau này mà Phạm Duy tự chia thành
đủ các loại ca… thì cũng thật hiếm thấy ca khúc của ông được công chúng
trong
nước tiếp nhận. Chẳng phải vì nhạc ấy ông viết ở nước ngoài “phảng phất
hợp
chất lồng kính” không tươi mởn cùng đời sống tình cảm thực nên khó song
cùng
với sự thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Cái chính là trong đời,
để thỏa
mãn mình, Phạm Duy đã đi quá đà, có lúc dù vô tình hay hữu ý trở thành
“con mồi”
bị kẻ xấu lợi dụng chống lại cái thiện, có lúc lại lầm lạc sang cả
những ca
khúc mà lời lẽ ẩn chứa nội dung phản động, không thể chấp nhận với cuộc
kháng
chiến thần thánh của dân tộc và con người Việt Nam.
Thế nhưng, sau đó gần
đây có lần, Phạm Duy khẳng định với
báo chí người Việt ở hải ngoại như là sự vớt vát: “Tôi nhận xét hiện
nay các
nhạc sĩ (hải ngoại - Tác giả), dù trong làng cổ nhạc hay tân nhạc, sống
lẻ loi
cô quạnh quá. Thức ăn bồi dưỡng cho nhạc Việt là sự sống vô cùng phong
phú ở
thôn quê. Cổ nhạc, nhạc cải cách, nhạc cải tiến, dân ca phát triển,
nhạc Việt Nam
thuần túy theo lề lối cổ điển phương Tây mà muốn tốt đẹp phải bắt nguồn
vào đời
sống nhân dân…”.
Ông nói thì có vẻ bài
bản như thế, nhưng làm thì chẳng dễ
chút nào, vì thế mà đã thừa nhận một cách tỉnh táo, thẳng thắn với một
nhóm nhà
báo trong nước nhân tết Ất Dậu này: “Cái chỗ đứng của nhạc sĩ Phạm Duy
trong
lòng công chúng còn quá chông chênh”. Quả là rất đúng khi có một nhà
phê bình
Việt kiều đã dí dỏm và đầy ẩn ý nhận xét về đôi mắt Phạm Duy: Một con
mắt đắm
đuối lãng mạn, và con mắt kia ráo hoảnh, tỉnh táo. Chẳng biết có phải
tỉnh táo
chiêm nghiệm từ trầm luân, lầm lạc của đời mình hay không mà giờ đây
ông quyết
định xin Nhà nước để con trai Duy Quang được về hát trên các sân khấu
Việt Nam?
Hồng Thái
[Trích báo Công An trên lưới]
|